[Dạy trẻ tự kỷ] Xã hội hoá (3-4 tuổi)
Tham khảo thêm:
255. TƯƠNG TÁC VỚI CON RỐI
Cảm nhận• Bắt chước, vận động (3 - 4 tuổi) • Xã hội hoá, tương tác cá nhân (3 - 4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện tương tác xã hội, khả năng tưởng tượng chơi, và không bắt buộc, tài đối thoại. |
Mục tiêuSử dụng con rối cách thích hợp để tương tác cởi mở với con rối của người khác. |
Dụng cụ2 con rối cầm tay. |
Tiến trình
► Bạn xỏ bàn tay của bạn vào con rối và sử dụng bàn tay đó để chơi với trẻ. Bạn dùng con rối để cù lét và tạo một cuộc đối thoại đơn giản bằng cách dùng giọng óc cho con rối.
► Động viên trẻ trả lời con rối một cách phù hợp. Cố gắng cho trẻ quan sát con rối thay vì quan sát mặt của bạn.
► Khi trẻ bắt đầu nắm khái niệm trò chơi con rối, bạn đưa cho trẻ chính con rối của trẻ và chỉ cho trẻ cách sử dụng. Cố gắng hướng dẫn trẻ sử dụng con rối của trẻ để tác động qua lại với con rối của bạn.
► Thử cù lét con rối của trẻ bằng con rối của bạn để trẻ phản ứng lại với con rối hơn là với bạn.
► Đầu buổi khám, trong thời gian ngắn, bạn thử kéo dài tương tác khi trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong trò chơi con rối.
256. TRÒ CHƠI GIẢ VỜ ĐẦU TIÊN
Cảm nhận• Bắt chước, vận động (2 - 3 tuổi) • Xã hội hoá, tương tác cá nhân (3 - 4 tuổi) |
Mục đíchPhát triển khả năng tưởng tượng để chơi. |
Mục tiêuThực hiện một giai đoạn giả vờ đơn giản khoảng 2 phút. |
Dụng cụKhông có. |
Tiến trình
► Cố gắng cho trẻ bận tâm vào một họat động giả vờ ngắn. Lúc đầu những cảnh phải ngắn và đơn giản, có thể không quá một hoặc 2 câu ngắn kèm theo hành động dễ hiểu. Lúc đầu phải làm điều cơ bản giả vờ nhưng cố gắng kéo trẻ quan tâm đến những gì bạn làm. Trẻ cần nhiều trợ giúp để hiểu những gì bạn mong đợi nơi trẻ và bạn cũng phải nhẫn nại. Bạn cho trẻ tham gia vào bài tập bằng mọi cách có thể. Lúc đầu trẻ chỉ có thể bắt chước hành động của bạn mà không hiểu khái niệm trò chơi giả vờ.
► Lặp lại bài tập nhiều lần cho tới khi trẻ bắt đầu tham gia một cách tích cực.
► Những giai đọan giả vờ cơ bản có thể được hình thành như sau:
a) Gỉa sử cả hai chúng ta đều là cây. Bạn nói: “Chúng ta làm cây”. Bạn dang tay ra như nhánh cây và bảo trẻ bắt chước. Sau đó bạn nói: “kia là gió” và bạn vừa dùng miệng thổi, vừa vẫy cánh tay như là những nhánh cây lung lay trước gió. Cuối giai đọan.
b) Gỉa sử chúng ta đi du ngọan bằng ô tô. Bạn ngồi trên trường kỷ cạnh trẻ và bạn giả vờ lái ô tô. Bạn nói “Vrum-vrum” và bảo trẻ bắt chước cử chỉ của bạn. Bạn rời trường kỷ và giả bộ đóng cửa. Cuối giai đọan.
► Chú ý ngôn ngữ phải đơn giản nhưng luôn chỉ cho trẻ một cách rõ ràng có thể được những gì bạn giả vờ.
257. LAU BÀN
Cảm nhận• Xã hội hoá, tương tác cá nhân (3 - 4 tuổi) |
Mục đíchDạy cách sắp xếp tổ chức, sự chú ý và sự gắn bó với thói quen hằng ngày. |
Mục tiêuLau bàn sau mỗi buổi dạy. |
Dụng cụMâm, miếng xốp, khăn giấy. |
Tiến trình
► Bạn giữ những dụng cụ của bài tập này luôn luôn ở một vị trí. Trước mỗi buổi tập, bạn kiểm tra tất cả dụng cụ có ở đúng chỗ và sẵn sàng để được sử dụng.
► Sau mỗi buổi tập tại bàn, bạn phải đi tìm mâm với trẻ để bảo trẻ đem tới bàn và đặt trên ghế.
► Lúc đầu bạn có thể giúp trẻ bưng mâm. Nếu trẻ có thể phối hợp bưng mâm có chén nước mà không làm đổ nhiều, bạn đổ một phần nước vào chén.
► Nếu trẻ không khả năng bưng chén nước thì bạn cho trẻ bưng mâm có chén không trong khi đó bạn bưng hủ nước nhỏ để rót đầy chén nước cho trẻ tại bàn.
► Bạn cầm bàn tay trẻ và chỉ cho trẻ cách lau bàn bằng miếng xốp ẩm ướt.
► Bạn đi qua mỗi giai đọan từ từ để trẻ không cảm thấy lúng túng.
► Cùng cách đó, mỗi lần, bạn dạy trẻ cách lau bàn, đi từ bìa ngoài và tiến về phía trong. Rồi bạn bảo trẻ để miếng xốp trên mâm và lặp lại tiến trình với khăn giấy để lau khô bàn. Sau cùng bảo trẻ mang mâm về chỗ cũ.
► Khi mâm được đặt lại chỗ cũ, buổi học kết thúc và trẻ có thời gian trống để làm những gì trẻ thích.
258. TRÒ CHƠI CHO VÀ NHẬN
Cảm nhận• Kỹ năng bằng lời, biểu cảm (2 - 3 tuổi) • Xã hội hoá, tương tác cá nhân (3 - 4 tuổi) |
Mục đíchTăng sự ý thức và sự thích thú cho và nhận của người khác. |
Mục tiêuCho người một đồ vật, ngược lại nhận một đồ vật và nói “cám ơn”. |
Dụng cụHộp lớn, đồ chơi nhỏ, bánh kẹo. |
Tiến trình
► Đối với bài tập này bạn cần nhờ một người khác, có thể là chị, cha của trẻ hoặc là bạn học.
► Bạn đặt hộp có chứa dụng cụ dưới đất, ngồi gần hộp với trẻ và chị của trẻ.
► Bạn nói với chị trẻ lấy một đồ vật trong hộp và đưa đồ vật đó cho bạn. Bạn nói “Cám ơn”. Rồi bạn bảo chị lấy một đồ vật khác trong hộp như xe ô tô mà trẻ thích và bảo chị đưa đồ vật đó cho trẻ. Bạn động viên trẻ lấy xe ô tô và nói “cám ơn”.
► Khi trẻ nói “cám ơn” hoặc điều gì gần giống, bạn bảo chị mỉm cười và nói với trẻ “không có chi” và ôm trẻ. Rồi bạn hướng dẫn trẻ lấy một đồ vật trong hộp và đưa đồ vật đó cho chị. Bảo trẻ phản ứng lại một cách phù hợp.
► Bạn tiếp tục làm bài tập này bằng cách cho và nhận giữa 3 người chơi cho đến khi tất cả các đồ vật được lấy ra khỏi hộp.
► Khi trò chơi này kết thúc, bạn cho phép trẻ chơi với đồ chơi mà trẻ đã nhận hoặc ăn bánh kẹo.
► Lúc đầu trẻ cần nhiều sự trợ giúp cho bài tập này và có thể có nhiều khó khăn để nói “cám ơn”.
► Lúc đầu bạn chấp nhận tất cả các câu trả lời nhưng dần dần bạn yêu cầu dùng từ chính xác hơn.
259. DỌN BÀN: CHÉN, BÁT, MUỖNG, NĨA
Cảm nhận• Xã hội hoá, độc lập (3 - 4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện sự hiểu biết những thói quen hằng ngày và phát triển khả năng giúp đỡ gia đình một cách hữu ích. |
Mục tiêuĐặt chén, bát, thìa, nĩa trên bàn đúng chỗ. |
Dụng cụChén, bát, thìa, nĩa, dĩa. |
Tiến trình
► Bạn bắt đầu chỉ cho trẻ đặt một lọai bộ đồ ăn. Bạn đưa một cái thìa và nói “Con nhìn, thìa” rồi đưa cho trẻ số thìa đúng để đặt lên bàn. Bạn cùng làm một vòng với trẻ dến tất cả vị trí. Bạn chỉ nơi phù hợp với thìa và nói “Con đặt thìa”.
► Nếu trẻ lúng túng bạn giúp trẻ đặt thìa vào vị trí đúng.
► Bạn lặp lại tiến trình này cho đến khi trẻ đặt được thìa ở mỗi vị trí.
► Bạn khen trẻ sau mỗi lần trẻ đặt được thìa.
► Sau khi bạn chỉ vị trí và ra lệnh miệng và trẻ đặt được thìa thường xuyên đúng, bạn dẫn trẻ đến một vị trí và ra lệnh miệng “Con đặt thìa”. Bạn xem trẻ có tìm được đúng vị trí đặt thìa mà không cần sự trợ giúp (bạn đảm bảo là tất cả phần còn lại phải được đặt đúng).
► Khi chỉ với lệnh bằng lời của bạn, trẻ đặt được thìa, bạn lặp lại tiến trình này với dao, nĩa.
► Khi trẻ có thể đặt được một lọai bộ đồ ăn và những lọai khác đang thực hành, bạn lặp lại tiến trình này bằng cách bảo trẻ đặt hai loại ở mỗi chỗ.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo
Những người mắc chứng ADHD thường không được coi là người cầu toàn. Nhìn bề...
ADHD và gian lận
Quay bài/ gian lận một hoặc hai lần là khá phổ biến đối với trẻ em. Chúng có thể...
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...