en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

13/03/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 1-2 tuổi học cách vận động tổng quát.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

 

54. CHỤP BÓNG

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, cánh tay, (1 - 2 tuổi)
• Xã hội hoá, tương tác cá nhân (1-2 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm (1-2 tuổi) (Không bắt buộc)

icon timeline Mục đích

Phát triển vận động cánh tay và tương tác xã hội.

icon timeline Mục tiêu

Chơi với người khác để chụp một đồ vật.

icon timeline Dụng cụ

Bóng bằng cao su hoặc bằng nhựa cỡ trung.

Tiến trình

Đặt trẻ đứng đối diện với bạn, cách bạn 30cm.

Bạn đưa 2 bàn tay trẻ ra phía trước, lòng bàn tay phía trên và cho trẻ trái bóng.

Bạn cũng đưa bàn tay của bạn như trẻ và nói: “Con cho cô trái bóng” hoặc chỉ cho trẻ bằng cử chỉ trẻ cho bạn trái bóng.

Nếu trẻ không phản ứng, bạn lặp lại câu đó hoặc cử chỉ và bạn lấy bóng.

Khen trẻ liền dù bạn lấy bóng của trẻ.

Lặp lại tiến trình này nhiều lần cho đến khi trẻ đưa bóng cho bạn.

Đứng cách xa hơn 30cm và ném nhẹ trái bóng cho trẻ. Bạn đừng bận tân đến việc trẻ có lượm bóng hay không.

Bạn lượm bóng đưa cho trẻ, trở về vị trí và nói với trẻ”. Con ném bóng cho cô” hoặc chỉ cho trẻ là trẻ phải ném bóng lại cho bạn bằng cử chỉ.

Nếu trẻ không biết vì khỏang cách quá xa, bạn làm lại động tác ném bóng và tiếp tục ném bóng cho trẻ (dù trẻ không đưa bóng cho bạn) cho đến khi trẻ học được cách ném bóng.

Khen trẻ khi trẻ ném được bóng và nếu trẻ chụp được bóng, ta khen trẻ nhiều hơn nữa để trẻ thấy là trẻ đã làm được một việc đặc biệt.

55. BƯỚC LÊN VÀ BƯỚC QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT ĐƠN GIẢN

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể, (1 - 2 tuổi)
• Bắt chước, vận động (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp và bảo đảm khả năng vận động tổng quát.

icon timeline Mục tiêu

Bước lên và bước qua một loạt chướng ngại vật thấp.

icon timeline Dụng cụ

Hộp giày, ghế đẩu, tự điển lớn, thùng giấy đựng sữa.

Tiến trình

Đặt một lọat hộp giày hoặc hộp giấy cứng đựng sữa trên sàn, chỉ cho trẻ bằng cử động làm thế nào để vượt qua chướng ngại vật.

Lặp lại từ “bước qua” mỗi khi trẻ bước qua một trong những hộp.

Lặp lại tòan bộ tiến trình này cho đến khi trẻ vượt qua được chướng ngại vật không trợ giúp.

Khi trẻ có khả năng bước qua các hộp, bạn giúp trẻ bước lên ghế đẩu thấp hoặc trên quyển tự điển dày. Chỉ cho trẻ lúc đầu bước lên một chân, sau đó đến chân kia.

Chỉ phía trên ghế đẩu hoặc trên quyển tự điển, bạn nói “con bước lên” và giúp trẻ bắt chước bạn

Lặp lại trình tự này nhiều lần cho đến khi trẻ có thể bước lên ghế đẩu không trợ giúp. Luôn chỉ cho trẻ phần cao của đồ vật khi bạn muốn trẻ bước lên đó.

56. CHẶNG ĐƯỜNG CÓ CHƯỚNG NGẠI VẬT ĐƠN GIẢN

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể, 1 - 2 tuổi
• Cảm nhận thị giác (1-2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp và thăng bằng và phát triển khả năng theo dõi một đường bằng mắt.

icon timeline Mục tiêu

Theo con đường gồm đoạn đi dưới, đi lên trên, và đi xung quanh một loạt chướng ngại vật đơn giản.

icon timeline Dụng cụ

Đồ đạc, dây thừng.

Tiến trình

Đặt sợi dây (có thể có màu) quanh phòng, cho sợi dây đó quấn quanh ghế dựa, đi dưới bàn, trên ghế đẩu v.v...

Khi bạn chắc chắn trẻ chú ý, bạn để phần thưởng vào một đầu sợi dây, khởi đi từ kia, bạn bảo trẻ đi dọc theo chặng đường, bạn luôn chỉ cho trẻ sợi dây.

 Tới đầu sợi dây, bạn cho trẻ phần thưởng.

Sau khi cho trẻ đi theo chặng đường đó một số lần, bạn thử để trẻ đi một mình. Bạn luôn ở gần trẻ và nếu trẻ có vẻ không biết, bạn lại làm cho trẻ chú ý đến sợi dây. Chú ý theo dõi cho tới cùng và những chướng ngại vật phải thật đơn giản.

57. LƯỢM ĐỒ CHƠI TRÊN SÀN NHÀ

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể, (1 - 2 tuổi)
• Bắt chước, vận động (1-2 tuổi)
• Vận động tinh, nắm bắt (0 - 1 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự thăng bằng.

icon timeline Mục tiêu

Lượm một đồ vật trên sàn nhà không mất thăng bằng.

icon timeline Dụng cụ

Thú nhồi bông, khối, bóng, hộp nhỏ.

Tiến trình

Đặt một con thú nhồi bông giữa sàn nhà cách đồ đạc trong nhàvà những gì nguy hiểm.

Dẫn trẻ đến đồ chơi và chỉ cho trẻ làm thế nào để nghiêng mình xuống lượm đồ chơi.

Đặt thú nhồi bông lại xuống sàn và làm cho trẻ hiểu là trẻ phải nghiêng mình xuống để lượm con thú.
Giữ trẻ nếu bạn thấy cần và hướng dẫn trẻ nghiêng mình để lượm con thú.

Thưởng trẻ bằng cách để trẻ chơi với con thú nhồi bông vài phút.

Lặp lại tiến trình nhiều lần cho đến khi trẻ có thể lượm con thú không trợ giúp và không mất thăng bằng.

Khi trẻ giữ được thăng bằng để lượm những đồ vật, ta để một số đồ chơi nhỏ hơn rải rác quanh phòng

Bắt đầu bằng 2 hoặc 3 khối và bóng; bạn đặt chúng trên sàn dễ thấy để cho trẻ quan sát. Bạn cầm một hộp nhỏ và đi cùng trẻ đến mỗi đồ vật đó, bảo trẻ lượm bóng, khối và để trong hộp. - Khen trẻ khi trẻ lượm hết các đồ vật bỏ vào trong hộp.

58. KHỐI LỚN

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể, (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng đi bằng cách mang đồ vật trong tay.

icon timeline Mục tiêu

Lượm, mang và chồng 4 khối lớn

icon timeline Dụng cụ

4 hộp giày, giấy màu.

Tiến trình

Dùng hộp giày làm thành những khối lớn bằng cách bỏ đầy giấy báo vò nhàu và dán nắp lại, sau đó dán toàn hộp bằng giấy màu.

Để rải rác những khối này trên sàn, chú ý sao cho dễ thấy. - Gây chú ý cho trẻ ở mỗi khối và nói: “Con lấy khối đi”.

Bảo trẻ lượm khối và đem đến cho bạn. Chỉ giúp trẻ khi trẻ cần.

Lặp lại tiến trình này cho tới khi trẻ lượm hết tất cả các khối.

Chỉ cho trẻ làm thế nào để chồng những khối bằng cách chính bạn chồng hai khối đầu, sau đó khối thứ ba bạn nói “con chồng lên đi” và chỉ điểm cao của chồng khối, bạn chỉ giúp trẻ khi cần. - Khi tất cả các khối được chồng lên, bạn để cho trẻ lật đổ xuống bằng cú đá và bắt đầu lại.

59. LÊN BẬC THANG

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể (1 -  tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự thăng bằng, sự phối hợp và khả năng tự di chuyển một cách độc lập.

icon timeline Mục tiêu

Lên cầu thang 2 chân mỗi bậc.

icon timeline Dụng cụ

Bậc thang, dây, viết chì.

Tiến trình

Khi trẻ bước lên ghế một cách chắc chắn, bạn bắt đầu cho trẻ bước lên bậc thang. Đặt trẻ trước những bậc thang, bạn đứng cạnh trẻ và nắm tay trẻ. Bạn nói: “Con bước lên” và đặt chân phải của bạn lên bậc thứ nhất.

Chỉ cho trẻ chân phải của nó rồi mặt cao của bậc thứ nhất. Di chuyển giúp chân trẻ nếu cần và nói lại lần nữa “con bước lên” và đặt chân trái của bạn cạnh chân phải ở bậc thứ nhất.

Vừa lặp lại “con bước lên” vừa kéo trẻ lên phía cao cho tới khi trẻ giơ chân trái lên.

Khen trẻ và lặp lại tiến trình.

Khi trẻ đưa tay cho bạn cầm và lên được 3 bậc mà bạn không cần di chuyển chân của trẻ, bạn lặp lại bài tập nhưng chỉ đưa một ngón tay cho trẻ cầm.

Khi sự khéo léo bước lên và sự an tâm của trẻ tiến triển, cho trẻ cầm một đầu cây bút chì không chuốt và bạn cầm đầu kia. Rồi bạn thế cây bút chì bằng sợi chỉ, cuối cùng bạn bước lên cạnh trẻ để trấn an trẻ.

60. LĂN BÓNG - I

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (0 - 1 tuổi)
• Vận động tổng quát, cánh tay, (1 - 2 tuổi)
• Cảm nhận thị giác (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Theo dõi một đồ vật bằng mắt, điều khiển nó bằng tay và hướng nó về một mục tiêu.

icon timeline Mục tiêu

Cầm trái bóng đang lăn và đẩy ngược lại không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Một trái bóng to.

Tiến trình

Bạn ngồi xuống đất với trẻ cách trẻ khoảng 1m.

Bạn nói “con nhìn nè” và đẩy bóng chạy từ từ về phía trẻ.

Nếu trẻ cử động để điều khiển trái bóng, bạn ra hiệu cho trẻ đẩy về phía bạn. Lúc đầu, chắc bạn cần một người thứ ba ngồi phía sau trẻ để hướng dẫn bàn tay trẻ.

 Khi trẻ bắt đầu hiểu ý là trẻ phải chụp bóng khi bóng về phía trẻ, bạn bắt đầu cho bóng chạy về những hướng khác, phía phải hoặc phía trái của trẻ để trẻ phải theo dõi bằng mắt trái bóng và đưa tay về hướng này hoặc hướng kia để chụp.

 

61. LĂN BÓNG - II

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (1 - 2 tuổi)
• Vận động tổng quát, cánh tay (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Tạo sự phát triển thuận lợi cho cánh tay và học cách lăn bóng.

icon timeline Mục tiêu

Lăn bóng vào tường và chụp nó thường xuyên không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Một trái bóng to.

Tiến trình

Bạn ngồi dưới đất cách tường khoảng 60cm. Cho trẻ ngồi trước mặt bạn và cũng nhìn tường.

Bước đầu có thể cũng cần đôi chân của bạn để ngăn không cho trẻ bò ra. Cho bóng lăn trong tầm nhìn của trẻ, rồi cho bóng lăn từ từ về phía tường.

Bạn chụp bóng khi bóng dội lại, rồi đặt bóng vào tay trẻ và giúp trẻ lăn bóng về phía tường và cũng giúp trẻ chụp bóng khi bóng dội lại.

Giảm bớt từ từ sự trợ giúp cho tới khi trẻ tự lăn bóng, nhìn bóng dội lại và chụp nó.

62. ĐI KHÔNG TRỢ GIÚP

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tinh, nắm bắt (0 - 1 tuổi)
• Vận động tổng quát, thân thể (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện thăng bằng và phát triển sự bảo đảm bằng vận động tổng quát.

icon timeline Mục tiêu

Đi 5 mét không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Gậy, dây thừng.

Tiến trình

Vẽ một lộ trình thẳng trong một không gian không chướng ngại vật.

Để 2 khúc dây hoặc giấy dính trên sàn nhà để chỉ đường xuất phát và đường về đích.

Thoạt đầu, để những đường cách nhau 1,50m và dần dần nới ra tùy theo sự tiến bộ của trẻ. - Để một phần thưởng, một đồ chơi được ưa thích hoặc bánh bít quy ở cuối đường để chỉ cho trẻ biết trẻ phải đi đến đâu.

Bạn đứng ở đường xuất phát và giúp trẻ bằng cách cầm hai tay trẻ đi đến đường thứ hai. Nếu trẻ không thử di chuyển chân, nâng trẻ lên đủ để trẻ đong đưa đôi chân vài bước.

Để trẻ ngừng và nghĩ nếu trẻ cần, nhưng bạn thử giữ trẻ đứng để đôi chân được rắn chắc.

Khi trẻ đi dễ dàng hơn, bạn chỉ nắm trẻ một tay.

Khi trẻ có thể đi một đoạn đường 3m và chỉ nắm một tay bạn, bạn cho trẻ cầm một đầu gậy và bạn đặt tay bạn lên tay trẻ.

Tiếp tục đi và bạn dần dần rời tay bạn dọc theo cây gậy cho tới một khoảng cách lớn trẻ rời tay trẻ khỏi tay bạn.

Khi trẻ có thể đi 5m cầm một đầu gậy còn bạn cầm đầu kia, bạn thay thế gậy bằng một sợi dây thừng chừng 50cm và lặp lại tiến trình.

Khi trẻ có thể đi 5m cầm một đầu dây còn bạn cầm đầu kia, bạn khuyến khích trẻ đi không cầm gì hết.

Thoạt đầu, bạn phải đứng gần trẻ, nhưng dần dần bạn thử xa trẻ trong khi trẻ đi.

63. ĐI MỘT BÊN VÀ LÙI LẠI

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể, (1 - 2 tuổi)
• Cảm nhận thị giác (1-2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện thăng bằng và học nhiều cách đi khác nhau.

icon timeline Mục tiêu

Đi một bên và lùi lại bằng cách giữ thăng bằng tốt.

icon timeline Dụng cụ

Đồ chơi có dây kéo.

Tiến trình

Để sợi dây trong tay trẻ và tay bạn nắm chắc tay trẻ khi trẻ cầm.

Bạn bắt đầu đi để đồ chơi được kéo đi phía sau bạn.

Gây sự chú ý của trẻ về đồ chơi để cho trẻ phải quay đầu lại nhìn đồ chơi mà vẫn tiếp tục đi.

Khi trẻ bắt đầu đi một bên một cách thoải mái, cho trẻ quay đầu lại đối diện với đồ chơi và bạn đứng sau trẻ. Như vậy, cả hai cùng đi thụt lùi đối diện với đồ chơi.

Nếu trẻ không thích thú nhìn đồ chơi, bạn hãy thử với đồ chơi khác hoặc làm một tiếng động với chính đồ chơi (ví dụ bạn nói “xình xịch” khi kéo xe lửa) để khuyến khích trẻ quan tâm đến đồ chơi.

Khi trẻ bước tới dễ dàng bằng cách nhìn đồ chơi, bạn cho trẻ kéo đồ chơi xung quanh bàn ghế để trẻ tập quen chú ý cái gì trước trẻ cũng như cái gì sau trẻ.

64. SỜ NGÓN CHÂN

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, thân thể, (1 - 2 tuổi)
• Bắt chước, vận động (1-2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự mềm dẽo và trạng thái cơ thể tổng quát.

icon timeline Mục tiêu

Sờ 10 lần ngón chân.

icon timeline Dụng cụ

Không có.

Tiến trình

Bạn đứng cạnh trẻ, giang cánh tay trước mặt bạn với lòng bàn tay úp xuống.

Bạn giúp trẻ làm cùng tư thế.

Ra dấu hiệu cho trẻ bắt chước bạn và nghiêng mình từ từ cho đến khi cánh tay bạn thẳng đứng phía dưới. Sau đó lấy tay sờ đầu gối.

Nếu trẻ có khó khăn bắt chước bạn, bạn có thể nhờ người thứ ba đứng sau trẻ giúp trẻ lấy tư thế đúng trong khi bạn làm mẫu cho trẻ.

Bạn cúi xuống dần dần cho tới khi cả hai cùng sờ ngón chân của bạn mà không gập nhiều đầu gối.

65. MỞ TỦ VÀ NGĂN KÉO

1 - 2 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tổng quát, cánh tay (1 - 2 tuổi)(0 - 1 tuổi)
• Vận động tinh, nắm bắt (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng của trẻ tự lo nhu cầu bản thân và phát triển lực bàn tay và cánh tay.

icon timeline Mục tiêu

Mở tủ và ngăn kéo không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Đồ chơi nhỏ, đồ đạc có ngăn kéo.

Tiến trình

Bạn chắc chắn rằng trẻ quan sát bạn và bạn giấu đồ chơi được ưa thích hoặc bánh kẹo trong tủ.

 Bạn mở chậm chậm cửa tủ và chỉ cho trẻ đồ chơi. Sau đó đóng cửa lại.

► Cầm tay trẻ để trên nắm cửa và giúp trẻ mở cửa.

► Chỉ cho trẻ đồ chơi và để trẻ chơi trong một phút

► Lặp lại tiến trình nhiều lần bằng cách giảm dần sự trợ giúp của bạn cho đến khi trẻ mở cửa một mình.

 Lặp lại tiến trình để dạy trẻ mở ngăn kéo (bạn chắc chắn những tủ và ngăn kéo mà trẻ thao tác, mở được dễ dàng để trẻ khỏi nản chí).

Sau bài tập này, bạn đừng quên để xa những đồ vật và chất liệu nguy hiểm trong ngăn kéo và tủ trong tầm tay trẻ.


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

ADHD và chia sẻ quá mức

ADHD và chia sẻ quá mức

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây