en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (5-6 tuổi)

24/03/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 5-6 tuổi học cách vận động tổng quát.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (4-5 tuổi)

 

85. CHẶNG ĐƯỜNG VỚI CHƯỚNG NGẠI VẬT KHÓ

5 - 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (5 - 6 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp, sự thăng bằng, sự rắn rỏi và trạng thái cơ thể tổng quát.

icon timeline Mục tiêu

Hoàn thành không trợ giúp một chặng đường với 7 chướng ngại vật khá khó.

icon timeline Dụng cụ

Đa dạng.

Tiến trình

Khi trẻ đi được chặng đường có chướng ngại vật trung bình không khó khăn (xem bài tập 73), bạn hãy làm cho trẻ một chặng đường khác dài hơn và khó khăn hơn.

Bạn sử dụng nhiều đồ vật thông dụng đối với trẻ cho chặng đường có khó khăn trung bình. Bạn cũng sử dụng những đồ vật ấy cho một số bài tập vận động tổng quát phức tạp hơn như xà gỗ (bài tập 84). Bạn theo cùng trình tự cho những chặng đường có chướng ngại vật đơn giản và chặng đường có khó khăn trung bình.

Bạn căng một đoạn dây hoặc sợi chỉ để trẻ có thể biết trẻ phải theo thứ tự chướng ngại vật nào. Lần đầu bạn cho trẻ đi hết chặng đường để bạn chắc chắn là trẻ biết làm gì với mỗi chướng ngại vật.

Khi trẻ biết chặng đường, bạn ghi nhận trên biểu đồ thời gian trẻ cần để đi hết chặng đường. Thưởng trẻ mỗi khi trẻ đi xong chặng đường và cho trẻ một cái gì đặc biệt khi trẻ đạt được kỷ lục.

86. ĐÁNH VỚI GẬY BÓNG CHÀY

5 - 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, cánh tay (5 - 6 tuổi)
• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (5 - 6 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự rắn rỏi của cánh tay và phát triển sự phối hợp mắt tay tốt hơn.

icon timeline Mục tiêu

Đu đưa gậy và đập vào vật bất động được treo cao ngang vai.

icon timeline Dụng cụ

Bóng to bằng mút, giấy dính, dây thừng, gậy nhựa nhẹ.

Tiến trình

Cột đầu sợi dây một miếng xốp tròn dùng làm trái bóng sau đó bọc sợi dây và miếng xốp bằng giấy dính để bóng khỏi rớt ra

Treo bóng trên một cành cây ở độ cao tới vai của trẻ. Bạn đảm bảo không gian đủ thỏai mái để không đụng vào vật nào.

Bạn đặt hai bàn tay trẻ trên gậy và dùng hai bàn tay bạn nắm chắc hai bàn tay trẻ lại. Giúp trẻ đu đưa gậy 2 hoặc 3 lần không đánh vào bóng, rồi giúp trẻ đu đưa gậy và chạm vào bóng, khen trẻ liền.

Bạn giảm từ từ sự hướng dẫn bàn tay trẻ cho tới khi trẻ tự làm được động tác đu đưa gậy. (Chú ý cho bóng đứng yên sau mỗi lần trẻ chạm đến và ngăn trẻ lại khi trẻ đu đưa gậy một cách quá đáng)

87. ĐI NHƯ XE CÚT KÍT

5 - 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, cánh tay (5 - 6 tuổi)

icon timeline Mục đích

Phát triển sự rắn rỏi của cánh tay và sự phối hợp.

icon timeline Mục tiêu

Đi đường thẳng bằng hai bàn tay trong khi một người nắm giữ 2 chân.

icon timeline Dụng cụ

Không có.

Tiến trình

Bạn nói trẻ sẽ là xe cút kít và cho trẻ ngồi dưới đất chống trên bàn tay và đầu gối trẻ.

Bạn đứng phía sau trẻ và nắm chặt chân trẻ quanh mắt cá. Bạn nâng bàn chân trẻ lên vài cm trong khi trẻ tự chống trên bàn tay và cánh tay trẻ.

Lúc đầu bạn đừng giữ trẻ ở vị trí này quá vài giây. Khen trẻ liền khi bạn thả chân trẻ xuống.

