[Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (4-5 tuổi)
Tham khảo thêm:
141. CẮT BẰNG KÉO
|
|
|
|
Tiến trình
► Cắt một mảnh giấy trắng thành dãi khoảng 2cm chiều rộng.
► Dùng bút chì nét to, kẻ những đường đậm đen cách nhau 5cm.
► Đưa cho trẻ một dãi và kéo và giúp trẻ đặt tay đúng vừa cầm kéo vừa cầm giấy. Bạn chỉ cho trẻ một đường vẽ trên tờ giấy và nói “con cắt đi”.
► Nếu trẻ lúng túng hoặc thử cắt ngoài đường vẽ, bạn hướng dẫn tay trẻ để cho đường cắt gần giống như đường vẽ. Thưởng trẻ ngay.
► Lặp lại bài tập nhiều lần cho tới khi trẻ cắt suốt đường vẽ không có sự trợ giúp của bạn.
► Khi trẻ quen cắt suốt đường vẽ mà bạn chỉ, bạn thử ra lệnh miệng “cắt đi” nhưng không chỉ (xem trẻ có tìm đường vẽ một mình và cắt ngay ngắn suốt đường vẽ đó).
142. CẮT HÌNH ẢNH
|
|
|
|
Tiến trình
► Khi trẻ đã học cắt dọc theo đường vẽ (xem bài tập 141), bạn dạy trẻ cắt hình ảnh.
► Những quyển tập tô màu sơ cấp mà hình ảnh có những đường viền đen dày rất tốt cho bài tập này vì những đường viền này chấp nhận cho trẻ có một lề sửa sai.
► Lúc đầu bạn thử dùng những hình ảnh chỉ có đường thẳng, nhưng khi trẻ thành thạo hơn trong việc phối hợp bàn tay, bạn cho trẻ những hình ảnh gồm những hình cong đơn giản.
► Tìm hiểu tờ giấy an -bom tô màu và cho trẻ tô màu tờ giấy đó thật tốt trong khả năng của trẻ. Màu sắc giúp trẻ phân biệt những phần trong hình ảnh.
► Trước tiên bạn cắt hình ảnh để trẻ có thể thấy được dễ dàng đường của kéo.
► Đưa cho trẻ cái kéo, bạn chắc là trẻ cầm kéo đúng và bạn chỉ cho trẻ đường trẻ phải cắt. Bạn nói: “con cắt đi”. Khi trẻ cắt đến chỗ quẹo, bạn giúp trẻ xoay kéo và giấy để cắt theo hướng mới.
► Khi trẻ cắt xong hình, bạn thưởng trẻ liền và kẹp hoặc dán hình trong sách để cho trẻ thấy là bạn rất hãnh diện về thành quả của trẻ.
143. MIẾNG VÁN CÓ BÙ LOONG - I
|
|
|
|
Tiến trình
► Trước khi bắt đầu bài tập, bạn làm một miếng ván có bù loong. Bạn vặn 3 đinh bù loong cùng kích cỡ vào miếng ván sao cho đinh bù loong nhú ra khỏi gỗ ít nhất 2cm. Bạn nói “con nhìn này”.
► Khi bạn chắc là trẻ quan sát, bạn lấy ốc vặn từ từ vào đinh bù loong. Rồi bạn cầm tay trẻ, giúp trẻ nhặt con ốc thứ hai (như cái kìm). Hướng dẫn bàn tay trẻ vặn con ốc vào đinh bù loong thứ hai.
► Chỉ con ốc còn lại, bạn nói “con vặn vào”. Nếu trẻ chú ý đến con ốc, bạn khen trẻ ngay và giúp trẻ hoàn thành bài tập.
► Bạn lặp lại bài tập này nhiều lần và giảm dần sự trợ giúp cho đến khi trẻ có thể hòan thành các con ốc và bu loong không trợ giúp. (Đừng đòi hỏi trẻ phải vặn sát. Lúc đầu chắc chắn trẻ chỉ vặn một hay 2 tua mỗi cái)

144. MIẾNG VÁN CÓ BÙ LOONG - II
|
|
|
|
Tiến trình
► Khi trẻ có khả năng lắp ráp miếng ván có bù loong đơn giản, bạn làm một miếng ván có bù loong phức tạp hơn bằng cách dùng 3 bù loong có kích cỡ khác nhau. Đặt miếng ván trên bàn trước trẻ và để rải rác 3 con ốc kích cỡ khác nhau quanh tấm ván.
► Bạn cầm bàn tay trẻ và giúp trẻ lượm một con ốc. Bạn chắc chắn là trẻ nhìn bạn và bạn thử con ốc trên tất cả đinh bù loong cho đến khi bạn thấy đinh bù loong nào hợp với con ốc đó. Khi bạn thử con ốc trên đinh bù loong không phù hợp, bạn cười, lắc đầu và nói “không được”.
► Khi bạn thấy cặp trùng khớp, bạn nghiêng đầu và nói “được rồi” và giúp trẻ vặn ốc.
► Lặp lại bài tập với đinh ốc thứ hai và thứ ba. Khi bạn đã giúp trẻ ở con ốc thứ hai, bạn xem trẻ có thể tự lượm được con ốc thứ ba và tìm ra đinh bù loong còn trống không.
►Lặp lại bài tập này cho đến khi trẻ có thể hoàn thành hết tấm ván một mình (bạn chỉ giúp trẻ khi trẻ cần).
145. GIẤY CỨNG ĐỂ BUỘC DÂY
|
|
|
|
Tiến trình
► Chỉ cho trẻ tấm bìa cứng để buộc dây và cho trẻ dùng ngón tay sờ vào mỗi lỗ. Lúc đầu bạn phải hướng dẫn bàn tay trẻ về phía lỗ kế tiếp để dạy trẻ sờ theo thứ tự và theo hướng ngược lại kim đồng hồ. Lặp lại cho trẻ “con sờ tất cả các lỗ”.
► Bạn giúp trẻ cầm dây ở tay phải và cho trẻ xỏ lỗ thứ nhất. Bạn nhấn mạnh hướng bằng cách nói “ xỏ lên” rồi giúp trẻ tay trái cầm đầu sợi dây và nói “con kéo” cho đến khi trẻ kéo sợi dây sát lỗ.
► Rồi bạn nói với trẻ “con để dây xuống” rồi đưa bàn tay phải của trẻ lượm lại sợi dây và nói “ đẩy lên trên” và “kéo” ở mỗi lỗ. Sự lặp lại thường xuyên lời chỉ dẫn này giúp trẻ làm bài tập có tổ chức.
► Khi trẻ bắt đầu nắm bước kế tiếp, bạn hoàn toàn không nhắc lại lệnh. Tuy nhiên bạn phải theo dõi để xem trẻ có nhớ hướng “xỏ lên” và không nhảy lỗ.

146. VIẾT CHỮ HOA
|
|
|
|
Tiến trình
► Chuẩn bị trước giấy làm việc bằng cách dùng bút chì ghi những chấm tạo đường viền những chữ viết hoa.
► Dùng bút nét to tô một chấm để chỉ vị trí khởi hành và sử dụng mũi tên để chỉ hướng mỗi đường. Những tờ giấy làm việc thứ nhất chỉ gồm những chữ có đường thẳng.
► Đưa cho trẻ cây bút chì bột màu và hướng dẫn bàn tay trẻ vẽ các chữ. Ra lệnh miệng đơn giản cho trẻ trong khi đó bạn vẽ đường viền (ví dụ đối với chữ “A” bạn có thể nói “phía dưới, phía dưới, đi ngang” để chỉ hướng của 3 đường).
► Khi trẻ vẽ tốt, bạn ghi những chấm nhạt dần và xa hơn.
► Cuối cùng, bạn xem trẻ có vẽ được chữ bằng cách chỉ dựa vào lệnh miệng của bạn.

147. HÌNH VẼ: VẼ HÌNH TRÒN VÀ HÌNH VUÔNG
|
|
|
|
Tiến trình
► Chuẩn bị một lô giấy trên mỗi tờ có hình viền dấu chấm hình tròn hoặc hình vuông. Những dấu chấm phải được thấy rõ ràng và lúc đầu rất gần nhau. Bạn cầm một tờ giấy và cây bút chì bột màu và để chúng trước mặt trẻ.
► Bạn cầm ngón trỏ của trẻ và vẽ chậm chậm đường viền của hình trên tờ giấy. Khi di chuyển ngón tay của trẻ, bạn nói “chấm” mỗi lần bạn đi tới dấu chấm.
► Sau khi vẽ đường viền nhiều lần với ngón tay của trẻ, bạn cho trẻ cây bút chì bột màu và giúp trẻ nối những chấm bằng một đường. Mỗi lần bạn tiếp tục lặp lại “chấm...chấm”.
► Lặp lại bài tập mỗi lần lấy tờ giấy mới.
► Khi trẻ bắt đầu tự nối một mình những chấm, bạn giảm số chấm đường viền và làm những chấm nhạt hơn.
► Khi số chấm được giảm mỗi hình còn 4, bạn lấy tờ giấy trắng và vẽ phân nữa hình tròn hoặc hình vuông. Bạn xem trẻ có thể vẽ phân nữa hình còn lại.
148. HÌNH VẼ: CHỮ THẬP VÀ ĐƯỜNG CHÉO
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn chuẩn bị một lô giấy bằng cách vẽ những chấm được thấy rõ ràng theo mẫu đường chéo và chữ thập. Bạn dùng bút phớt nét to chấm một chấm lớn và tô lên chỉ vị trí khởi đầu.
► Bạn bắt đầu bằng những tờ giấy chỉ có đường chéo. Bạn đưa cho trẻ cây bút chì bột màu và hướng dẫn tay trẻ nối những chấm. Mỗi lần vẽ một đường, bạn nói “chấm...chấm...chấm...”.
► Khi trẻ bắt đầu tự di chuyển cây bút chì bột màu, bạn rút lại sự hướng dẫn tay trẻ nhưng bạn tiếp tục lặp lại “chấm...chấm...chấm...”
► Lặp lại bài tập bằng cách lấy tờ giấy có chữ thập được làm bởi mẫu chấm.
► Khi trẻ thành thạo, bạn sử dụng ít dấu chấm bằng hình vẽ mà làm những dấu chấm nhạt hơn.
► Khi trẻ nối được 2 dấu chấm nhỏ để làm thành một đường 5cm, bạn vẽ một đường chéo hoặc chữ thập và xem trẻ có sao chép được mà không cần những dấu chấm để nối.

149. HÌNH VẼ: KHUÔNG THỦNG
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn chuẩn bị những khuông thủng đơn giản bằng cách cắt những hình vuông, hình tròn và hình tam giác trên miếng giấy bìa cứng. Bạn để 3 khuông thủng ở góc bàn để trẻ nhìn thấy trẻ phải làm việc bao nhiêu lần.
► Đề khuông thủng thứ nhất trên tờ giấy trước mặt trẻ và giúp trẻ hướng bàn tay trẻ vào trong khuông thủng. Sau đó lặp lại bài tập với bút chì trong bàn tay trẻ.
► Bạn để khuôn thủng một bên và chỉ hình vẽ trẻ vừa làm.
► Lặp lại bài tập với khuông thủng thứ hai và thứ ba. Sau mổi khuông thủng, thưởng trẻ.
► Giảm sự hướng dẫn của bạn vào bàn tay trẻ cho tới khi trẻ vẽ được một mình khuông thủng.
► Khi trẻ thành thạo về khuông thủng, cho trẻ vẽ mẫu trên nữa tờ giấy, trên nữa tờ giấy còn lại, bạn hướng dẫn bàn tay trẻ sao chép cùng hình đó với bàn tay giơ cao.
► Bạn tiếp tục vẽ hình thể với và không khuông thủng. Bạn giảm sự hướng dẫn của bạn vào bàn tay trẻ cho tới khi trẻ vẽ hình thể lúc đầu với khuông thủng và sau đó không khuông thủng.
150. HÌNH VẼ: CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỂ THÀNH HÌNH ẢNH
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn chuẩn bị một lô giấy, mỗi tờ chỉ có một hình tròn hoặc hình vuông. Bạn lấy một tờ giấy và bút chì bột màu và chỉ cho trẻ trang trí hình thể như thế nào để biến đổi hình thể đó thành một đồ vật mà trẻ nhận biết.
► Ví dụ, bạn chỉ cho trẻ hình vuông và nói “con nhìn nè, hình vuông, con hãy vẽ cái nhà”
► Bạn cho trẻ cây bút chì bột màu và hướng dẫn bàn tay trẻ trang trí hình vuông, làm cho nó giống cái nhà. Sau đó bạn chỉ cho trẻ hình ảnh và nói “cái nhà”.
► Sau khi giúp trẻ chuyển đổi nhiều lần hình vuông thành cái nhà, bạn giảm sự hướng dẫn của bạn vào bàn tay trẻ khi bạn vẽ nhà gần xong và xem trẻ có hoàn thành một mình (bạn giúp trẻ vẽ dần dần một phần hình thể càng ngày càng lớn hơn chính hình ảnh đó).
151. VIẾT TÊN BẰNG CHỮ IN
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn cắt những chữ “S-C-O-T-T” trên tờ giấy màu. Mỗi chữ có chiều cao 5cm. Trên tờ giấy trắng, bạn xếp những chữ đó để trở thành cái tên Scott.
► Bạn vẽ đường viền những chữ đó dưới mẫu.
► Bạn vẽ mẫu những chữ đó bằng dấu chấm dưới đường viền được vẽ.
► Bạn chuẩn bị một lô tờ giấy. Bạn để một tờ giấy trên bàn trước mặt trẻ. Trước tiên bạn cho trẻ một trò chơi chữ đã được cắt để trẻ so sánh những chữ đó với chữ trên mẫu.
► Nếu trẻ cần sự trợ giúp, bạn chỉ cho trẻ cách so sánh mỗi chữ với mẫu cho tới khi trẻ tìm được đúng chữ.
► Sau đó bạn cho trẻ đặt những chữ đã được cắt trên mẫu.
► Kế đó, bạn cho trẻ tô trong những đường viền những chữ tên của trẻ.
► Sau cùng cho trẻ nối những chấm để in tên của trẻ (bạn chỉ trợ giúp khi trẻ cần).
► Bạn nói “chấm...chấm...chấm...” khi trẻ nối những chấm.
► Lặp lại những chữ và tên trẻ ở mỗi giai đoạn của bài tập.
► Mỗi lần trẻ nối kết một chữ, tô một chữ hoặc nối những chấm để làm thành một chữ, bạn nêu tên chữ đó. Bạn thử cho trẻ lặp lại tên của trẻ.
► Mỗi lần trẻ xong một giai đoạn, bạn lặp lại tên trẻ và thử để trẻ nói tên (bạn chỉ sử dụng một tờ giấy cho mỗi buổi).
152. HÌNH VẼ: BỔ SUNG NHỮNG HÌNH ẢNH ĐƠN GIẢN
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn vẽ một loạt hình đồ vật đơn giản mà bạn biết là trẻ biết, nhưng bỏ qua một phần nổi bật của hình.
► Đưa cho trẻ tờ giấy làm việc và một bút chì màu. Bạn cầm ngón trỏ của trẻ và vẽ theo đường viền của hình vẽ và bạn chắc là trẻ nhìn hình vẽ khi bạn cho ngón tay trẻ di chuyển. Khi đến phần thiếu bạn nói: “Ồ thiếu rồi!”. Bạn giúp trẻ sử dụng bút chì màu để bổ sung hình vẽ.
► Thưởng trẻ ngay và bạn lấy tờ giấy làm việc thứ hai. Bạn lặp lại bài tập nhiều lần.
► Khi trẻ quen với bài tập, bạn xem trẻ có tìm ra được phần thiếu khi bạn không cần cầm ngón tay trẻ đi hết đường viền của hình vẽ không.
153. HÌNH VẼ: HÌNH THỂ VÀ HÌNH VẼ
|
|
|
|
Tiến trình
► Chuẩn bị nhiều tờ giấy làm việc với những chấm bằng bút chì tạo thành hình vẽ có hình dạng đơn giản. Sử dụng chấm màu để chỉ điểm xuất phát và mũi tên để chỉ hướng mỗi đường.
► Bạn giúp trẻ nối các chấm để bổ sung hình vẽ.
► Giảm sự trợ giúp khi trẻ bắt đầu tự theo các mũi tên.
► Khi trẻ nối thành thạo, bạn ghi những dấu chấm và những mũi tên nhạt và xa hơn.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
Vì sao một số trẻ mắc ADHD lại rất được yêu thích
Nhiều trẻ mắc ADHD gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội và khả năng tự kiểm soát,...
Liệu các vấn đề về học tập và tư duy có phổ biến ở bé trai ADHD hơn bé gái ADHD không?
Có vẻ như con trai mắc ADHD thường gặp vấn đề về học tập và tư duy nhiều hơn...
"Con tôi mắc ADHD và rất khó chấp nhận thua cuộc. Tôi nên làm gì để giúp con?"
Con trai tôi 7 tuổi, mắc ADHD và rất bốc đồng, thích ganh đua. Mỗi khi không...