[Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)
Tham khảo thêm:
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)
22. TRÒ CHƠI BÀN TAY CÓ TÍNH ÂM NHẠC
|
|
|
|
Tiến trình
► Sáng tác một giai điệu thật đơn giản mà ta lặp lại nhiều lần và hát:
“Mở…Đóng…Mở…Đóng…,
Gõ nhịp, nhịp, nhịp.
Mở…Đóng…Mở…Đóng
Vỗ tay lên đầu gối, gối, gối”.
Lời hát có thể phù hợp với cử chỉ, có thể đổi tay lên lưng hoặc tay lên đầu.
► Bạn ngồi đối diện với trẻ, đầu gối bạn đụng đầu gối trẻ. - Giúp trẻ cử động tay để trẻ hiểu bắt chước bạn.
► Khi trẻ biết làm, bạn có thể tăng tốc bài hát.
23. BẮT CHƯỚC MỨC ĐỘ CAO VIỆC NẶN ĐẤT SÉT
|
|
|
|
Tiến trình
► Đặt 6 khối đất sét cỡ trung lên bàn: 3 khối trước mặt trẻ, và giữ 3 khối cho bạn.
► Dùng một miếng đất sét, bạn nặn một đồ vật đơn giản mà trẻ biết ví dụ như cái chén. Bảo trẻ dùng một trong những miếng đất sét của trẻ bắt chước làm đồ vật như bạn.
► Vừa nặn cái chén bạn vừa nói:“Con làm như thế này”. Có lẽ bạn phải giúp trẻ khởi động, nhưng bạn tiếp tục nặn xong hình bạn muốn để có mẫu cho trẻ bắt chước.
► Khi trẻ đã thử bắt chước nặn hình như bạn, bạn để 2 cái chén cạnh nhau và thưởng trẻ.
► Áp dụng cùng tiến trình đó với đất sét còn lại. - Kể tên đồ vật nhiều lần mà bạn làm và động viên trẻ bắt chước nói tên.
► Nếu trẻ gặp khó khăn làm bài tập này, bạn có thể gọi người thứ ba giúp trẻ trong khi bạn tiếp tục làm mẫu.

24. BẮT CHƯỚC CỬ ĐỘNG CỦA THÚ VẬT
|
|
|
|
Tiến trình
► Tìm một không gian trống, nơi mà bạn cùng trẻ di chuyển không va chạm đồ vật.
► Cho trẻ xem một trong những thú vật hoặc một trong những tấm hình, còn những cái khác nhìn thấy được để cho trẻ biết bài tập gồm mấy phần.
► Cho trẻ xem một tấm hình, ví dụ chim, và nói: “Con hãy nhìn chim, nó bay”. Vẫy tay như là bay và nói: “Chim bay”. Kéo trẻ vẫy tay với bạn trong vài giây. Lúc đầu, có thể bạn giúp trẻ cử động cánh tay.
► Lặp lại bài tập với hai thú vật khác.
25. TRÒ CHƠI NẶN TƯỢNG
|
|
|
|
Tiến trình
► Cho trẻ xem hình ảnh của một người trong tư thế đứng đơn giản.
► Giữ tư thế đó và giúp trẻ làm như vậy; nếu được một người thứ hai phải giúp trẻ để tay và chân trong khi đó trẻ vẫn tiếp tục quan sát bạn làm mẫu (bắt đầu bằng những tư thế đơn giản để trẻ không sợ mất thăng bằng).
► Dần dần khi khả năng vận động tổng quát của trẻ phát triển, cho trẻ bắt chước những tư thế phức tạp hơn.

26. BẮT CHƯỚC HOẠT ĐỘNG BẰNG HAI PHẦN
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn thực hiện một loạt hai hành động đơn giản trong nhà (khi bạn chắc chắn trẻ đã chú ý và có khả năng thực hiện mỗi hành động trong thói quen này).
► Sau khi chỉ cho trẻ thói quen, bạn hoàn tất phần kế tiếp với trẻ và thưởng trẻ.
► Sau đó bảo trẻ tự thực hiện hai hành động. Nếu trẻ chỉ thực hiện một trong hai phần hoặc trẻ đảo lộn thứ tự, thì bảo trẻ thực hiện lại hành động rồi thưởng trẻ.
Ví dụ về hai hành động liên tiếp đơn giản:
a) Sờ cánh cửa, sau đó đi xung quanh bàn.
b) Đóng cửa, sau đó ngồi vào ghế được chỉ định.
c) Gõ bàn, sau đó gõ cửa.
d) Ngồi vào ghế, sau đó chạy về phía cửa.
27. BẮT CHƯỚC NHỮNG THAY ĐỔI VẬN TỐC VÀ KHỐI LƯỢNG ÂM THANH
|
|
|
|
Tiến trình
► Ngồi vào bàn với trẻ, đặt một cái xoong và một cái thìa trước mặt trẻ và giữ mỗi loại một cái cho bạn.
► Dùng thìa gõ vào xoong với một nhịp điệu không dứt và đều đặn.
► Kéo trẻ bắt chước bạn bằng cách đập vào xoong (bảo trẻ khởi động nếu thấy cần thiết, nhưng thử giúp trẻ càng ít càng tốt).
► Cố gắng gõ vào xoong của bạn cùng nhịp điệu của trẻ. - Khi nhịp điệu của bạn phù hợp, bạn hãy bắt đầu gõ vào xoong của bạn với một nhịp điệu nhanh hơn (chú ý sự thay đổi tốc độ phải được nghe và thấy rõ ràng).
► Nếu trẻ không tăng nhịp điệu để theo kịp nhịp điệu của bạn, bạn hãy hướng dẫn trẻ bằng tay kia để trẻ gõ nhanh hơn. Bạn nói: “Nhanh hơn đi con”.
► Khi trẻ đã tăng nhịp điệu của trẻ dù với sự trợ giúp của bạn, bạn hãy chậm lại và xem trẻ có bắt chước bạn không.
► Bạn lặp lại bài tập nhiều lần cho đến khi trẻ có thể chú ý đến tốc độ của những cú gõ của bạn và làm càng gần giống càng tốt.
► Khi trẻ có thể bắt chước tốc độ của bạn thành công, bạn hãy tiếp tục cùng một tiến trình để dạy trẻ chú ý đến khối lượng âm thanh.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
Vì sao một số trẻ mắc ADHD lại rất được yêu thích
Nhiều trẻ mắc ADHD gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội và khả năng tự kiểm soát,...
Liệu các vấn đề về học tập và tư duy có phổ biến ở bé trai ADHD hơn bé gái ADHD không?
Có vẻ như con trai mắc ADHD thường gặp vấn đề về học tập và tư duy nhiều hơn...
"Con tôi mắc ADHD và rất khó chấp nhận thua cuộc. Tôi nên làm gì để giúp con?"
Con trai tôi 7 tuổi, mắc ADHD và rất bốc đồng, thích ganh đua. Mỗi khi không...