Khi sự rắn rỏi của cánh tay và sự tin tưởng tăng lên, bạn nâng chân trẻ lên từ từ lâu hơn. Bạn cũng bắt đầu nâng chân trẻ cao hơn (chú ý đừng tạo sức ép quá cho cánh tay)

Khi trẻ cảm thấy thoải mái trên đôi tay, cho trẻ tiến lên bằng cách di chuyển đôi tay trẻ trong khi bạn cầm hai bàn chân trẻ.

Bạn kẻ 3 vạch cách nhau khoảng 5m, cho trẻ đi trên đôi tay từ vạch xuất phát đến vạch đến (bảo đảm trẻ biết khoảng cách nào)

88. KÉO MỘT VẬT NẶNG

5 - 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (5 - 6 tuổi)
• Vận động tinh, nắm bắt (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự rắn rỏi của bàn tay và sự phát triển cơ bắp tổng quát.

icon timeline Mục tiêu

Kéo một hộp nặng đi một khoảng cách nhất định tùy theo trạng thái cơ thể tổng quát của trẻ.

icon timeline Dụng cụ

Dây thừng khoảng 1m chiều dài, hộp to, đồ vật (sách, đá, v.v...) để bỏ thêm vào hộp những vật ít nặng.

Tiến trình

Dùng phấn kẻ một đường trên sàn hoặc dùng ruybăng dính. Đặt sợi dây băng qua sao cho phần giữa sợi dây nằm trên đường kẻ.

Cột thùng giấy cứng rỗng vào đầu dây và bạn cầm đầu sợi dây kia chỉ cho trẻ làm thế nào để kéo sợi dây để thùng băng qua đường kẻ.

Sau đó bạn để hộp về vị trí ban đầu và giúp trẻ kéo hộp qua đường kẻ.

Lặp lại bài tập này bằng cách giảm dần sự trợ giúp của bạn cho tới khi trẻ có thể kéo hộp rỗng qua dây.

Bạn thêm từ từ trọng lượng vào hộp (chú ý đến vóc dáng và trạng thái cơ thể của trẻ, đừng thêm quá nhiều trọng lượng, điều đó có thể làm hỏng bài tập. Bạn đảm bảo đường kẻ phải luôn rõ ràng để trẻ biết chính xác là trẻ phải kéo hộp đến đâu)

89. KÉO DÂY

5 - 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (5 - 6 tuổi)• Vận động tinh, nắm bắt (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự rắn rỏi của bàn tay và sự phát triển cơ bắp tổng quát.

icon timeline Mục tiêu

Kéo sợi dây được người khác cầm căng nhẹ.

icon timeline Dụng cụ

Dây thừng khoảng 1m.

Tiến trình

Dùng phấn hoặc ruybăng dính kẻ một đường dưới đất và bạn đặt sợi dây băng qua sao cho phần giữa sợi dây nằm trên đường kẻ.

Cho trẻ cầm một đầu sợi dây còn bạn cầm đầu kia.

Theo lệnh của bạn, cho trẻ thử kéo bạn qua khỏi đường mức.

Lúc đầu cho trẻ công việc rất dễ và khen trẻ “kéo tốt”. Dần dần kéo mạnh về phía bạn làm sao cho trẻ phải kéo mạnh hơn để kéo bạn qua khỏi đường mức.

Đảm bảo trẻ phải cố gắng, nhưng đừng làm cho bài tập gây nản chí và cực nhọc.

90. CON RỐI LÒ XO

5 - 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (5 - 6 tuổi)
• Bắt chước vận động (4 - 6 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp cánh tay và chân.

icon timeline Mục tiêu

Nhảy10 lần như con rối lò xo.

icon timeline Dụng cụ

Không có.

Tiến trình

Tìm một khoảng trống mà bạn và trẻ có thể nhảy không vướng chướng ngại vật.

Bạn đứng trước mặt trẻ và cho trẻ bắt chước những gì bạn làm.

Bạn giơ cánh tay cao khỏi đầu cho tới khi bàn tay chạm vào nhau, sau đó bỏ tay xuống dọc theo thân.

Giúp trẻ giữ tư thế nếu trẻ không bắt chước bạn ngay.

Lặp lại phần bài tập này cho tới khi trẻ có thể thực hiện động tác cánh tay không trợ giúp.

Một lần nữa bạn đứng trước mặt trẻ và cho trẻ chỉ bắt chước động tác chân. Bạn nhảy chân dang ra, và nhảy lần nữa chân chụm lại. Chỉ giúp trẻ nếu trẻ cần.

Khi trẻ có khả năng bắt chước tách biệt động tác tay và chân, bạn cho trẻ bắt chước phối hợp hai động tác này.

Bạn nhảy chân dang ra cùng lúc vỗ tay khỏi đầu. Do dự với cánh tay giơ lên và chân dang ra để trẻ có thể bắt chước bạn dễ dàng. (Ghi chú trên biểu đồ số lần trẻ nhảy mà không mệt.)

91. NHẢY DÂY

5 - 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (5 - 6 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp.

icon timeline Mục tiêu
  1. Nhảy 5 lần qua sợi dây thừng được quay nhẹ nhàng.

icon timeline Dụng cụ
  1. Sợi dây thừng có chiều dài gần 1,5m

Tiến trình

Cột một đầu dây vào một cái cây hoặc một vật gì khác vững chắc.

Bạn đứng ở giữa sợi dây với trẻ và một người khác cầm đầu dây kia để quay.

 Khi sợi dây quay gần tới, bạn nói “nhảy” và nâng trẻ lên trong khi đó bạn nhảy.

Đầu tiên mỗi lần thử nhảy một cái để cho trẻ tin tưởng.

Giảm dần sự trợ giúp của bạn khi trẻ bắt đầu nhảy, mặc dù trẻ chưa có khả năng nhảy hoàn chỉnh.

Khi trẻ bắt đầu nhảy một mình, bạn đứng xa sợi dây nhưng bạn tiếp tục giúp trẻ bằng cách nói “nhảy” đúng lúc. (Ghi trên biểu đồ bao nhiêu lần trẻ nhảy được liên tục)

92. NHẢY CÒ CÒ

5 - 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (5 - 6 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm (5 - 6 tuổi)(không bắt buộc)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp cơ bắp, sự thăng bằng và khả năng đếm.

icon timeline Mục tiêu

Chơi cò cò đúng.

icon timeline Dụng cụ

Phấn hoặc dãi ruybăng dính, túi đậu tầm hoặc sỏi.

Tiến trình

Bạn dùng phấn hoặc ruybăng dính để vẽ những đường nét của bảng cò cò (những ô vuông phải lớn và đường nét thấy rõ).

Thoạt đầu để cho trẻ dễ dàng, đừng viết số trong ô vuông gây rối cho trẻ.

Chỉ cho trẻ nhảy một chân trong những ô vuông duy nhất và hai chân trong những ô vuông đôi.

Khi trẻ có khả năng nhảy đến cuối bảng và quay lại không khó khăn, bạn tập cho trẻ ném túi trong một của những ô vuông.

Vậy trẻ phải nhảy qua ô vuông có đánh dấu (cục tràm) cho đến cuối bảng, quay lại và lượm cục tràm.

Khi trẻ bắt đầu nhận biết số và học đếm, bạn hãy đánh số lên ô vuông. Cho trẻ đi theo số theo thứ tự hoặc cho trẻ nhảy theo số mà bạn đếm.

Screenshot 2023 03 18 at 12 20 56
Khung hình chơi nhảy cò cò
 

93. THĂNG BẰNG TRÊN XÀ GỖ MỨC ĐỘ KHÓ HƠN

5 - 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (5 - 6 tuổi)
• Vận động tinh, nắm bắt (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự thăng bằng.

icon timeline Mục tiêu

Vừa đi thăng bằng trên xà gỗ chiều dài 1m và chiều rộng 10cm, vừa mang những đồ vật khác nhau.

icon timeline Dụng cụ

Xà gỗ (xem bài tập 84), 2 hộp, 5 đồ vật nhỏ (bóng, thú nhồi bông, búp bê, tách, miếng xốp)

Tiến trình

Khi trẻ có khả năng đi trên xà gỗ không có vấn đề, bạn dạy trẻ đi trên xà gỗ bằng cách mang những đồ vật.

Đặt một hộp gồm 5 đồ vật ở một đầu xà gỗ và một hộp trống ở đầu kia.

Cho trẻ lấy một vật trong hộp đầy, đi trên xà gỗ và bỏ vật đó trong hộp thứ hai. - Lặp lại tiến trình cho tới khi tất cả đồ vật được chuyển qua hộp thứ hai.


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và gian lận

ADHD và gian lận

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây