en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Hành vi

04/07/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 0-1 tuổi học khả năng hành vi
Hành vi
 

MỤC LỤC

 

B-1Tự huỷ hoại (Cắn mu bàn tay)


B-2Tự huỷ hoại (Tự đập đầu)


B-3Hung bạo (Khạc nhổ về phía người khác)


B-4Hung bạo (Tát người lớn)


B-5. Hành vi phá huỷ (Ném đồ chơi)


B-6. Hành vi phá huỷ (La, khóc, hét từ chối những nhu cầu đơn giản)


B-7. Hành vi phá huỷ (Bất thình lình ra khỏi bàn ăn trong giờ ăn)


B-8. Lặp lại (Gặm cắn những đồ vật không ăn được)


B-9. Lặp lại (Câu hỏi kiên trì theo loại "mấy giờ rồi?", không để ý đến câu đáp và tình huống)


B-10. Thiểu năng (Thời gian chú ý ngắn, tự chủ xung năng kém)


B-11. Thiểu năng (Thiếu sự khởi xướng để thay đổi bài tập trong thời gian chương trình làm việc ở trường được soạn thảo)


B-12. Thiểu năng (Thiếu thích thú hoặc vui thích về việc tiếp xúc cơ thể)


B-13. Thiểu năng (Lạy vật dụng một cách kích động trước khi nghe lệnh hoặc chuẩn bị giải pháp)


B-14. Tự huỷ hoại (Tự đập đầu lên bàn)


B-15. Tự huỷ hoại (Tự tát)


B-16. Hung bạo (Cắn)


B-17. Hung bạo (Kéo tóc)


B-18. Hành vi phá huỷ (Tính khờ khạo)


B-19. Hành vi phá huỷ (Chọc ghẹo khiêu khích)


B-20. Hành vi phá huỷ (Khóc giả vờ và bối rối để bộc lộ nhu cầu)


B-21. Hành vi phá huỷ (Trẻ rời bàn đột ngột và thường xuyên)


B-22. Hành vi phá huỷ (Tiếng động thường xuyên hoặc tiếng kêu chói tai để tự kích thích)


B-23. Lặp lại (Tiếng động vang lặp lại)


B-24. Lặp lại (Dính với một đồ vật. Trẻ hét khi sợi dây chuyền được yêu thích bị lấy đi)


B-25. Lặp lại (Dính với một đồ vật. Trẻ lúc nào cũng mang theo một chiếc xe tải nhỏ màu đỏ)


B-26. Lặp lại (Bám chặt cách ấu trĩ - trẻ bám chặt lâu nơi cổ của mẹ trẻ, rút chân lên khi ta để trẻ xuống đất và từ chối đi)


B-27. Thiểu năng (Không khả năng nhìn người trong khi nói chuyện với họ)


B-28. Thiểu năng (Nắm bắt dụng cụ một cách theo bản năng)


B-29. Thiểu năng (Thiếu sáng kiến, trẻ mong đợi những khiêu khích một cách thụ động)

 

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (3-4  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (4-5  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (5-6  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (0-1  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (1-2  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (2-3  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (3-4  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (4-5  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (5-6  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (0-1  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (1-2  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Xã hội hoá (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Xã hội hoá (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Xã hội hoá (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Xã hội hoá (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Xã hội hoá (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Xã hội hoá (5-6 tuổi)

Năm loại tổng quát về vấn đề hành vi mà chúng ta thường gặp nơi trẻ tự kỷ hay nơi trẻ bị tác động bởi một rối loạn về sự phát triển tương tự là:

1/ tự hủy hoại, như tự cắn bàn tay hoặc tự đập đầu:

2/ hung bạo, như đánh hoặc khạc nhổ;

3/ hành vi phá hủy, như ném đồ vật, la hét hoặc rời khỏi bàn;

4/ sự lặp lại, bao gồm nhai hoài đồ vật hoặc lặp lại câu hỏi không ngừng; 

5/ hành vi thiểu năng như xung năng, việc tránh mọi tiếp xúc cơ thể, ít chú ý và không chấp nhận thay đổi thói quen. Lĩnh vực này cho những ví dụ về phương pháp hành vi có ích trong những trường hợp được xác định về vấn đề hành vi.

Hai loại phương pháp xử lý hành vi được giới thiệu trong khuôn khổ dạy học là:

1/ phương pháp bao gồm vấn đề hành vi nổi cộm trong khung chương trình giảng dạy;

2/ các trường hợp “bẻ gãy” tất cả các hoạt động giảng dạy và xung khắc với sự đạt được hành vi mới.

Trong trường hợp thứ nhất, phương pháp tối ưu để xử lý là phương pháp hội nhập trong cơ cấu giảng dạy. Những mục tiêu chính yếu của chương trình giáo dục có thể được duy trì, xử lý hành vi trở thành yếu tố thứ yếu của chương trình. Đối với những loại phá hủy nhất của vấn đề hành vi làm ngăn trở sự theo dõi việc giảng dạy, ta phải làm chủ hành vi này trước khi trẻ có thể tiếp tục góp phần vào các hoạt động giảng dạy. Trong những trường hợp như thế, việc giảng dạy phải phụ thuộc việc xử lý hành vi được xác định. Chỉ khi việc giảng dạy không thể được thực hiện thì sự thay đổi hành vi trở thành mục tiêu chính yếu của tất cả chương trình giáo dục.

Nhiều ví dụ sau đây đã được soạn thảo trong khung của chương trình giảng dạy cho trẻ được xác định, các ví dụ đó bao gồm những dữ kiện của khung tổng quát và phân tích. Những dữ kiện tiểu sử thích đáng được tóm tắt trong “khung tổng quát” nhưng điều đó không có nghĩa là phương pháp được xác định này có thể được áp dụng cho trẻ có những đặc điểm đó. Thông tin này chỉ có mục đích nêu ra cách chúng ta xử lý vấn đề hành vi trong khung giảng dạy. Những yếu tố cơ bản khác của chương trình hành vi là:

1/ ưu tiên mà phụ huynh và người dạy của trẻ gán cho vấn đề hành vi;

2/ bản chất của khung giáo dục nổi cộm lên trong đó;

3/ phương pháp được sử dụng không kết quả để tác động lên hành vi. Những điều cơ bản về sự chọn lựa những mục tiêu và chiến lược can thiệp này được giải thích dưới tựa đề “phân tích”.

Những điều giải thích này được kèm theo một loạt ví dụ can thiệp ngắn trong hành vi với mục đích cung cấp cho độc giả một mẫu phương pháp rộng lớn hơn về hành vi. Những giải thích và ví dụ này rất hiệu nghiệm nếu chúng được cá nhân hóa một cách tỉ mỉ cho một trẻ được xác định.

B-1. TỰ HUỶ HOẠI

Vấn đề:

► Cắn mu bàn tay của chính mình.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé trai 8 tuổi, hành động tổng quát ở mức độ 4-5 tuổi, giao tiếp biểu cảm không vượt qua mức 2 tuổi, bàn tay trẻ phô bày những vết sẹo do thói quen cắn từ lâu mỗi khi người ta yêu cầu trẻ làm bài tập hoặc làm thêm một bài tập tiếp theo. Biện pháp phạt, la, rầy và đánh đòn không có tác dụng.

Phân tích:

► Hành vi cắn là cách trẻ bộc lộ rối lọan của trẻ. Điều đó thường cho phép trẻ đạt được những gì trẻ muốn hoặc chấm dứt yêu cầu công việc. Phản ứng về sự đau đớn của trẻ không đủ mạnh để báo trước sự tổn thương thể xác ở bàn tay trẻ. Trẻ cần một cách khác để bộc lộ rối loạn của trẻ, và bạn phải chấp nhận sự giao tiếp của trẻ và thương lượng (ví dụ trợ giúp nhiều hơn, rút ngắn bài tập, cho một sản phẩm thay thế những gì trẻ muốn mà không thể có).

Mục tiêu:

► Dạy trẻ hành vi xen kẽ để biểu lộ sự không hài lòng của trẻ nhưng ngăn cản trẻ cắn bàn tay trẻ.

Can thiệp:

Trong khi dạy những bài tập, bạn quan sát trẻ kỹ để có thể can thiệp đúng vào trước hoặc đang lúc trẻ bắt đầu tự cắn.

Bạn đưa tay nhanh, cản miệng trẻ và hướng đôi bàn tay trẻ về phía dưới bàn và nói “hai bàn tay ở dưới”. Bây giờ bảo trẻ bắt chước bạn: bạn lắc đầu và nói “không làm việc” hoặc “không muốn kẹo”, tùy nguyên nhân rối lọan của trẻ.

 Khi trẻ sao chép giao tiếp này bạn thỏa thuận và nói “Được rồi, cô sẽ giúp con làm xong” hoặc “Được rồi, còn một bài t ập nữa, sau đó là kẹo”.

B-2. TỰ HUỶ HOẠI

Vấn đề:

► Tự đập đầu.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé gái 4 tuổi tích cực và phối hợp tốt. Trẻ hoạt động tổng quát ở mức độ 2 tuổi rưỡi nhưng từ vựng biểu cảm dưới 5 từ. Trẻ có ý thức về người khác và có khả năng nói trước phản ứng của người khác về hành vi của trẻ.

► Tính khí của trẻ thay đổi thất thường. Từ một năm nay, trẻ thường đập đầu mỗi khi trẻ bị trái ý trẻ do tính khí hoặc khi cắt đứt một trò chơi mà trẻ đã chọn. Hành vi này gây đau khổ cho cha mẹ trẻ nhưng không gây tổn thương thể chất bề ngòai cho trẻ. Hình phạt cũng như tình cảm không giúp trẻ giảm bớt hành vi này.

Phân tích:

► Đối với trẻ việc đập đầu có nghĩa là gây sự chú ý tức thời của người khác. Trẻ không bận tâm để biết sự chú ý này gây phẫn nộ và để trừng phạt hoặc tạo lo âu và tình cảm. Trẻ hâu như chỉ biết là khi trẻ tự đập đầu, bạn thay đổi đòi hỏi của bạn và cho phép trẻ làm những gì trẻ muốn.

Mục tiêu:

► Giảm sự đập đầu bằng cách thay đổi phản ứng của bạn trước hành vi này, nghĩa là bạn không chú ý hoặc không thay đổi đòi hỏi của bạn.

Can thiệp:

Trong khi làm bài tập ở bàn (ghép hình, que, bút chì bột màu) bạn đặt bàn và ghế sao cho trẻ không thể đập đầu vào tường phía sau trẻ.

Khi trẻ bắt đầu đập đầu vào bàn, bạn kéo vật dụng về phía bạn và quay lưng lại cho trẻ. Bạn đếm khỏang đến 10 (khoảng 10 giây) và rồi bạn quay lại và trả cho trẻ vật dụng. Bạn giúp trẻ một chút lúc đầu, khen trẻ khi trẻ bắt đầu làm việc.

Bạn lặp lại phản ứng này mỗi khi trẻ đập đầu và không ngừng bài tập cho đến khi bài tập được làm xong (bạn có thể thu ngắn bài tập... Nếu ngày đó trẻ không khỏe nhưng bạn để ý những gì trẻ làm ở phần cuối để trẻ hiểu là trẻ không bỏ bài tập được).

Bạn tiếp tục làm điều đó trong 2 tuần, ghi trên bảng mỗi lần trẻ đập đầu (xem hình 10.1). Điều quan trọng là cho trẻ thấy bạn chú ý nhiều hơn và khen trẻ khi trẻ không đập đầu.

 
Screenshot 2023 05 26 at 08 56 47
Bảng đập đầu.

B-3. HUNG BẠO

Vấn đề:

► Khạc nhổ về phía người khác.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé trai 13 tuổi, tuổi trí tuệ khoảng 3 tuổi. Ít lâu nay trẻ khạc nhổ vào mặt em trai của trẻ, thỉnh thoảng vào các trẻ khác, đôi khi vào người lớn mà trẻ không biết nhưng không khạc nhổ vào cha mẹ trẻ. Những việc đã làm để chấm dứt hành vi này (nói “không”, đét đít trẻ, đuổi trẻ vào phòng hoặc cho phép anh trẻ đánh lại) không có kết quả. Trẻ không khả năng hiểu những lời giải thích miệng về giới hạn hoặc hậu quả. Việc khạc nhổ thường không được làm sau khi khiêu khích.

Phân tích:

► Chúng tôi không biết tại sao trẻ khạc nhổ trên em của trẻ hoặc trên người khác, nhưng việc trẻ không làm trên người lớn mà trẻ biết chứng tỏ trẻ có khả năng tự chủ hành vi này khi trẻ thấy cần thiết. Những hình phạt mà bạn đưa ra cho trẻ không quá nặng nề và không liên kết ngay với hành động khạc nhổ. Như vậy trẻ không thể thiết lập mối liên kết giữa việc khạc nhổ và phản ứng của bạn.

Mục tiêu:

► Chấm dứt việc khạc nhổ.

Can thiệp:

Yêu cầu em trẻ gặp trẻ với bạn để làm một bài tập mà trẻ thấy dễ: tô màu bên trong hình tròn hoặc để hình trên thẻ lô tô.

Bạn tổ chức bài tập này sao cho mỗi người lần lượt chơi.

Bạn đặt em trẻ ngồi gần trẻ để trẻ có dịp khạc nhổ.

Mỗi lần trẻ khạc nhổ, bạn để vào miệng trẻ một lúc đầu găng tắm được nhúng giấm, rồi trở lại trò chơi.

Bạn ghi trên bảng (xem hình 10.2) mỗi lần điều đó xảy ra và tiếp tục ghi ít nhất một tuần.

Khi hành vi này được tự chủ trong trò chơi của bạn, bạn làm theo tiến trình này vào những lúc khác trong ngày, mỗi khi trẻ khạc nhổ trên một người nào đó. (Chú ý đừng để giấm chạm vào những phần khác ngoài miệng)
K = khạc; Gi = giấm

 
Screenshot 2023 05 26 at 08 56 47
Bảng khạc nhổ

B-4. HUNG BẠO

► Tát người lớn

Bối cảnh tổng quát:

► Bé trai 4 tuổi, tuổi chức năng khoảng 18 tháng, không có hệ thống giao tiếp bằng lời cũng như bằng cử chỉ. Trẻ bắt đầu tát người ta, hành vi này xảy ra khi ta bắt trẻ chú ý hoặc làm việc trong chăm sóc trẻ thông thường và trong những buổi dạy.

Phân tích:

► Hành vi tát của trẻ là phương tiện giao tiếp ác cảm của trẻ trước một tình huống, phản ứng của trẻ về sự không thành công hoặc sự xáo trộn. Giao tiếp là mục đích chính của chúng tôi đối với trẻ, không phải là loại bỏ biểu lộ tình cảm của trẻ mà là dạy trẻ cách chuyển tải thông tin một cách phù hợp. Nếu trẻ đạt được việc biểu lộ ước muốn của trẻ thì nhu cầu tát sẽ biến mất.

Mục tiêu:

► Dạy trẻ dùng cử chỉ hoặc dấu hiệu để chỉ trẻ mệt vì làm việc hoặc lúng túng hoặc không muốn quấy rầy.

Can thiệp:

Mỗi lần trẻ muốn tát bạn trong buổi làm việc, bạn giữ bàn tay trẻ lại, nói một cách bình tĩnh và cứng rắn “không đánh” và dạy trẻ một dấu hiệu xen kẻ để “chấm dứt” (bảo trẻ vuốt đầu ngón tay của hai bàn tay dưới ngực trẻ)

 Củng cố dấu hiệu này bằng cách khen trẻ, sau đó để trẻ chơi một lúc trên bàn với bất cứ đồ vật nào.

Rồi bạn trở lại buổi làm việc nhưng chọn một bài tập mà bạn biết là trẻ có khả năng.

► Thường xuyên giúp trẻ và khen trẻ trong lúc làm việc.

► Dạy trẻ làm dấu hiệu “chấm dứt” ngay lúc bạn thấy trẻ chuẩn bị tát.

Bạn luôn đồng ý để trẻ ngưng làm việc một lúc trong thời gian trẻ làm dấu hiệu đó để trẻ biết là bạn hiểu trẻ.

Khi điều đó đã đạt được trong những buổi làm việc, bạn có thể dùng phương pháp đó trong ngày khi chăm sóc trẻ thông thường.

B-5. HÀNH VI PHÁ HUỶ

Vấn đề:

► Ném đồ chơi.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé trai 4 tuổi không nói và ở mức độ chậm vừa phải. Những buổi làm việc ở nhà và trong chương trình tiền học đường đã trở thành càng lúc càng khó vì trẻ ném tất cả đồ dùng trên bàn. Hành vi này cũng phá hủy môi trường gia đình vì trẻ ném những vật dụng khác trong nhà. Hành vi này xảy ra nhất là khi ta yêu cầu trẻ làm một việc mà trẻ không thích hoặc khi trẻ không nhận được đồ mà trẻ thích. Trong quá khứ nhiều sự can thiệp đã được thử nghiệm nhưng không thành công: la rầy bằng lời, không biết đến hành vi, bắt trẻ lượm hết đồ, thay đổi cơ cấu buổi làm việc. Trong khi làm bài tập vận động tổng quát ở trường, người dạy đã để ý thấy trẻ ghét sự bắt buộc thể chất.

Phân tích:

► Khi ném đồ vật, trẻ cảm thấy trẻ là chủ môi trường xung quanh của trẻ. Bạn không thể dạy trẻ kỹ năng mới và trẻ có khả năng làm gãy bài tập của bạn nếu điều đó làm cho trẻ thích. Hành vi này chứa đựng nguy hiểm cho trẻ và cho người khác vì trẻ không thể nhận biết những gì là mỏng manh, quí hóa hoặc nguy hiểm.Trẻ chỉ có thể học kiểm soát hành vi này khi trẻ biết được hậu quả không tốt. Đối với trẻ có thể là sự bắt buộc thể chất.

Mục tiêu:

► Bỏ việc ném đồ vật trong những buổi làm việc.

Can thiệp:

Trong 2 tuần kế tiếp, bạn cố gắng giảm hành vi ném của trẻ trong những buổi dạy. Phần còn lại trong ngày, bạn dùng những phương pháp sau đây:

1) bạn để những đồ vật có giá trị ngoài tầm tay của trẻ.

2) bạn giám sát trẻ và bận tâm về trẻ trước khi trẻ tìm vật gì để ném và

3) khi trẻ ném vật gì, bạn đừng quan tâm...

Trong những buổi làm việc bạn chọn những bài tập dễ. Khi trẻ ném một vật (khối, cọc, vòng, v,v...), bạn phản ứng liền bằng cách nói cứng rắn “không ném”.

Bạn cầm bàn tay trẻ và giữ chúng buông lỏng theo chiều dài của thân.

Bạn quay đầu và đếm âm thầm tới 30, sau đó thả bàn tay trẻ ra, đến với trẻ và cho trẻ đồ vật kế tiếp để đặt.

Bạn ghi sự cố này trên bảng của bạn (hình 10.3). Bạn đừng đứng lên lượm đồ vật bị ném.

Bạn hãy dự trữ khối, cọc, v,v... để làm xong bài tập mà không cần phải đứng lên

Lặp lại tiến trình này mỗi lần trẻ ném đồ vật.

Nếu trẻ không ném đồ vật, khen và thưởng trẻ nho khô, bằng cách nói “học giỏi”, bạn cười và vỗ tay khen trẻ.

 
Screenshot 2023 05 26 at 09 11 00
Bảng ném đồ vật

B-6. HÀNH VI PHÁ HUỶ

Vấn đề:

► La, khóc, hét từ chối để đáp ứng nhu cầu đơn giản.

Bối cảnh tổng quát:

► Một bé gái nhỏ 6 tuổi, hành động trong trạng thái tốt trung bình. Trẻ phản ứng hầu hết các tương tác bằng sự đáp ứng một cách mãnh liệt tiêu cực, trẻ la “Không... dừng lại... con không muốn” hoặc khóc. Hành vi này tiếp tục cho tới khi bố mẹ chiều trẻ. Trẻ từ chối rời nhà để đi mua sắm với mẹ, sau đó khóc để được dẫn đi, rồi từ chối lên xe hơi. Những yêu cầu đơn giản nhất về tự lập gợi ra cùng phản ứng đó. Cha mẹ trẻ đã thử sử dụng những khen thưởng khác nhau cho mỗi hành vi hợp tác: khen, bánh kẹo, hoạt động được yêu thích hoặc thời gian trống. Không gì giúp trẻ được cả. Cha mẹ buồn và nản lòng bởi phản ứng tiêu cực của trẻ trước sự cố gắng của họ để giúp trẻ và họ muốn đạt được một sự hợp tác không cần phạt.

Phân tích:

► Sự từ chối của trẻ dường như do sự khó khăn của một hoạt động được xác định chứ không do yêu cầu của sự thay đổi. Trẻ không có ý rõ ràng về những gì trẻ muốn ngoại trừ muốn giữ tự chủ trong tình huống. Sự hứa hẹn những niềm vui không đủ mạnh để thắng ác cảm lớn về sự thay đổi. Cha mẹ trẻ không muốn đón nhận một thái độ trừng phạt.

Mục tiêu:

► Giảm phản ứng la khóc.

Can thiệp:

Trong 2 tuần tới, bạn thiết lập bảng (hình 10.4) những cảnh la hét của trẻ để xem phương pháp sau đây có cần không:

1. Không biết đến tiếng la và tiếng khóc

2. Thường xuyên giúp đỡ qua việc kích thích con người hoặc việc thao tác nhẹ nhàng

3. Làm rõ bánh kẹo là phần thưởng đạt được ngay khi làm xong bài tập.

Bạn ngồi với trẻ hai lần trong ngày và cho trẻ một công việc đơn giản và không lời (lựa, kết hợp, tô màu ...)

Bạn đặt bánh kẹo gần và giải thích trẻ sẽ nhận được bánh kẹo khi làm xong.

Đừng để ý đến sự phản kháng của trẻ nhưng bạn bắt đầu ngay bài tập bằng cách chính bạn để miếng thứ nhất, rồi bạn giúp trẻ đặt miếng kế tiếp.

Đừng dùng lời kích thích trẻ nhưng bạn mỉm cười với trẻ khi trẻ làm việc.

Đừng để ý đến âm hoặc từ của trẻ, nhưng bạn giúp trẻ thường xuyên bằng cách hướng dẫn nhẹ nhàng bàn tay trẻ khi trẻ ngưng làm việc.

Khi công việc được kết thúc, bạn vuốt ve, cười với trẻ rồi cho trẻ bánh kẹo.

Bạn ghi phản ứng của trẻ vào bảng.
 

 
Screenshot 2023 05 26 at 09 17 57
Bảng ghi những lần la

B-7. HÀNH VI PHÁ HUỶ

Vấn đề:

► Bất thình lình ra khỏi bàn trong giờ ăn.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé trai 4 tuổi rưỡi, phối hợp tốt và rất tích cực. Trẻ hiểu những câu ngắn nhưng rất lo ra và tích cực nghe những lời giải thích. Những bữa ăn gia đình thường xuyên bị quấy rầy bởi hành vi của trẻ. Trẻ lấy thức ăn trong các dĩa khác, thường xuyên đứng dậy và chạy đi rồi trở lại để lấy thức ăn. Cha mẹ trẻ đã đét đít, rầy la trẻ, đã thảo luận và thử cột trẻ vào ghế. Phương pháp sau cùng này đã gây cho trẻ sự tức giận.

Phân tích:

► Trẻ chịu trách nhiệm về sự căng thẳng thường xuyên trong bữa ăn hoặc bởi sự thấy trước hành vi xấu hoặc bởi sự cắt đứt do trẻ gây ra. Trẻ là trung tâm cảnh cũng rất vui vì lợi ích tiêu cực cũng như lợi ích tích cực. Để bẻ gãy vòng này bạn chỉ phải chú ý đến trẻ khi trẻ hành động tốt và giữ thức ăn lại khi trẻ không muốn ngồi vào bàn và ăn trong dĩa của trẻ.

Mục tiêu:

► Dạy trẻ ngồi ở bàn trong giờ ăn.

Can thiệp:

Điều quan trọng nên nhớ là bạn phải thưởng hành vi tốt bằng cách bạn thích thú với hành vi đó và khen trẻ, trong khi đó bạn đừng để ý gì đến hành vi xấu.

Cho trẻ ngồi vào vị trí mà trẻ không thể với tới dĩa khác ngoài dĩa của trẻ. Khi trẻ đứng lên, bạn hoàn toàn đừng để ý, đừng nhắc nhở trẻ và cũng đừng nhìn trẻ. Khi trẻ trở lại và ngồi xuống, bạn nhìn trẻ, mỉm cười và nói “Giỏi, chúng ta cùng ngồi ăn”.

Nếu trẻ thử lấy thức ăn, không ngồi xuống, bạn không bàn luận. Bạn để dĩa trẻ xa ra, vào chính giữa bàn và chỉ trả dĩa cho trẻ khi trẻ ngồi xuống.

Khi gia đình ăn xong (khoảng sau 20 phút), bạn thu dọn thức ăn. Bạn không cho trẻ phần ăn nhanh sau bữa ăn ngoài trừ sữa hoặc nước trái cây. Trẻ phải chờ bữa ăn kế tiếp để ăn vì thế phương pháp này sẽ hiệu nghiệm.

Bạn ghi nhận số lần trẻ rời khỏi bàn. (hình 10.5)

 
Screenshot 2023 05 26 at 09 19 33
Bảng liên quan đến việc trẻ ra khỏi bàn trong bữa ăn.

B-8. LẶP LẠI

Vấn đề:

► Gặm cắn những đồ vật không ăn được.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé gái đờ đẫn 8 tuổi, hành động khờ khạo nhẹ nhưng có trí nhớ tốt về thói quen và có khả năng tự đọc cao hơn tuổi của trẻ. Dù việc đọc của trẻ như thế nhưng sự hiểu về ngôn ngữ rất chậm. Trong khi xem truyền hình, họat động yêu thích của trẻ là xé và nhai những mảnh giấy, nhựa, chỉ của trường kỷ, v.v... Ở ngoài vườn, trẻ cho vào miệng cọng cây, hoa hoặc lá. Những bữa ăn gia đình bị quấy rầy bởi thói quen của trẻ lấy đá trong ly để nhai. Trẻ hoàn toàn bị xáo trộn khi những thói quen của trẻ bị cắt đứt. Những thói quen kiên trì của trẻ rất khó để thay đổi. Ta thử rầy trẻ, đánh trẻ, nhốt trẻ trong phòng, khen trẻ khi trẻ không nhai mà không thành công. Trẻ hiểu luật và ngưng khi ta nói với trẻ, nhưng trẻ chóng quên khi trẻ ở trước truyền hình hoặc chơi bên ngoài.

Phân tích:

► Trẻ có thể đừng nhai đồ vật khi ta gợi ý với trẻ, nhưng không có sự khích động của mẹ, trẻ trở nên vô thức về những gì trẻ làm. Hành vi này chứa đựng nguy hiểm với lý do những quả mọng có chất độc và những chất phun hóa học trong vườn. Trẻ cần sự nhắc lại luật “không ở miệng” khi mẹ trẻ vắng. Khả năng đọc của trẻ có thể dùng cho sự nhắc lại bằng mắt.

Mục tiêu:

► Dạy trẻ đừng nhai đồ vật không có sự khích động của mẹ.

Can thiệp:

Chúng ta bắt đầu dạy trẻ đọc tờ bìa cứng có nội qui cho phép trẻ kiểm soát xung năng của trẻ. Khi trẻ hiểu bạn muốn trẻ đọc nội qui, hơn là nghe bạn đọc, bạn có thể dùng phương pháp này trong một loạt trường hợp khác nhau.

Giai đoạn 1: Trong những buổi làm việc, bạn bày trước mặt trẻ một ly nước đá và một cái thìa. Bạn để trước ly bìa cứng có ghi “Dùng thìa để gấp đá”. Khi trẻ quên và dùng bàn tay lấy đá, bạn không nói gì hết nhưng lấy ly ra nhanh chóng và ném hết đá. Bạn chỉ bìa cứng và bảo trẻ đọc trên bìa cứng. Bạn giải thích “Con đã quên nội qui; chúng ta sẽ làm lại sau”. Bạn cho trẻ cơ hội khác sau 5 đến 10 phút.

Giai đoạn 2: Trong những buổi làm việc, bạn để gần trẻ dụng cụ trẻ thích nhai. Bạn đặt bên cạnh bìa cứng có ghi “Không bỏ vào miệng con”. Bạn giải thích nếu trẻ nhớ lại nội qui trong 10 phút trẻ sẽ được kẹo cao su. Đừng nhắc lại bằng lời, nhưng hãy sẵn sàng lấy lại phần thưởng kẹo cao su nếu trẻ quên.

Giai đoạn 3: Ở dưới màn hình của máy truyền hình, bạn dán bìa cứng có ghi “Không bỏ vào miệng con”. Đừng khích động bằng lời. Bạn quan sát trẻ và mỗi lần trẻ quên và bỏ cái gì trong miệng, bạn đi nhẹ về máy truyền hình và tắt máy trong vài phút. Bạn chỉ bìa cứng và lắc đầu. Bạn đừng rầy la, và đừng nói gì hết để dỗ dành trẻ khi trẻ bị xáo trộn và nổi cáu.

B-9. LẶP LẠI

Vấn đề:

► Câu hỏi kiên trì theo loại “mấy giờ rồi?”, không để ý đến câu đáp hoặc tình huống.

Bối cảnh tổng quát:

► Một bé trai 10 tuổi béo phì và đờ dẫn thường có những hoạt động khờ khạo nhẹ. Trẻ quan tâm nhiều đến những ngày sinh nhật, số điện thoại, bảng số xe và giờ với trí nhớ tuyệt vời. Những câu hỏi về giờ của trẻ là những câu hỏi thường xuyên nhất và quấy rầy nhiều nhất trong số những câu hỏi kiên trì của trẻ. Trẻ sẽ hỏi giờ ngay cả khi trẻ ngồi trước đồng hồ và có thể đọc được giờ thoải mái. Những cố gắng đã qua để giảm bớt hành vi này bao gồm: trả lời câu hỏi, không để ý đến câu hỏi, quay lưng đi, cho ra khỏi phòng, bảo trẻ im.

Phân tích:

► Những phương pháp trước không hiệu quả, có thể do trẻ không đặt một câu hỏi thật sự. Trẻ đã biết câu trả lời. Trẻ nói ra bằng lời một suy nghĩ kiên trì và trả lời hoặc việc thiếu câu trả lời của người lớn cũng không quan trọng. Bảo trẻ im càng tăng thêm sự tự chủ của trẻ đã được phát triển. Sự tự chủ có thể được dạy cho trẻ bằng cách sử dụng nội qui cụ thể “con ngậm miệng lại”, bằng một sự nhắc nhở thị giác và bằng những phần thưởng cụ thể khi trẻ làm đúng nội qui.

Mục tiêu:

► Giảm câu hỏi kiên trì trong những buổi làm việc.

Can thiệp:

Bạn bắt đầu bằng cách dạy trẻ “giữ miệng ngậm lại” trong một số thời gian làm việc. Cho trẻ một công việc không lời không khó, như kết hợp hình khối với một con số.

Bạn đặt 6 thẻ trên bàn gần cái tách. Mỗi lần trẻ kết hợp một hình khối với môt con số, bạn khen trẻ và để một thẻ vào tách.

Khi trẻ đặt câu hỏi cũ của trẻ “mấy giờ rồi?”, bạn nói “con ngậm miệng lại”, lắc đầu và mím môi lại. Bạn lấy thẻ từ tách ra và tỏ vẻ không hài lòng.

Bạn ra hiệu cho trẻ tiếp tục làm việc và lại bỏ thẻ vào tách mỗi khi trẻ kết hợp một hình khối với một con số, bạn khen trẻ.

Mỗi khi trẻ đặt câu hỏi, bạn lấy thẻ ra. Nếu bạn nhìn đồng hồ và sẵn sàng đặt câu hỏi, bạn ra hiệu báo, chỉ vào thẻ và mím môi lại.

Bạn đừng rút thẻ lại khi trẻ kiểm soát được ý muốn đặt câu hỏi của trẻ.

Khi bài tập được chấm dứt và tất cả thẻ ở trong tách, bạn hỏi trẻ “Mấy giờ rồi?” và để trẻ trả lời. Mục đích của bạn là dạy trẻ có một thời gian mà trẻ có thể đặt câu hỏi và một thời gian mà trẻ không thể đặt câu hỏi.

B-10. THIỂU NĂNG

Vấn đề:

► Thời gian chú ý ngắn, tự chủ xung năng kém.

Bối cảnh tổng quát:

► Một bé trai 4 tuổi không nói, rất sung sức, hoạt động về khả năng không lời ở mức độ 2 tuổi. Xung động và lo ra, trẻ không muốn ngồi vào bữa ăn, lúc tắm, lúc ngồi bô hoặc lúc được mặc quần áo. Trẻ hiểu một số lệnh đơn giản kết hợp với cử chỉ khi trẻ chú ý. Điều đó xảy ra rất hiếm. Những việc đã làm để trẻ tự chủ là la rầy và đét đít trẻ. Cha mẹ trẻ đánh giá là trẻ không hiểu những gì trẻ làm sai và trẻ trở nên kích động và rối loạn hơn. Cha mẹ thích tính vui vẻ của trẻ và không muốn trẻ mắc phải điều đó và cũng không muốn dùng thuốc để kiểm tra mức độ họat động của trẻ.

Phân tích:

► Kéo dài thời gian chú ý của trẻ, thời gian trẻ làm bài tập trước khi bỏ đi là thái độ cần thiết cơ bản tạo điều kiện cho sự tiến bộ của trẻ về ngôn ngữ và tự lập cũng như sự chấp nhận chương trình tiền học đường của trẻ. Tốt hơn nên bắt đầu tăng sự chú ý và làm chủ xung năng của trẻ trong những buổi dạy ngắn và được cơ cấu tốt trong thời gian buổi dạy trẻ biết những gì trẻ phải làm, phải làm điều đó ở đâu và những gì sẽ xảy ra sau. Sự sắp xếp một đoạn làm việc – trò chơi sẽ dạy trẻ thấy được sự khác biệt giữa thời gian trống và thời gian làm chủ động tác.

Mục tiêu:

► Cho trẻ ngồi và chú ý trong thời gian từ 2 đến 15 giây.

Can thiệp:

Bạn sắp xếp không gian làm việc của bạn sao cho trẻ có thể thấy nơi nào trẻ sẽ làm việc và nơi nào trẻ sẽ chơi (hình 10.6).

Bạn bắt đầu bằng bài tập đơn giản mà bạn biết trẻ có khả năng làm được (xếp hình đơn giản với 4 miếng). Bạn để hình ghép lên bàn và lấy ra một miếng ghép hình để trẻ lắp vào chỗ đó.

Bạn bảo trẻ lại bàn, giúp trẻ ngồi và nói trẻ lấy miếng ghép vào hình. Bây giờ bạn khen trẻ và cho trẻ một trái nho khô. Sau đó bảo trẻ đến không gian trò chơi. Sau khoảng 30 giây, bạn nhắc trẻ làm lại bài tập.

Lần thứ hai, bạn lấy ra 2 miếng ghép hình. Bạn lại thưởng trẻ với lời khen và một trái nho khô và nói trẻ đi chơi.

Khi trẻ quen với thói quen này (khoảng 60 lần) bạn làm cho bài tập khó hơn bằng cách gỡ ra ngay lúc đầu 2 miếng. Bạn dạy trẻ ghép lại “tất cả” các miếng, rồi khen và thưởng trẻ và để trẻ chơi trong không gian trò chơi.

Với cách đó bạn có thể tăng dần số lượng công việc phải làm trước khi đứng lên. Bạn đừng chuyển qua công việc phải làm lâu hơn (3 hoặc 4 miếng) trước khi trẻ có khả năng làm xong công việc cần ít thời gian hơn mà không cần sự kích thích của bạn.

 
Screenshot 2023 05 26 at 09 41 27
Cơ cấu tăng thêm thời gian chú ý

B-11. THIỂU NĂNG

Vấn đề:

► Thiếu sự khởi xướng để thay đổi bài tập trong thời gian chương trình làm việc ở trường được soạn thảo.

Bối cảnh tổng quát:

► Cậu bé 14 tuổi, trí thông minh có thể đạt trung bình. Trong lớp trẻ đã học làm việc một cách độc lập với bài tập được cấu trúc nhưng trẻ không thể chuyển qua bài tập khác mà không được người dạy ra dấu hiệu đầu, tay hoặc nhắc bằng lời. Trẻ hiểu chương trình hằng ngày, và tất cả những học trò khác làm việc liên tục và khi làm xong bài tập chúng không cần được nhắc nhở để thay đổi bài tập. Không có sự kích thích của người dạy, trẻ ngồi, nhìn người dạy và không khởi xướng một hành động hoặc một sự tiếp xúc với người dạy.

Phân tích:

► Trẻ quá lệ thuộc vào sự kích thích của người dạy và việc thiếu sự khởi xướng được củng cố mỗi khi trẻ được nhắc nhở. Khả năng chuyển qua một bài tập khác cần thiết cho sự hòa nhập trong tương lai của trẻ vào một công việc đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật. Người dạy có thể thực hiện hệ thống thưởng bằng thẻ để trẻ được động viên khi khởi xướng công việc của trẻ mà không cần một sự chú ý cá nhân.

Mục tiêu:

► Để những việc đã làm xong qua một bên và lấy việc làm mới không chỉ đạo cũng như không có sự chú ý cá nhân của người dạy.

Can thiệp:

Bạn thiết lập cho trẻ hệ thống thẻ trong đó lúc đầu trẻ nhận một thẻ mỗi lần trẻ để qua một bên việc đã làm xong và làm việc mới không cần sử dụng đầu, bàn tay hoặc giọng nói.

Ban đầu bạn có thể kích thích trẻ bằng giáo huấn cho nhóm mà không nhìn trẻ. “Bạn nhớ rằng tất cả học trò tự chúng để việc làm một bên”.

Bạn để “một hộp thẻ” trên hộc tủ của trẻ và mỗi lần trẻ làm việc không khích động, bạn bỏ một thẻ trong hộp và bạn chú ý trẻ và cho lời khen.

Ban đầu, bạn có thể cho trẻ 10 phút chơi với 3 thẻ trong hộp. Khi trẻ bắt đầu thường xuyên có những sáng tạo, bạn có thể tăng số lượng thẻ được phép chơi.  

B-12. THIỂU NĂNG

Vấn đề:

► Thiếu thích thú hoặc vui thích về việc tiếp xúc cơ thể.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé trai 20 tháng tuổi biểu hiện một lọat đặc điểm tự kỷ. Một trong những điểm ấn tượng nhất là trẻ không phản ứng với sự tiếp xúc với người như vuốt ve, khích lệ hoặc kể cả ngồi trên đầu gối của một ai đó. Trẻ không cảm thấy thích thú cũng không cần tiếp xúc cơ thể, và khi người lớn nựng nịu, trẻ không phản ứng và bỏ đi nhanh. Trẻ thích đi dạo và đu đưa sợi chỉ. Trẻ cũng thích ăn.

Phân tích:

► Hiện tại trẻ không cảm nhận tiếp xúc cơ thể như một điều gì thú vị. Chúng ta phải thiết lập một sự liên kết giữa tiếp xúc cơ thể với một điều gì hoặc một biến cố mà ta biết sẽ thú vị cho trẻ.

Mục tiêu:

► Gọi trẻ đến để có tiếp xúc cơ thể với một người để nhận được phần thưởng thú vị.

Can thiệp:

Trong một buổi chơi ngồi dưới đất với trẻ, bạn cầm một cái gì làm trẻ thích (sợi dây hoặc nho khô) và bạn gây chú ý của trẻ về vật đó.

Khi trẻ đến gần, bạn nằm xuống và cầm vật đó đặt trên ngực để cho trẻ phải bò đến bạn để lấy nó. Khi trẻ có được vật, bạn ôm trẻ trong vòng tay bạn và vuốt ve trẻ.

Khi bạn ngồi trên trường kỷ, bạn cho trẻ xem nho khô và giấu nó trong túi của bạn. Như vậy trẻ phải đến bên đầu gối bạn để tìm trong túi bạn.

Bạn có thể cột sợi dây xung quanh tóc bạn hoặc xung quanh cổ bạn làm sao cho trẻ tiến gần bạn và chạm vào mặt bạn để lấy nó.

Bạn luôn cho trẻ vuốt ve nhẹ và để trẻ chạm bạn càng lâu nếu trẻ muốn. Mục tiêu của bạn là để trẻ bắt đầu liên kết tiếp xúc cơ thể với một kinh nghiệm thú vị.

B-13. THIỂU NĂNG

Vấn đề:

► Lay vật dụng một cách kích động trước khi nghe lệnh hoặc chuẩn bị giải pháp.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé trai 6 tuổi có hành vi hầu như bình thường nhưng hơi chậm về ngôn ngữ cảm thụ và biểu cảm. Là một trẻ hợp tác muốn thành công, trẻ luôn vội vã bắt đầu công việc, không có thời gian nghe và suy nghĩ. Dù ta tập cho trẻ để tay dưới bàn khi ta giải thích, trẻ không chú ý được những gì ta nói cũng không suy nghĩ được giải pháp trước khi bắt đầu. Hành vi hấp tấp này trái ngược với tiến bộ của trẻ trong những bài học ngôn ngữ cảm nhận và cũng gây khó khăn tại nhà khi ta giải thích bằng lời cho trẻ thực hiện.

Phân tích:

► Trẻ rất năng động muốn thành công nhưng trẻ không để ý đến việc cần thiết là phải nghe kỹ, phối hợp thông tin và thiết lập giải pháp trước khi tiến hành. Bảo trẻ “đợi”, “nghe” và “suy nghĩ” không cải thiện được sự làm chủ bản thân. Mỗi lần trẻ sao lãng lắng nghe và suy nghĩ, trẻ phải rút kinh nghiệm thất bại. Sự nản lòng ngay này dạy trẻ kiểm tra sự chú ý của chính trẻ.

Mục tiêu:

► Lắng nghe, chờ đợi và làm dàn bài trước khi nắm bắt một đồ vật.

Can thiệp:

Bạn đặt 4 tách bằng bìa cứng và dán dưới đáy mỗi tách một hình ảnh tượng trưng một cấu trúc ngôn ngữ mà bạn dạy (bé trai chạy, bé trai nắm bắt, chó chạy, chó sủa).

Lật tách lên và xếp tất cả theo hàng.

Bạn đặt một đồng xu dưới tách khi trẻ không nhìn (hình 10.7). Bây giờ bạn hỏi trẻ đồng xu được giấu ở đâu bằng cách chỉ hình ảnh “ con chó chạy”. Nếu trẻ lật tách đó thì trẻ nhận được đồng xu. Nếu trẻ lật tách khác thì trẻ không nhận gì hết. Bạn bảo trẻ có thể làm lại.

Bạn tiếp túc bằng cách này cho đến khi trẻ nhận được 5 dồng xu.

Bạn đừng bảo trẻ lắng nghe và chờ đợi. Mục đích của bạn là làm cho trẻ hiểu điều đó cần thiết nếu trẻ muốn tìm được đồng xu.

 
Screenshot 2023 05 26 at 09 55 06
Bốn tách, hình ảnh và phần thưởng được giấu

B-12. THIỂU NĂNG

Vấn đề:

► Thiếu thích thú hoặc vui thích về việc tiếp xúc cơ thể.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé trai 20 tháng tuổi biểu hiện một lọat đặc điểm tự kỷ. Một trong những điểm ấn tượng nhất là trẻ không phản ứng với sự tiếp xúc với người như vuốt ve, khích lệ hoặc kể cả ngồi trên đầu gối của một ai đó. Trẻ không cảm thấy thích thú cũng không cần tiếp xúc cơ thể, và khi người lớn nựng nịu, trẻ không phản ứng và bỏ đi nhanh. Trẻ thích đi dạo và đu đưa sợi chỉ. Trẻ cũng thích ăn.

Phân tích:

► Hiện tại trẻ không cảm nhận tiếp xúc cơ thể như một điều gì thú vị. Chúng ta phải thiết lập một sự liên kết giữa tiếp xúc cơ thể với một điều gì hoặc một biến cố mà ta biết sẽ thú vị cho trẻ.

Mục tiêu:

► Gọi trẻ đến để có tiếp xúc cơ thể với một người để nhận được phần thưởng thú vị.

Can thiệp:

Trong một buổi chơi ngồi dưới đất với trẻ, bạn cầm một cái gì làm trẻ thích (sợi dây hoặc nho khô) và bạn gây chú ý của trẻ về vật đó.

Khi trẻ đến gần, bạn nằm xuống và cầm vật đó đặt trên ngực để cho trẻ phải bò đến bạn để lấy nó. Khi trẻ có được vật, bạn ôm trẻ trong vòng tay bạn và vuốt ve trẻ.

Khi bạn ngồi trên trường kỷ, bạn cho trẻ xem nho khô và giấu nó trong túi của bạn. Như vậy trẻ phải đến bên đầu gối bạn để tìm trong túi bạn.

Bạn có thể cột sợi dây xung quanh tóc bạn hoặc xung quanh cổ bạn làm sao cho trẻ tiến gần bạn và chạm vào mặt bạn để lấy nó.

Bạn luôn cho trẻ vuốt ve nhẹ và để trẻ chạm bạn càng lâu nếu trẻ muốn. Mục tiêu của bạn là để trẻ bắt đầu liên kết tiếp xúc cơ thể với một kinh nghiệm thú vị.

B-13. THIỂU NĂNG

Vấn đề:

► Lay vật dụng một cách kích động trước khi nghe lệnh hoặc chuẩn bị giải pháp.

Bối cảnh tổng quát:

► Bé trai 6 tuổi có hành vi hầu như bình thường nhưng hơi chậm về ngôn ngữ cảm thụ và biểu cảm. Là một trẻ hợp tác muốn thành công, trẻ luôn vội vã bắt đầu công việc, không có thời gian nghe và suy nghĩ. Dù ta tập cho trẻ để tay dưới bàn khi ta giải thích, trẻ không chú ý được những gì ta nói cũng không suy nghĩ được giải pháp trước khi bắt đầu. Hành vi hấp tấp này trái ngược với tiến bộ của trẻ trong những bài học ngôn ngữ cảm nhận và cũng gây khó khăn tại nhà khi ta giải thích bằng lời cho trẻ thực hiện.

Phân tích:

► Trẻ rất năng động muốn thành công nhưng trẻ không để ý đến việc cần thiết là phải nghe kỹ, phối hợp thông tin và thiết lập giải pháp trước khi tiến hành. Bảo trẻ “đợi”, “nghe” và “suy nghĩ” không cải thiện được sự làm chủ bản thân. Mỗi lần trẻ sao lãng lắng nghe và suy nghĩ, trẻ phải rút kinh nghiệm thất bại. Sự nản lòng ngay này dạy trẻ kiểm tra sự chú ý của chính trẻ.

Mục tiêu:

► Lắng nghe, chờ đợi và làm dàn bài trước khi nắm bắt một đồ vật.

Can thiệp:

Bạn đặt 4 tách bằng bìa cứng và dán dưới đáy mỗi tách một hình ảnh tượng trưng một cấu trúc ngôn ngữ mà bạn dạy (bé trai chạy, bé trai nắm bắt, chó chạy, chó sủa).

Lật tách lên và xếp tất cả theo hàng.

Bạn đặt một đồng xu dưới tách khi trẻ không nhìn (hình 10.7). Bây giờ bạn hỏi trẻ đồng xu được giấu ở đâu bằng cách chỉ hình ảnh “ con chó chạy”. Nếu trẻ lật tách đó thì trẻ nhận được đồng xu. Nếu trẻ lật tách khác thì trẻ không nhận gì hết. Bạn bảo trẻ có thể làm lại.

Bạn tiếp túc bằng cách này cho đến khi trẻ nhận được 5 dồng xu.

Bạn đừng bảo trẻ lắng nghe và chờ đợi. Mục đích của bạn là làm cho trẻ hiểu điều đó cần thiết nếu trẻ muốn tìm được đồng xu.

 
Screenshot 2023 05 26 at 09 55 06
Bốn tách, hình ảnh và phần thưởng được giấu

B-14. TỰ HỦY HOẠI

Hành vi:

► Tự đập đầu lên bàn.

Can thiệp:

Trẻ đập đầu khi trẻ giận. Đôi khi trẻ giận vì dụng cụ để trên bàn, đôi khi vì bạn bắt đầu trò chơi mới hoặc thay đổi nhẹ thói quen cách sắp xếp đồ vật, và đôi khi chúng ta không biết tại sao trẻ giận. Dù sao cũng phải chấm dứt hành động đập đầu để trẻ khỏi bị đau.

Bạn ngồi cạnh trẻ trong lúc học. Khi trẻ nghiêng về phía trước và đập đầu, bạn kéo ngay ghế của trẻ ra phía sau để thân trẻ mất thăng bằng. Bạn giữ tư thế này từ 2 đến 5 giây. Sau đó bạn cho trẻ ngồi thẳng.

Lặp lại tiến trình này mỗi lần trẻ tự đập đầu. Bạn đừng la trẻ và đừng nói với trẻ trong lúc ghế bị nghiêng.

Lí do thành công:

► Khi ghế bị nghiêng về phía sau, trẻ không thể dùng đầu vươn tới bàn và như vậy sự đập đầu bị gián đọan ngay. Trẻ không thích bị mất thăng bằng, điều đó không làm trẻ hài lòng. Sau nhiều lần lặp lại, trẻ nhận ra ghế bị nghiêng vì trẻ tự đập đầu.Vậy trẻ bắt đầu hãm khuynh hướng của trẻ. Ta không nói vì trẻ không có khả năng ngôn ngữ thụ cảm. 

B-15. TỰ HỦY HOẠI

Hành vi:

► Tự tát.

Can thiệp:

Hành vi của trẻ tự tát có thể là một loại tính khí xấu.

Vì trẻ không nói, bạn có thể đoán lý do tuyệt vọng của trẻ. Nhưng trẻ đỏ mặt và hành vi hình như tăng thêm nỗi lo hãi của trẻ.

Khi trẻ bắt đầu, bạn đưa bàn tay ra, giữ má trẻ giữa bàn tay bạn và nói lớn tiếng “Không đánh”. Sau đó bạn thả trẻ ra và giúp trẻ bận rộn với dụng cụ bài học.

Lí do thành công:

► Giữ khuôn mặt trẻ lại sẽ ngăn cản trẻ tiếp tục tự tát. Lệnh nói lớn tiếng “không đánh” làm trẻ giật mình và góp phần ngưng lại hành vi. Giúp trẻ ngay việc làm thủ công trên bàn, bạn giúp trẻ tạo thuận lợi hành vi xen kẻ, xung khắc với việc tự tát.

B-16. HUNG BẠO

Hành vi:

► Cắn.

Can thiệp:

Khi trẻ đột ngột cắn bạn hoặc cắn một người nào khác gần trẻ, bạn đứng dậy ngay, nâng trẻ lên (nắm trẻ dưới cánh tay) và mang trẻ nhanh chóng đến ghế trong góc. Bạn đặt trẻ vào ghế quay mặt vào tường, sau đó bạn rời bỏ trẻ ngay không nói gì hết. Bạn không quan tâm tiếng khóc của trẻ.

Sau 10 đến 15 giây, bạn trở lại và đem trẻ quay lại bàn và tiếp tục làm việc coi như không có chuyện gì xảy ra.

Bạn hãy nhớ: trẻ không hiểu tiếng nói của bạn, và cố gắng của bạn để la rầy trẻ, lý luận với trẻ hoặc đánh trẻ không có kết quả.

Lí do thành công:

► Mặc dù điều đó không làm trẻ đau, trẻ không thích sự nâng lên và sự di chuyển đột ngột này. Sau nhiều lần lặp lại, trẻ hiểu điều đó chỉ xảy ra vì trẻ cắn người. Vì trẻ tập trung ngắn, điều quan trọng là đừng để trẻ ngồi lâu trên ghế đến nỗi trẻ quên tại sao trẻ ở đó. Sự di chuyển có hệ thống mỗi lần trẻ cắn là cơ bản cho sự thành công của tiến trình này.

B-17. HUNG BẠO

Hành vi:

► Kéo tóc.

Can thiệp:

Trẻ thật sự bị quyến rũ bởi tóc nhất là tóc dài. Có thể trẻ không để ý hành động kéo tóc làm đau người khác.

Bạn giúp trẻ giảm hành vi này:

1/ gạt bỏ khả năng kéo tóc bằng cách cột tóc bạn sau gáy khi bạn làm việc với trẻ;

2/ chú ý khi trẻ ngồi trên đầu gối bạn hoặc sau lưng bạn và đưa bàn tay ra để ngăn cản trẻ kéo tóc bạn;

3/ dạy trẻ chơi vuốt ve cánh tay bạn như một phương pháp tốt để có sự tiếp xúc cơ thể với bạn.

Lí do thành công:

► Trẻ được kích động và kích thích quá mức bởi tóc để có thể tự kiểm soát, nhưng khi tóc ít được với tới, trẻ không cố gắng hung bạo để đạt được tóc. Cùng lúc trẻ lấy làm vui khi tiếp xúc cũng như khi chú ý và trẻ học cách tương tác khi chơi trò chơi vuốt ve, vỗ tay và cù lét với người lớn.

B-18. HÀNH VI PHÁ HUỶ

Hành vi:

► Tính khờ khạo.

Can thiệp:

Bạn không biết tính khờ khạo của trẻ: tiếng cười mạnh mẽ, cử chỉ lạ lùng và mỉm cười. Bạn giả vờ làm như không thấy chúng.

Bạn tiếp tục bài tập nhưng lặp lại lệnh của bạn một cách đơn giản hơn.

Bạn chỉ sử dụng một hoặc hai từ, dùng cử chỉ và khích động với động tác đúng bằng cách sờ cánh tay trẻ.

Khen trẻ khi trẻ bắt đầu làm việc nhưng bạn rất bình tĩnh trong biểu lộ.

Lí do thành công:

► Khi trẻ cảm thấy mệt hoặc lúng túng trẻ biểu hiện điều đó bằng hành vi khờ khạo. Ra lệnh đơn giản hơn và trợ giúp nhiều hơn để giảm rối loạn của trẻ và khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng. Việc giữ bình tĩnh và không để ý kích động của trẻ làm thụt chí hành vi này.

B-19. HÀNH VI PHÁ HUỶ

Hành vi:

► Chọc ghẹo khiêu khích (ví dụ, giữ xe hơi nhỏ dưới bàn).

Can thiệp:

Khi trẻ bắt đầu chọc ghẹo bạn bằng cách giữ một đồ vật có chủ ý cách xa bài tập như khiêu khích bạn chống lại với trẻ, bạn la rầy trẻ, hoặc tìm kiếm đồ vật, bạn ngồi xuống ngay và để bàn tay lên đầu gối.

Sau đó bạn nói với trẻ điều gì sẽ xảy ra sau cuối bài tập: “Sau khi làm việc chúng ta chơi bóng”. Bạn chỉ nơi mà bạn sẽ chơi bóng rồi lặp lại lệnh một cách bình tĩnh “Con để xe dưới cái hộp.”

Bạn đợi vài giây rồi kích thích trẻ trở lại bằng cách chỉ chỗ chơi và lặp lại lệnh “dưới cái hộp”.

Lí do thành công:

► Trẻ có khó khăn với những giai đoạn chuyển tiếp. Trẻ không cảm thấy thoải mái khi trẻ không biết điều gì sẽ tiếp tục. Sự chọc ghẹo của trẻ thường bắt đầu lúc bài tập sắp kết thúc. Khi nói với trẻ điều gì sẽ tiếp tục và không phản ứng với việc chọc ghẹo, hành vi sẽ giảm vì trẻ không có lý do để theo dõi điều đó.

B-20. HÀNH VI PHÁ HUỶ

Hành vi:

► Khóc giả vờ và bối rối để biểu lộ một nhu cầu.

Can thiệp:

Khi trẻ khóc giả vờ và bối rối để được điều gì, bạn bảo trẻ chỉ đồ vật, sờ nó hoặc nói một từ (nếu thuộc về từ vựng của trẻ).

Nếu bạn biết trẻ muốn gì, bạn dạy trẻ cách kích thích cơ thể để chỉ hoặc sờ đồ vật.

► Từ khi trẻ sử dụng phương pháp giao tiếp thích hợp này, bạn cho trẻ đồ vật trong vài giây.

Nếu trẻ không có cách để nói bạn điều gì trẻ cần, bạn quay lưng trẻ trong vài giây, rồi bạn tiến lại trẻ và giúp trẻ chỉ một lần nữa những gì trẻ muốn.

Không cần nói với trẻ “con im đi” vì trẻ tự ý thức.

Lí do thành công:

► Trẻ học được cách mới để biểu lộ nhu cầu của trẻ và cùng lúc người lớn không phản ứng với biểu lộ thông thường của trẻ về việc khóc giả vờ và bối rối.

B-21. HÀNH VI PHÁ HUỶ

Hành vi:

► Trẻ rời bàn đột ngột và thường xuyên.

Can thiệp:

Đặt bàn làm việc của bạn và ghế của trẻ sao cho lưng của trẻ gần góc tường. Giữ trẻ ngồi vào ghế của trẻ bằng cách cài giây nịt vào vùng thắt lưng và lưng ghế. Bạn đưa dụng cụ ngay cho trẻ để trẻ làm việc. Khen trẻ khi trẻ bắt đầu làm việc.

Nếu trẻ khóc hoặc nổi giận, bạn quay ghế của trẻ lại để trẻ nhìn vào góc tường cho tới khi trẻ bình tĩnh (không quá một phút). Rồi quay trẻ lại và cho trẻ bánh kẹo khi trẻ bắt đầu làm việc.

Khi trẻ chấp nhận ngồi học không giận dữ và không đứng lên, bạn bỏ giây nịt xuống ghế không gài.

Lí do thành công:

► Sự cưỡng bức bằng giây nịt nhắc trẻ phải ngồi. Điều đó cắt đứt hành động nhanh và xung động. Xoay trẻ vào tường dạy trẻ là việc nổi giận không thay đổi nội quy và không nhận được nhiều chú ý. Đưa cho trẻ vật dụng làm công việc dễ động viên trẻ ngồi. Giây nịt được đặt trên ghế, dù không cần nó để cưỡng bức, dùng để nhắc nhở bằng thị giác nội quy phải ngồi trong thời gian làm việc.

B-22. HÀNH VI PHÁ HUỶ

Hành vi:

► Tiếng động thường xuyên hoặc tiếng kêu chói tai để tự kích thích

Can thiệp:

Cậu trai rất lớn (18 tuổi) nhưng cậu không hiểu những lời giải thích dài. Cậu có thể học kiểm sóat tiếng động tự kích thích của cậu ta bằng kinh nghiệm hậu quả khó chịu được lặp lại.

Bạn đem theo cái đè lưỡi mà một đầu của nó được quấn bằng băng dính. Mỗi khi cậu làm tiếng động, bạn đặt cái đè lưỡi giữa 2 hàm răng trẻ và nói: “Không tiếng động”.

Khi cậu hiểu điều đó sẽ xảy ra khi cậu gây tiếng động, bạn có thể chỉ cái máy để báo cho cậu phải ngừng.

Lí do thành công:

► Cậu này không thích người ta đặt cái đè lưỡi vào miệng nhưng cậu không ngăn việc đó và không chống đối. Máy đã thu hút sự chú ý của cậu trên vị trí của rối loạn miệng của cậu. Tiếng động ngưng khi máy được đặt. Cha mẹ và người dạy đã áp dụng sự can thiệp này một cách liên tục trong 2 tuần. Cậu đã học bằng sự lặp lại và đã bắt đầu tự chủ được hành vi của cậu mỗi khi họ ở cùng phòng với cậu.

B-23. LẶP LẠI

Hành vi:

► Tiếng động vang lặp lại.

Can thiệp:

Khi trẻ bắt đầu gây tiếng động, bạn đi về hướng trẻ, đặt ngón tay bạn trên đôi môi bạn và nói “sụt” và giúp trẻ bắt chước cử chỉ của bạn. (Bạn đảm bảo là ngón tay của trẻ được ấn trên môi trẻ.) - Nếu trẻ tiếp tục gây tiếng động khi bạn thả tay trẻ ra, bạn đặt một túi lớn bằng giấy trên đầu trẻ (phủ xuống vai) trong vài giây. Bạn lấy túi ra và tiếp tục bài tập.

Nếu trẻ bắt đầu làm lại, bạn báo cho trẻ bằng cử chỉ “sụt” của bạn và nếu cần, bạn lại đặt một túi lớn bằng giấy trên đầu trẻ. Lần thứ 2 bạn giữ túi giấy lâu hơn một chút nhưng không quá 15-20 giây.

Lí do thành công:

► Mặc dù túi này khá rộng đủ cho không khí và ánh sáng, túi này tăng khối lượng tiếng động để trẻ có ý thức hơn về tiếng động trẻ làm. Cùng lúc đó trẻ không thể thấy gì cả và cũng không biết những người khác phản ứng với tiếng động của trẻ như thế nào. Tiến trình này làm trẻ khó chịu và trẻ nhanh chóng học cách làm chủ tiếng động của trẻ khi túi sẵn sàng được sử dụng. Túi được để trong thời gian ngắn vì chúng tôi không muốn trẻ quên tại sao túi lại ở trên đầu trẻ hoặc trẻ bắt đầu những hành vi tự kích động.

B-24. LẶP LẠI

Hành vi:

► Dính với một đồ vật. Trẻ hét khi sợi dây chuyền được yêu thích bị lấy đi.

Can thiệp:

Bạn phải gỡ sợi dây chuyền để trẻ có thể sử dụng đôi bàn tay để làm bài tập. Cho trẻ làm từ từ từng giai đọan:

1/ Để tay trái trẻ cầm sợi dây chuyền trong khi đó tay phải trẻ đặt que.

2/ Để sợi dây chuyền phía trên bề mặt bàn tay trái trong khi đó bạn giúp trẻ giữ miếng ván đặt que bằng lòng bàn tay trái.

3/ Để sợi dây chuyền trên cổ tay trái.

4/ Quấn sợi dây chuyền quanh cổ tay trái của trẻ như một chiếc vòng trong lúc đó bạn bắt đầu bài tập miếng ván đặt que.

5/ Từ sợi dây chuyền đó, bạn làm cho trẻ chiếc vòng khi trẻ ngồi làm bất cứ bài tập nào.

Lí do thành công:

► Khi di chuyển sợi dây chuyền từ từ đến nơi thích hợp trên thân thể trẻ, bạn đã trấn an trẻ bằng cách chỉ cho trẻ là trẻ có thể giữ sợi dây chuyền và như thế trẻ không kinh hãi. Như vậy trẻ có thể làm bài tập và nhanh chóng quên mối bận tâm về sợi dây chuyền.

B-25. LẶP LẠI

Hành vi:

► Dính với một đồ vật. Trẻ lúc nào cũng mang theo mình một chiếc xe tải nhỏ màu đỏ.

Can thiệp:

Bạn đặt một mâm đỏ hoặc miếng giấy vuông đỏ trên bàn trước mặt trẻ và hũ bong bóng xa phòng trước mặt bạn. Bạn dạy trẻ từ từ đặt xe hơi trên miếng giấy vuông đỏ trước khi làm bể bong bóng.

1/ Bạn nâng nhẹ bàn tay trẻ với xe hơi đến miếng giấy vuông đỏ. Bạn giữ bàn tay trẻ ở đó trong khi bạn thổi bong bóng để trẻ làm bể.

2/ Bây giờ, bạn thả bàn tay trẻ cầm xe hơi trong khi đó trẻ cầm que để bạn thổi.

3/ Bạn di chuyển miếng giấy vuông đỏ xa hơn trẻ (khoảng 10cm) trong khi bạn thổi trở lại bong bóng.

4/ Sau cùng bạn di chuyển miếng giấy vuông và xe hơi khoảng 20cm để trẻ ở ngoài vùng làm việc. Bạn để một bài tập ngắn (xếp hình) trước mặt trẻ và khi trẻ làm xong, bạn để trở lại xe hơi ngang tầm với trẻ.

► Cuối cùng bạn có thể bảo trẻ để xe hơi trên miếng giấy vuông và để nó ở đó cho tới khi tất cả bài tập được làm xong.

Lí do thành công:

► Vì xe tải của trẻ có một vị trí “đặc biệt” trong mỗi buổi học, nên trẻ luôn luôn biết xe ở đâu. Trẻ không lo lắng về sự gia tăng khoảng cách hoặc những thời gian dài xa cách vật thân yêu của trẻ, vì không những trẻ biết tìm nó ở đâu mà trẻ còn biết khi nào trẻ sẽ được có nó.

B-26. LẶP LẠI

Hành vi:

► Bám chặt cách ấu trĩ – trẻ bám chặt lâu nơi cổ của mẹ trẻ, rút chân lên khi ta để trẻ xuống đất và từ chối đi.

Can thiệp:

Một trẻ trai quá lớn để ta ẵm bồng như em bé, nhưng đương nhiên bạn có thể cho trẻ một sự tiếp xúc tình cảm. Vì trẻ quá cương quyết và không thay đổi dễ dàng thói quen của trẻ, chính bạn phải làm cuộc thay đổi.

Bạn có thể làm được:

1/ từ chối ẵm bồng trẻ,

2/ dạy trẻ những trò chơi mới về xã hội hóa để cung cấp tiếp xúc tình cảm.

Ví dụ, khi trẻ đứng lên để được bồng, bạn ngồi cạnh trẻ trên trường kỷ hoặc dưới đất và ôm trẻ vào cánh tay bạn. Sau đó bạn buông trẻ ra và dạy trẻ chơi “đi học về”. Bạn hát, cười, khen trẻ và vuốt ve trẻ. Sau cùng bạn giúp trẻ chơi trong vài giây với đồ chơi được ưa thích trước khi rời trẻ. Khi trẻ từ chối đi và muốn bạn bế trẻ, bạn đừng nhấc trẻ lên. Bạn đưa bàn tày cho trẻ và choàng cách tay bạn qua vai trẻ.

Nếu trẻ không chịu đi, bạn để kệ trẻ và bỏ đi. Sau đó bạn quay lại và thử lần nữa.

Bạn động viên trẻ đến với bạn bằng cách đưa một đồ chơi hoặc bánh kẹo để dụ trẻ. Lúc đầu trẻ sẽ khổ sở nhưng nếu bạn tiếp tục không ẵm trẻ, trẻ sẽ hiểu rằng nội qui đã thay đổi.

Lí do thành công:

► Mặc dù trẻ còn bối rối trong vài ngày, nhưng trẻ thích thú trong trò chơi “đi học về” và hài lòng không còn bám víu nữa. Trẻ có khả năng chơi trong vài phút với đồ chơi của trẻ sau khi mẹ trẻ ra đi. Trẻ sẵn sàng đi bên cạnh mẹ khi trẻ thấy điều gì trẻ thích như là mục tiêu. Cách bám víu ấu trĩ hình như một phần do thói quen cũ và một phần do không khả năng nghĩ ra điều gì khác để làm.

B-27. THIỂU NĂNG

Hành vi:

► Không khả năng nhìn người trong khi nói chuyện với họ.

Can thiệp:

Bạn bắt đầu cho trẻ làm quen nhìn bạn trong lúc tập ngôn ngữ biểu cảm (khi bạn đặt câu hỏi “cái gì?”, “ai ?” và “ở đâu ?” qua một tấm hình). Bạn chỉ tấm hình cho trẻ và nói: “Con nói cho cô biết ai chơi bóng?”. Sau đó bạn lật tấm hình lại để trẻ không nhìn thấy nữa và lặp lại “Nói cho cô biết”.

Khi trẻ trả lời bằng cách nhìn xuống hoặc nhìn đâu đâu, bạn lặp lại lần nữa “nói cho cô biết” và quay nhẹ gương mặt trẻ về phía bạn.

Bao lâu trẻ trả lời không nhìn bạn, bạn không khen hoặc thưởng mặc dù lúc đầu rất ngắn.

Mỗi lần trẻ nói với bạn điều gì “Đi chơi...nữa...” v,v... bạn không phản ứng theo yêu cầu của trẻ. Bạn nhắc lại cho trẻ nội qui mới này bằng cách sờ nhẹ vào má của trẻ nếu trẻ không hiểu tại sao bạn không phản ứng theo yêu cầu của trẻ.

Lí do thành công:

► Khi quay hình ngược lại bạn làm phật ý sở thích tự nhiên của trẻ là nhìn xuống. Việc làm chậm lại lời khen hoặc phần thưởng tác động đến trẻ để phát triển một thói quen mới
thói quen nhìn người. Sự lặp lại trong thời gian dạy được cấu trúc giúp phát triển thói quen này, và sau đó suốt ngày bạn dựa trên hành vi mới này.

B-28. THIỂU NĂNG

Hành vi:

► Nắm bắt dụng cụ một cách theo bản năng.

Can thiệp:

Bạn đặt dụng cụ của bạn sao cho không có dụng cụ bổ sung trên bàn để trẻ có thể nắm bắt. Bạn chỉ có 2 mâm để lựa chọn trong tầm tay của trẻ. Bạn cầm trong tay bánh kẹo, đậu phộng hoặc nho khô. Bạn lặp lại những giai đọan sau cho tới khi việc lựa chọn được chấm dứt.

1/ Bạn nói “bàn tay để ở dưới” và bạn đợi cho trẻ để đôi tay ở dưới, trẻ bình tĩnh và nhìn bạn.

2/ Bạn đặt một đồ vật trên bàn và nói: “Con đặt vào đi”. Nếu đồ vật này được đặt trong mâm đúng, bạn cầm bàn tay trẻ để trẻ không lấy lại đồ vật. Bạn nói: “Đặt đúng rồi” và sau đó “bàn tay để ở dưới”.

3/ Khi trẻ đặt 2 bàn tay lên đầu gối, bạn cho trẻ bánh kẹo và khen trẻ đã “làm việc tốt”.

Lí do thành công:

► Trẻ đã học kiểm soát bàn tay trẻ vì ta nói trẻ làm điều đó và vì trẻ không được làm gì khác – không đồ chơi để sờ và không bánh kẹo để ăn – trước khi trẻ chú ý kiểm soát đôi bàn tay trẻ. Khi trẻ học được điều đó, lệnh “bàn tay để ở dưới” trở nên đủ để ngăn chặn việc cầm nắm một cách mạnh bạo trong lúc làm bài tập.

B-29. THIỂU NĂNG

Hành vi:

► Thiếu sáng kiến, trẻ mong đợi những khiêu khích một cách thụ động.

Can thiệp:

Bạn đặt gần bạn một hũ xà bông và cho trẻ một mâm với hai hạt chuỗi và sợi dây. Bạn giúp trẻ xâu hạt thứ nhất. Kích thích trẻ xâu hạt thứ hai, rồi bạn nói “xong”. Để những hạt chuỗi qua một bên và cho trẻ bong bóng để thổi.

Lặp lại điều đó bằng cách dùng hai hạt chuỗi khác. Bây giờ bạn không kích thích trẻ xâu hạt thứ hai nhưng nhắc trẻ “Trước tiên làm xong, sau đó bong bóng”.

Khi trẻ xâu được hai hạt mà không cần được kích thích, bạn thêm một hạt để trẻ có 3 hạt chuỗi xâu không cần được kích thích.

Lí do thành công:

► Bắt đầu công việc rất ngắn và đơn giản, trẻ đã nhanh chóng học được rằng trẻ sẽ có một hoạt động ưa thích là bong bóng mà không cần nhiều cố gắng. Trẻ đã phát triển thói quen tiến hành vì những kích thích mà trẻ quen không còn thực hiện và những bong bóng không xảy ra trước khi trẻ tự quyết định làm điều gì.

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

Vì sao một số trẻ mắc ADHD lại rất được yêu thích

Vì sao một số trẻ mắc ADHD lại rất được yêu thích

Liệu các vấn đề về học tập và tư duy có phổ biến ở bé trai ADHD hơn bé gái ADHD không?

Liệu các vấn đề về học tập và tư duy có phổ biến ở bé trai ADHD hơn bé gái ADHD không?

"Con tôi mắc ADHD và rất khó chấp nhận thua cuộc. Tôi nên làm gì để giúp con?"

"Con tôi mắc ADHD và rất khó chấp nhận thua cuộc. Tôi nên làm gì để giúp con?"

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây