[Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2- 3 tuổi)
Tham khảo thêm:
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)
37. PHÂN BIỆT NHỮNG HÌNH VẼ
Cảm nhận• Cảm nhận thị giác (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchCải thiện khả năng nhìn và khả năng kết hợp. |
Mục tiêuKết hợp những cặp giống nhau của hình vẽ đơn giản. |
Dụng cụGiấy, bút phớt nét to hoặc bút chì bằng bột màu. |
Tiến trình
► Sử dụng bút phớt nét to hoặc viết chì bột màu để vẽ những hình đơn giản bằng chữ to trên những tờ giấy rời. Mỗi tờ giấy chỉ vẽ một hình và mỗi hình một cặp.
► Đặt trò chơi hình vẽ trên bàn trước mặt trẻ, trải ra hết để trẻ có thể thấy tất cả một lượt.
► Bạn giữ trò chơi kết hợp hình vẽ trên đầu gối.
► Đưa cho trẻ một trong những hình vẽ của bộ hình của bạn và nói “con tìm hình giống hình này”.
► Cầm tay trẻ và hướng dẫn trẻ để trẻ so sánh hình của bạn với mỗi hình trên bàn.
► Nếu những hình vẽ không kết hợp với nhau, bạn nói “không giống nhau” và hãy so sánh hình tiếp theo.
► Khi bạn thấy hình vẽ kết hợp với nhau, bạn nói “đúng rồi, giống nhau”, bạn để hai hình
kết hợp với nhau ở bên cạnh nhau. (Bạn chắc chắn rằng trẻ quan sát bạn trong khi bạn so sánh hình vẽ).
► Lặp lại tiến trình cho tới khi tất cả các hình vẽ kết hợp với nhau.
► Hãy bắt đầu bằng 3 hình vẽ, nhưng tăng dần số lượng và sự phức tạp của hình vẽ tùy theo sự tiến bộ của trẻ.
38. PHÂN BIỆT NHỮNG NGUỒN TIẾNG ĐỘNG
Cảm nhận• Cảm nhận thị giác (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchCải thiện sự chọn lọc bằng tai. |
Mục tiêuKết hợp những âm phát xuất từ một loạt nguồn tiếng động. |
Dụng cụ3 cặp đồ vật gây tiếng ồn (bộ phách, chuông nhỏ, đồ chơi bóp, cái mõ quay, cái còi, v.v....) |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn với trẻ.
► Đặt 2 đồ vật có tiếng động khác nhau trên bàn trước mặt trẻ và giữ những đồ vật kết hợp với nhau trước mặt bạn.
► Sử dụng một trong những đồ vật một cách thích ứng, sau đó cầm tay trẻ và giúp trẻ sử dụng đồ vật kết hợp với nhau để tạo cùng tiếng động.
► Đặt lại 2 đồ vật đầu tiên và lặp lại tiến trình với cặp thứ hai.(đặt lại cặp thứ hai ở vị trí ban đầu)
► Lấy lại đồ vật thứ nhất, sử dụng nó chính xác và chỉ trẻ sử dụng đồ của nó. (Xem trẻ có chọn đồ vật đúng trong 2 đồ vật ở trước mặt trẻ).
► Nếu trẻ không làm, ngưng lại và hướng dẫn tay trẻ vào đồ vật đúng
► Lặp lại tiến trình bằng cách xen kẻ hai đồ vật.
► Nếu trẻ chọn đúng đồ vật một cách chắc chắn, bạn bắt đầu đa dạng hóa tiến trình sao cho đừng xen kẽ một cách đơn giản nữa.
► Sau cùng, bạn để trò chơi đồ vật của bạn trong hộp ở phía sau lưng bạn. Chọn một và tạo tiếng động làm sao cho trẻ không thể thấy đồ vật nào bạn sử dụng.
► Để trẻ chọn dụng cụ đúng trong bộ sưu tập của trẻ và tạo ra tiếng động kết hợp với nhau.
► Tùy theo sự tiến bộ của trẻ, tăng số lượng đồ vật, nhưng mỗi đồ vật phải có âm thanh rất phân biệt.
39. HỘP CÓ LỖ
Cảm nhận• Cảm nhận thị giác (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchCải thiện việc tìm kiếm bằng mắt, khả năng kết hợp và phối hợp mắt bàn tay. |
Mục tiêuLồng 3 đồ vật vào hộp có lỗ đơn giản. |
Dụng cụHộp giày, 3 đồ vật có chiều kích và hình thể đa dạng (ví dụ 1 hạt chuỗi, 2 khối chiều kích và hình dạng khác nhau). |
Tiến trình
► Làm một hộp có lỗ bằng cách vẽ đường viền của 3 đồ vật trên nắp hộp giày và cắt những hình thể đó. (Bạn chắc chắn rằng những đồ vật có thể chui qua lỗ dễ dàng)
► Chỉ cho trẻ cầm đồ vật như thế nào, so sánh mỗi lỗ cho tới khi tìm thấy lỗ thích hợp và bỏ đồ vật trong hộp.
► Cho trẻ đồ vật thứ hai, nếu trẻ lúng túng, hướng dẫn trẻ bằng tay.
► Điều khiển tay trẻ vào một trong những lỗ và so sánh đồ vật với lỗ. Nếu không thích hợp, nói “không” và đi qua lỗ khác. Khi bạn tìm đến lỗ thích hợp, nói “đúng” và giúp trẻ cho đồ vật vào.
► Lặp lại tiến trình cho tới khi bỏ hết tất cả những đồ vật trong hộp không trợ giúp.
► Nếu hộp đơn giản quá dễ đối với trẻ, làm một cái hộp khó hơn bằng cách sử dụng hộp to và nhiều đồ vật kích cỡ và hình thể khác nhau.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo
Những người mắc chứng ADHD thường không được coi là người cầu toàn. Nhìn bề...
ADHD và gian lận
Quay bài/ gian lận một hoặc hai lần là khá phổ biến đối với trẻ em. Chúng có thể...
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...