en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (1-2 tuổi)

14/04/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 1-2 tuổi học cách phối hợp mắt-bàn tay.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (0-1 tuổi)

123. CỌC NHỎ ĐỂ VÒNG

1- 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (1 - 2 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp mắt-tay và sự làm chủ vận động tinh.

icon timeline Mục tiêu

Xỏ 4 vòng trên cọc nhỏ không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Cọc nhỏ để vòng (đồ chơi).

Tiến trình

Đặt cọc nhỏ trước mặt trẻ và chỉ những vòng cho trẻ. Bạn nói: “con nhìn này” và chỉ cho trẻ cách đưa vòng vào cọc. Bạn lấy vòng ra và đưa vòng vào lại khi bạn chắc chắn là trẻ quan sát bạn.

Đưa cho trẻ vòng thứ hai và bạn nói: “con bỏ vào”. Bạn hướng dẫn bàn tay trẻ để đưa vòng vào cọc.

Bạn lặp lại bài tập cho đến khi 4 vòng được chồng lên nhau. Khen trẻ sau mỗi vòng được bỏ vào và thưởng trẻ khi 4 vòng được xếp vào. (Bạn chắc chắn là trẻ có thể thấy tất cả các vòng khi bạn đưa những vòng cho trẻ để trẻ biết trẻ còn phải làm bao nhiêu lần nữa)

124. XẾP CHỒNG HÌNH KHỐI

1- 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (1 - 2 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp mắt-tay và sự làm chủ vận động tinh.

icon timeline Mục tiêu

Xếp chồng 4 khối không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

4 khối gỗ mỗi cạnh 5 cm.

Tiến trình

Đặt 4 hình khối trên bàn trước trẻ. Khi bạn chắc chắn là trẻ đã chú ý, bạn chỉ cho trẻ cách chồng những hình khối để xây một cái tháp.

Gỡ những hình khối xuống và để vào vị trí cũ. Bạn đặt một hình khối ngay trước trẻ, lấy tiếp hình khối thứ hai, bạn nói: “con đặt lên” và bạn chồng hình khối lên trên cái thứ nhất (bạn chắc chắn là trẻ nhìn bạn khi bạn chồng hình khối thứ hai lên).

Bạn cầm bàn tay trẻ, giúp trẻ lượm hình khối thứ ba, bạn nói “con đặt lên” và bạn hướng dẫn bàn tay trẻ để hình khối thứ ba lên trên hai hình khối trước.

Lặp lại tiến trình này với hình khối thứ tư nhưng lần này bạn nói “con đặt lên” và bạn chỉ lên trên khối thứ ba (bạn tạo cho trẻ điều kiện để tự chồng khối lên và bạn chỉ giúp trẻ khi trẻ lúng túng).

Khi tất cả hình khối đã được chồng lên, bài tập chấm dứt và trẻ nhận phần thưởng. - Lặp lại bài tập này cho đến khi trẻ có thể chồng 4 hình khối không trợ giúp.

125. HÌNH KHỐI TRONG LỌ

1- 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (1 - 2 tuổi)
• Cảm nhận thị giác (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự làm chủ vận động tinh và sự chú ý.

icon timeline Mục tiêu

Để 4 hình khối trong lọ.

icon timeline Dụng cụ

Bình chứa có đục một lỗ trên nắp nhựa, 4 hình khối, 2 mâm để lựa chọn.

Tiến trình

Đặt bình chứa trên bàn giữa bạn và trẻ. Đặt hai hình khối vào mỗi mâm chọn lựa và đặt mỗi bên bình chứa một mâm.

Chỉ một hình khối trong một mâm và nói “con bỏ vào bên trong”. Nếu cần, bạn cầm bàn tay trẻ và hướng dẫn trẻ lấy hình khối đúng và bỏ vào trong lỗ của nắp bình chứa.

► Rồi bạn chỉ một hình khối của mâm kia và lặp lại cùng tiến trình (bạn chắc chắn là trẻ quan sát bàn tay bạn khi bạn chỉ những hình khối).

Bạn thay đổi mâm này qua mâm kia để trẻ phải di chuyển mắt để thấy những gì bạn chỉ.

126. MIẾNG VÁN CÓ LỖ

1- 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (1 - 2 tuổi)
• Cảm nhận thị giác (1 - 2 tuổi)• Vận động tinh, thao tác (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng điểu khiển một vật đến mục tiêu xác định.

icon timeline Mục tiêu

Lồng 5 cọc nhỏ trên miếng ván có lỗ không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Miếng ván có lỗ đơn giản (ta có thể làm những cọc nhỏ bằng cách cắt cán chổi từng khúc có chiều dài bằng nhau và miếng ván được cắt lỗ là trên nắp hộp giày).

Tiến trình

Đặt miếng ván có lỗ trên bàn trước trẻ. Bạn thao tác bàn tay trẻ để tách tất cả những cọc nhỏ và rải trên bàn.

 Bạn cầm ngón trỏ của trẻ và giúp trẻ tìm ra lỗ trong miếng ván. Bạn chỉ một trong những cọc nhỏ, rồi chỉ một trong những lỗ và nói “con cắm cọc vào lỗ”. Bạn giúp trẻ làm cọc thứ nhất nhưng giảm dần sự trợ giúp của bạn.

Sau khi giúp trẻ cắm cọc thứ nhất, bạn giúp trẻ nhổ cọc ra và cắm lại vô.

Lặp lại tiến trình này với mỗi cọc.

Khi trẻ đã quen cắm cọc vào lỗ, bạn ra hiệu “con cắm cọc vào lỗ” mà không chỉ cọc cũng không chỉ lỗ.

Bạn thưởng trẻ khi tất cả cọc được cắm vào ván.

Screenshot 2023 04 08 at 13 01 34
Lọ có dạng đơn giản

127. HỘP ĐỰNG BÚT CHÌ

1- 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (1 - 2 tuổi)
• Cảm nhận thị giác (1 - 2 tuổi)• Vận động tinh, thao tác (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự thao tác đồ vật và sự di chuyển được kiểm soát đến mục tiêu.

icon timeline Mục tiêu

Để 4 bút chì trong lỗ của hộp đựng viết không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Đồ hộp (nước trái cây, rau cải, súp, v,v...), bìa cứng, 4 bút chì.

Tiến trình

Làm một hộp đựng bút chì đơn giản bằng cách đục hoặc cắt những lỗ của một miếng giấy cứng hình tròn và bạn tô màu lên hộp (bạn đảm bảo rằng các lỗ này khá lớn để bỏ bút chì vào dễ dàng).

Đặt hộp đựng bút chì và 4 bút chì trước trẻ. Bạn chắc chắn rằng trẻ quan sát bạn và bạn để cây bút chì vào trong lỗ.

Đưa cho trẻ cây bút chì thứ hai và bạn hướng dẫn bàn tay trẻ và nói “con để bút chì vào trong lỗ”. Bạn khen trẻ liền.

Bạn đưa cây bút chì thứ ba, chỉ một lỗ trống và nói “con bỏ vào”. Bạn chỉ giúp trẻ khi cần.

Khi trẻ quen bỏ bút chì vào lỗ, bạn ngưng chỉ lỗ và xem trẻ có biết tìm ra lỗ trống để cắm bút chì không.

Screenshot 2023 04 08 at 13 01 42
Hộp giày làm bằng miếng ván có lỗ

128. TÔ MÀU

1- 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, vẽ (1 - 2 tuổi)
• Bắt chước, vận động (1 - 2 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự làm chủ bàn tay và phát triển kỹ năng tô màu.

icon timeline Mục tiêu

Vẽ 4 hoặc 5 đường bút chì ở trong một đường viền lớn.

icon timeline Dụng cụ

Bút chì bột màu, giấy, bút phớt nét to.

Tiến trình

Với cây bút nét to, bạn vẽ 2 hình tròn hoặc 2 hình vuông giống nhau trên một tờ giấy. Kẻ đường viền dày, đậm và thấy rõ.

Bạn đặt tờ giấy và 2 bút chì bột màu trước trẻ.

Bạn lấy bút chì bột màu và kẽ vài nét bên trong một đường viền.

Đưa cho trẻ bút chì thứ hai và nói “đến phiên con”, bạn cầm nắm bàn tay trẻ, giúp trẻ cầm bút chì và nguệch ngoạc trong đường viền vài giây.

Khen trẻ và lấy tờ giấy thứ nhất ra.

Bạn đưa tờ giấy thứ hai và lặp lại tiến trình. Lúc đầu trẻ không hiểu phải tô màu bên trong đường viền. Bạn tiếp tục vẽ những đường nét phía trong đường viền và sử dụng bàn tay của bạn để duy trì nét vẽ của trẻ phía trong đường viền.

Giảm dần việc cầm bàn tay trẻ cho tới khi trẻ bắt đầu tô được một cách có trật tự. - Thưởng trẻ mỗi khi trẻ xong một tờ.

Screenshot 2023 04 08 at 13 01 49
Hộp được cắt ngắn dùng đựng viết chì


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

ADHD và chứng tè dầm

ADHD và chứng tè dầm

Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?

Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây