[Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (3-4 tuổi)
Tham khảo thêm:
134. ĐỒ CHƠI XÂY DỰNG
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn đảm bảo trẻ quan sát bạn và xây dựng đơn giản với 3 yếu tố.
► Đặt hình mẫu của bạn một bên và để 3 yếu tố như trên trước trẻ. Giúp trẻ sao chép mẫu của bạn bằng cách hướng nhè nhẹ bàn tay trẻ.
► Khen trẻ và đặt kết quả của trẻ cạnh mẫu của bạn.
► Đặt tiếp 3 miếng khác trước trẻ và giúp trẻ phối hợp 2 miếng đầu. Chỉ bằng cử chỉ cho trẻ để trẻ tự đặt miếng thứ 3. Chỉ giúp trẻ khi trẻ lúng túng.
► Khi trẻ thêm được miếng thứ 3 không trợ giúp, cho trẻ tự phối hợp 3 miếng.
► Cuối cùng khi trẻ thành thục, tăng từ từ số miếng (bạn nhớ rằng để nhiều miếng trước mặt trẻ sẽ làm trẻ rối lên).
135. NẶN ĐẤT SÉT - I
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn với trẻ. Đặt 3 đồ vật để sao chép một bên bàn và 6 miếng đất sét lớn phía bên kia.
► Đặt 1 đồ vật và 2 miếng đất sét trước trẻ. Bạn nêu tên đồ vật phải được sao chép và đảm bảo rằng trẻ nhìn đồ vật đó. Nếu bạn sao chép cái chén, bạn nói “con nhìn đây, cái chén”. Khi trẻ chú ý, bạn dùng miếng đất sét nặn cái chén. Đặt cái chén của bạn cạnh cái chén mẫu.
► Sau đó bạn chỉ miếng đất sét thứ hai và nói “con làm cái chén đi”. Nếu trẻ chưa sẵn sàng nặn, bạn cầm bàn tay trẻ và giúp trẻ thao tác. Nếu trẻ không hiểu trẻ phải làm cái chén, tiếp tục giúp trẻ nặn để đạt được kết quả.
► Khi chén thứ 2 được làm xong, bạn đặt nó cạnh chén mẫu và chén thứ 1 và nói “cái chén”. - Thưởng trẻ liền và lặp lại bài tập với nhiều đồ vật khác.
136. NẶN ĐẤT SÉT - II
|
|
|
|
Tiến trình
► Khi trẻ có khả năng nặn thường xuyên những hình dạng đồ vật được thấy bằng đất sét, bạn dùng hình ảnh của những đồ vật ấy để dạy trẻ tái tạo lại những hình dựa trên hai kích cỡ.
► Đặt 2 miếng đất sét và một hình trước trẻ. Nêu tên đồ vật của hình ảnh như bạn đã nêu với chính đồ vật ấy. Bạn đảm bảo là trẻ nhìn hình và nói “con nhìn này, cái chén”. Cho trẻ chú ý đến cái chén. Rồi bạn lấy một miếng đất sét và nặn một cái chén.
► Bạn chỉ miếng đất sét thứ hai và nói “con làm cái chén đi”. Nếu trẻ lúng túng, bạn cầm bàn tay trẻ và giúp trẻ thao tác.
► Đặt chén thứ hai cạnh cái chén đã làm xong và cạnh hình. Bạn chỉ tất cả nhóm đó và nói “cái chén”.
► Thưởng trẻ liền và lặp lại bài tập với 2 hình khác.
137. PHẦN TRONG TOÀN THỂ
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn cắt trên giấy màu những cặp hình thể đơn giản để khi ghép lại thành một đồ vật trẻ nhận biết dễ dàng.
► Bạn vẽ một đường thẳng dọc ở giữa tờ giấy lớn màu trắng. Một bên đường thẳng, bạn ghép những mảnh mẫu của đồ vật và dán nó trên tờ giấy. Bạn cho trẻ hai phần của hình ảnh và chỉ trẻ cách ghép chúng bên phần trống của tờ giấy để phù hợp với mẫu (bạn chắc chắn trẻ quan sát bạn khi bạn ghép những mảnh).
► Bạn nêu tên đồ vật, sau đó tách ra lại hai mảnh. Bạn cho trẻ ghép lại hai phần cũng giống như vậy. Nếu trẻ lúng túng, bạn giúp trẻ xoay những phần cho tới khi tương ứng đúng.
► Kế tiếp, bạn dán những mảnh đó trên tờ giấy. Bạn treo những hình ảnh trong phòng của trẻ để chứng minh bạn hãnh diện về thành quả của trẻ. Khi bài tập trở nên dễ dàng đối với trẻ, bạn cho những hình ảnh khó hơn với 3 hoặc 4 phần.

138. KẸP
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn để rải rác 2 hoặc 3 đồ vật nhỏ trên bàn trước mặt trẻ, để phần dưới của đồ đựng trứng bằng giấy cứng trên bàn. Bạn nói “con nhìn nè” và chỉ cho trẻ cách mở và đóng những kẹp.
► Khi bạn chắc chắn trẻ quan sát bạn, bạn dùng kẹp để lượm một đồ vật và hướng đồ vật ấy đến lỗ trống của đồ đựng trứng. Bạn thả đồ vật đó trong lỗ bằng cách mở kẹp ra.
► Sau đó đưa kẹp cho trẻ và giúp trẻ để bàn tay cho đúng. Đặt bàn tay bạn lên bàn tay trẻ để điều khiển. Bàn tay kia của bạn, chỉ một vật trên bàn và nói “con bỏ vô”. Bạn giúp trẻ làm chủ cái kẹp để lượm đồ vật và thả nó trong lỗ đựng trứng.
► Đầu bài tập, bạn cũng phải chỉ lỗ trống cho trẻ biết đồ vật để ở đâu. Lúc đầu, trẻ có thể chỉ lượm một hoặc hai đồ vật (bạn chỉ để một số đồ vật mà bạn nghĩ trẻ có thể lượm được). Để cho trẻ khỏi nản chí, trẻ phải biết trẻ làm công việc đó bao nhiêu lần.
► Giảm dần sự kiểm soát của bạn nơi bàn tay trẻ khi bạn thấy trẻ tự làm chủ được cái kẹp. Khi trẻ quen với bài tập, bạn nói “con bỏ vô” nhưng không chỉ vị trí. Bạn xem trẻ có thể tìm vị trí trống và bỏ đồ vật vào đúng mục tiêu mà không cần sự trợ giúp.

139. VẼ ĐƯỜNG NGANG
|
|
|
|
Tiến trình
► Dùng bút chì nét to, bạn chuẩn bị một loạt giấy làm việc bằng cách vẽ 5 hoặc 6 tập hợp những chấm tròn to cách nhau khỏang 2cm.
► Bạn cầm bàn tay trẻ, đưa cho trẻ 1 cây bút chì, giúp trẻ đặt bút chì lên chấm trái. Bạn nói “con nối đi” và bạn hướng dẫn bàn tay trẻ di chuyển viết chì màu đến điểm bên phải.
► Lặp lại bài tập nhiều lần. Bạn giảm dần sự trợ giúp khi bạn cảm thấy trẻ bắt đầu tự di chuyển bút chì.
► Thưởng trẻ sau mỗi tờ giấy được làm xong.
► Khi trẻ có khả năng nối khá thẳng giữa 2 chấm cách nhau 2 cm, bạn tăng dần khoảng cách giữa 2 chấm và các chấm lợt dần.

140. VẼ HÌNH TRÒN
|
|
|
|
Tiến trình
► Vẽ một số hình đơn giản, mỗi hình một trang trong đó hình tròn là một phần quan trọng của hình vẽ. Dùng bút chì nét to vẽ những hình nhưng vẽ đường tròn bằng những chấm bút chì rõ nét.
► Đưa cho trẻ một bút chì màu và một tờ giấy làm việc. Bạn nêu tên đồ vật và chỉ cho trẻ những gì còn thiếu.
► Hướng dẫn bàn tay trẻ vẽ đường tròn, nối các chấm và bổ túc hình vẽ.
► Giảm dần sự trợ giúp khi trẻ hiểu ta chờ đợi gì ở trẻ.
► Khi trẻ làm dễ dàng, ta vẽ những chấm nhạt hơn.
► Cuối cùng bạn sử dụng hình vẽ một đồ vật thường dùng trong tờ giấy nhưng đừng vẽ đường viền hình tròn bằng những chấm. Bạn xem trẻ có thể nhận ra vị trí hình tròn ở đâu và bổ sung hình vẽ không trợ giúp.

Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
Vì sao một số trẻ mắc ADHD lại rất được yêu thích
Nhiều trẻ mắc ADHD gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội và khả năng tự kiểm soát,...
Liệu các vấn đề về học tập và tư duy có phổ biến ở bé trai ADHD hơn bé gái ADHD không?
Có vẻ như con trai mắc ADHD thường gặp vấn đề về học tập và tư duy nhiều hơn...
"Con tôi mắc ADHD và rất khó chấp nhận thua cuộc. Tôi nên làm gì để giúp con?"
Con trai tôi 7 tuổi, mắc ADHD và rất bốc đồng, thích ganh đua. Mỗi khi không...