[Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (0-1 tuổi)
Tham khảo thêm:
Những tính chất đặc thù của tự kỷ mà những bài tập mô tả được cống hiến trong đoạn này bao gồm:
1/ sự lựa chọn được đánh dấu đối với một số thức ăn, có nghĩa là những khả năng tự nuôi sống sẽ được dạy dễ dàng hơn bằng cách dùng thức ăn được trẻ ưa thích.
2/ những khả năng ngôn ngữ kém, làm ngăn trở người dạy sử dụng ngôn ngữ để ra lệnh cho trẻ. Phải sử dụng cử chỉ và giải thích rõ ràng để nói với trẻ những gì chúng ta muốn trẻ làm.
3/ nhu cầu khẩn thiết đồng đều và ước muốn thói quen. Khi một thói quen đã đạt được, trẻ có thể có khó khăn thay đổi hoặc khái quát hóa trong tình huống mới.
4/ vận dụng bất thường về cách thức giác quan. Những phản ứng của trẻ về vị hoặc mùi, hoặc bị ướt, lạnh, đói, đau có thể mạnh mẽ ngoại lệ hoặc không hiện hữu.
5/ thời gian chú ý kém, điều đó đòi hỏi một cơ cấu và những chỉ dẫn bằng mắt hoặc bằng tai để làm cho trẻ thức tỉnh.
Những bài tập được trình bày trong chương này, được chọn như ví dụ về kỹ thuật dạy nhắm vào những tính chất đặc thù của tự kỷ. Chúng tôi cũng cho những ví dụ về những chỉ dẫn và những kích động cần thiết cho phép trẻ khái quát hóa từ tình huống này sang tình huống khác. Dù sự phát triển khả năng tự lập không thể đo được một cách thích hợp bởi test tâm lý giáo dục, điều quan trọng là đừng quên phân tích từng bài tập tùy theo sự phát triển, bằng cách tự bảo đảm không có thành phần bài tập nào vượt quá mức độ của trẻ trong loại chức năng này.
226. ĂN NHỮNG MÓN ĂN CÓ HÌNH DẠNG NGÓN TAY
Cảm nhận• Tự lập, tự ăn (0 - 1 tuổi) |
Mục đíchPhát triển khả năng tự ăn một cách độc lập. |
Mục tiêuCầm và ăn những thức ăn có hình dạng ngón tay không trợ giúp. |
Dụng cụThức ăn hình dạng ngón tay như xúc xích, bánh mì, cá rốt chín, được cắt thành khoanh đủ lớn để cầm dễ dàng. |
Tiến trình
► Cho trẻ ngồi vào ghế cao và đặt trước mặt trẻ một số lượng nhỏ thức ăn có dạng ngón tay mà bạn biết là trẻ thích. Bạn đảm bảo là trẻ quan sát bạn và bạn lượm từ từ một miếng thức ăn đưa về phía miệng của bạn. Bạn làm cử chỉ quá đáng để chỉ thức ăn này rất ngon. Cho trẻ hiểu là trẻ cũng phải làm như vậy.
► Nếu trẻ không bắt chước bạn hoặc không chơi với thức ăn, bạn hướng dẫn bàn tay trẻ cùng lúc bạn làm mẫu với bàn tay kia để trẻ bắt chước. Chú ý tất cả những cử động phải được chỉ dẫn rõ ràng và cho trẻ chú ý vào bàn tay của bạn trong lúc làm mẫu.
► Khen trẻ mỗi khi trẻ ăn dù nhờ vào sự trợ giúp của bạn. Cố gắng phát hiện những thức ăn dạng ngón tay mà trẻ thích và những thức ăn dạng ngón tay mà trẻ luôn từ chối. Bài tập này sẽ dễ dàng hơn nếu nó được thực hiện với những thức ăn mà trẻ muốn ăn. Từ từ khả năng vận động tinh của trẻ tiến bộ, bạn giảm dần kích thước của thức ăn.
227. UỐNG BẰNG TÁCH
Cảm nhận• Tự lập, tự ăn (0 - 1 tuổi) |
Mục đíchUống bằng tách. |
Mục tiêuCầm tách bằng hai tay và đưa gần đến miệng. |
Dụng cụTách lớn bằng nhựa nhẹ, nước trái cây được ưa thích |
Tiến trình
► Bạn cầm tách cho trẻ uống nhưng trẻ không muốn tự sờ vào cái tách. Trẻ ghét tất cả sự thay đổi. Tuy nhiên bạn phải thay đổi từ từ sao cho trẻ có thể chấp nhận sự thay đổi đó mà không bị xáo trộn. Bạn trải qua những giai đoạn sau, đi dần từ giai đoạn này đến giai đoạn kia khi bạn thấy trẻ chấp nhận sự thay đổi.
Giai đoạn 1: Bạn đứng phía sau trẻ, cầm tách trong hai bàn tay bạn và đưa tách lên miệng trẻ.
Giai đoạn 2: Bạn đứng phía sau trẻ, đặt hai bàn tay trẻ lên tách và hai bàn tay bạn lên hai bàn tay trẻ và bạn đưa tách lên.
Giai đoạn 3: Cũng như giai đoạn 2 nhưng bạn cầm hai cổ tay trẻ để củng cố sự cầm nắm.
Giai đoạn 4: Giảm sự cầm nắm cổ tay trẻ chỉ vừa đủ để cho trẻ niềm tin nhưng việc chính là trẻ cầm tách.
Giai đoạn 5: Giảm dần sự trợ giúp của bạn chỉ tiếp xúc nhẹ ở cánh tay để nhắc nhở trẻ những gì trẻ phải làm.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo
Những người mắc chứng ADHD thường không được coi là người cầu toàn. Nhìn bề...
ADHD và gian lận
Quay bài/ gian lận một hoặc hai lần là khá phổ biến đối với trẻ em. Chúng có thể...
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...