[Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)
Tham khảo thêm:
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)
Sự phát triển khả năng vận động tổng quát là một phần quan trọng của chương trình giáo dục cho tất cả các trẻ. Dù khả năng vận động tổng quát của trẻ bị tự kỷ hoặc những rối loạn phát triển cũng được phát triển bình thường, nhưng điều cần thiết là dạy cho trẻ những kỹ năng mới cùng kỹ thuật được dùng cho những loại chức năng khác.
Năng lực, sức sống và sự nhanh nhẹn của trẻ tự kỷ có thể mạnh mẽ vượt xa, dù trẻ không luôn luôn hiểu những lệnh bằng lời và những quy luật xã hội. Ngay bây giờ chương trình phát triển vận động tổng quát của trẻ trong khuôn khổ được cơ cấu hóa của chương trình tổng quát giáo dục cá nhân, những họat động thoải mái về vân động tổng quát có thể góp phần vào sự phát triển ý thức có từ nơi cơ thể và từ mối quan hệ của trẻ với môi trường xung quanh của trẻ, với sự nhận biết những quy luật xã hội và hành vi, và với sự phát triển kỹ năng trong hầu hết tất cả các lọai chức năng khác.
Sự tăng động mà một số trẻ tự kỷ biểu hiện có thể được kiểm sóat tốt hơn nhờ vào chương trình được cơ cấu hóa về vận đông tổng quát.
Vấn đề vận động tổng quát thường được gặp nhiều nhất nơi trẻ tự kỷ là:
1/ thiếu năng lực và sức mạnh cơ bắp;
2/ tự chủ kém về thăng bằng;
3/ vụng về khi tránh chướng ngại vật;
4/ tự chủ kém về vận tốc và sức mạnh;
5/ khó khăn điều khiển toàn cơ thể bằng một hành động hòa nhập vào vận động tổng quát.
51. Vỗ tay
Cảm nhận• Vận động tổng quát, cánh tay, (0 - 1 tuổi) |
Mục đíchTăng cử động phối hợp 2 tay. |
Mục tiêuVỗ tay. |
Dụng cụKhông có. |
Tiến trình
► Để trẻ ngồi trên đầu gối bạn đối diện với bạn.
► Vỗ tay chậm vừa hát vừa nhịp một điệu đơn giản: “Đi học về”. Sau đó cù lét trẻ nhẹ để cho trẻ thích.
► Kế đó, cầm tay trẻ và lặp lại bài hát vừa giúp trẻ vỗ tay (lặp lại việc cù lét).
► Khi trẻ quen thuộc, giảm dần dần sự trợ giúp của bạn bằng cách cầm nhẹ cổ tay và cánh tay trẻ, và sau cùng sờ bàn tay trẻ để chỉ trẻ bắt đầu vỗ tay.
52. Tự ngồi không trợ giúp
Cảm nhận• Vận động tổng quát, thân, (0 - 1 tuổi) |
Mục đíchĐặt ở vị trí ngồi không trợ giúp. |
Mục tiêuNằm một bên và nắm tay kéo dậy. |
Dụng cụKhông có. |
Tiến trình
► Mỗi lần bạn muốn chơi với trẻ hoặc di chuyển trẻ sang phòng khác, tập cho trẻ ngồi thay vì dựng trẻ đứng lên.
► Khi trẻ nằm dài, bạn đặt cánh tay phải trẻ dọc hông của trẻ, sau đó cầm cánh tay trái phía trên khuỷu tay và kéo trẻ từ từ lên cao về một bên sao cho sức nặng tựa trên khuỷu tay và bàn tay phải, tiếp tục kéo trẻ cao lên, giúp trẻ nâng khuỷu tay phải lên, trẻ tự đẩy lên cao bằng cách chống lòng bàn tay phải trên sàn.
► Khi trẻ quen với bài tập, bạn giảm từ từ sự trợ giúp bằng cách kéo để trẻ tự đẩy trẻ lên cao không trợ giúp. Bạn cầm bàn tay trái trẻ để giúp trẻ giữ được sự thăng bằng.
► Bạn thực hiện bài tập này mỗi khi bạn dựng trẻ dậy và như thế từ từ trẻ sẽ làm được một mình.
53. Đưa tay để nắm bắt một đồ vật
Cảm nhận• Vận động tổng quát, cánh tay, (0 - 1 tuổi) |
Mục đíchCải thiện khả năng của trẻ để trẻ tự chăm sóc không trợ giúp. |
Mục tiêuTìm cách nắm bắt và nắm bắt đồ vật phía trên đường nhìn. |
Dụng cụDây, thú nhồi bông nhỏ hoặc đồ chơi khác. |
Tiến trình
► Treo đồ chơi nhỏ có màu sắc lên cao trên cánh cửa hoặc trên một đồ vật mà trẻ có trẻ với lấy dễ dàng.
► Nói với trẻ: “Con lấy đồ chơi đi”
► Thưởng trẻ mỗi khi trẻ giơ tay cao khỏi đầu để sờ vào đồ chơi.
► Khi trẻ đã học đưa tay lên cao khỏi đầu, bạn đặt con thú nhồi bông ở mép tủ (để cho dễ thấy) và nói: “Con lấy đồ chơi đi”
► Khi trẻ đưa tay lấy đồ chơi, bạn khen trẻ và để trẻ chơi với đồ chơi vài phút.
► Bạn lặp lại tiến trình này nhiều lần. Chú ý đừng để đồ gì khác trên tủ hay trên bàn. Những đồ nặng hoặc dễ vở phải được để ngoài tầm tay trẻ.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo
Những người mắc chứng ADHD thường không được coi là người cầu toàn. Nhìn bề...
ADHD và gian lận
Quay bài/ gian lận một hoặc hai lần là khá phổ biến đối với trẻ em. Chúng có thể...
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...