en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (3-4 tuổi)

31/05/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 3-4 tuổi học khả năng tự lập
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (3-4  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (4-5  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (5-6  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (0-1  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (1-2  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (2-3  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (3-4  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (4-5  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (5-6  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (0-1  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (1-2  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (2-3 tuổi)

239. CÀI BẰNG NÚT - II

3- 4 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Tự lập, tự mặc quần áo (3 - 4 tuổi)
• Vận động tinh, phối hợp hai bàn tay (2 - 3 tuổi)
• Vận động tinh, nắm bắt (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Tự mặc quần áo một cách độc lập và cải thiện phối hợp vận động tinh.

icon timeline Mục tiêu

Cài và mở nút áo len không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Áo len có nút lớn.

Tiến trình

Lúc đầu bạn có thể thay đổi một áo len của trẻ để cho nút và khuy lớn hơn bình thường. Bạn bảo đảm những nút được kết một cách lỏng và không quá cứng, điều này làm dễ dàng cho sự thành công và an tâm cho trẻ.

Khi trẻ làm xong bìa cứng cài nút đơn giản (xem bài tập 238), bạn chỉ cho trẻ cách tháo nút trên áo len của trẻ. Vậy khi trẻ mặc áo len, bạn hướng dẫn đôi tay trẻ tháo từng nút.

Bạn bảo trẻ một tay cầm một bên áo len, tay kia cầm nút với ngón cái và ngón trỏ. Bạn nói “Cài vô” và hướng dẫn tay trẻ đẩy nút qua khuy. Khen trẻ ngay và lặp lại tiến trình cho mỗi nút.

Sau khi lặp lại tiến trình nhiều lần, bạn giảm dần sự làm chủ của bạn trên bàn tay trẻ cho tới khi trẻ tháo hết nút một mình trên áo len, rồi lặp lại tiến trình bằng cách chỉ cho trẻ cách cài nút. Bạn đừng quên giúp trẻ cài đúng nút và khuy.

Trẻ sẽ học dễ dàng hơn để thực hiện một mình sự nối kết này nếu bạn luôn bắt đầu từ dưới lên cài nút hoặc tháo nút.

 

240. RÓT NƯỚC

3- 4 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Tự lập, tự ăn (3 - 4 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (3 - 4 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng tự ăn một cách độc lập và làm chủ vận động tinh.

icon timeline Mục tiêu

Đổ nước từ hũ sang những bình chứa nhỏ hơn, làm việc đó không trợ giúp và không quá đổ ra ngoài.

icon timeline Dụng cụ

Hũ nhựa nhỏ, ly nhựa trong, hộp đựng nước trái cây, thức ăn có màu.

Tiến trình

Bạn để một ít nước trong hũ và thêm vài giọt nước màu. Chú ý đừng để hũ đầy, quá nặng để trẻ thao tác dễ dàng.

Bạn để 2 ly bằng nhựa trong trên mâm (việc dùng mâm nhằm giúp lau dễ dàng hơn những gì đã đổ sau bài tập). Thay vì dùng ly nhựa trong, bạn có thể dùng vật trong khác như tách thủy tinh chịu lửa. Điều quan trọng là để trẻ thấy được chất lỏng trong bình chứa. Nếu dùng ly bạn kẻ đường dễ thấy ở lưng chừng ly để trẻ có thể thấy khi nào trẻ phải ngưng đổ.

 Bạn chỉ cho trẻ cách nâng hũ lên và đổ một ít nước ra ly. Bạn đặt bàn tay trẻ lên quai hũ, giúp trẻ nâng hũ lên và nói: “Con đổ đi”. Bạn giúp trẻ nghiêng hũ để đổ một ít nước màu ra ly.

Khi trẻ đổ đến đường kẻ, bạn nói “ngừng lại” và đưa từ từ bàn tay trẻ ra sau. Bạn khen trẻ ngay.

Lặp lại bài tập này 2 hoặc 3 lần mỗi buổi. Khi trẻ có thể đổ mà không lật úp hũ vào bình chứa trong, bạn lặp lại tiến trình bằng cách sử dụng những hộp mờ. Những hộp nầy quá nhỏ và trẻ không thể thấy rõ hộp được làm đầy đến mức nào, bạn phải hướng sự chú ý của trẻ về phía chiều cao của hộp. Bạn tiếp tục nói với trẻ khi nào dừng cho tới khi trẻ cầm vững được hũ. Lúc đó bạn không nói bằng lời và xem trẻ có làm được một mình không khi trẻ phải ngừng đổ.

Khi trẻ thành thạo, bạn tận dụng mọi cơ hội để trẻ rót mọi chất lỏng cho trẻ và cho mọi thành viên khác trong gia đình.

 

241. TỰ ĐÁNH RĂNG

3- 4 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Tự lập, tự tắm rửa  (3 - 4 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (3 - 4 tuổi)

icon timeline Mục đích

Phát triển việc giữ vệ sinh cá nhân tốt.

icon timeline Mục tiêu

Tự đánh răng một cách độc lập.

icon timeline Dụng cụ

Bàn chải đánh răng (lông mềm), kem đánh răng.

Tiến trình

Cho trẻ ngồi trước gương và bảo trẻ quan sát hình ảnh của bạn khi bạn tự đánh răng (bạn đảm bảo là trẻ quan sát hình ảnh của bạn trong gương hơn là chính khuôn mặt của bạn).

Sau đó, bạn cho trẻ cầm bàn chải đánh răng của trẻ trong khi đó bạn bóp kem đánh răng lên bàn chải.

Bạn đứng sau lưng trẻ, trước gương, hướng dẫn từ từ bàn tay trẻ vào miệng trẻ. và nói với trẻ một cách bình tĩnh và trấn an. Bàn tay kia của bạn giữ chắc hàm của trẻ và giúp trẻ di chuyển bàn chải nhè nhẹ trên răng phía trước từ trên xuống dưới.

Bạn giảm dần sự kiểm sóat của bạn trên bàn tay trẻ khi bạn cảm thấy trẻ bắt đầu cử động từ trên xuống dưới.

Lúc đầu, bạn lấy một chút kem đánh răng để trên đầu ngón tay của bạn và xoa nhẹ nướu của trẻ để trẻ quen với mùi kem (chú ý, bàn chải của trẻ phải mềm và và đừng để trẻ tự đánh răng một cách cẩu thả).

Lúc đầu có thể chấp nhận một hai cử động nhưng bạn cố gắng tăng dần thời gian. Trong thời gian đó trẻ đánh răng mặt ngòai. Nếu trẻ cắn bàn chải, bạn nghiêng nhẹ đầu trẻ ra phía sau để hàm mở ra một cách tự nhiên.

  

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

ADHD và chứng tè dầm

ADHD và chứng tè dầm

Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?

Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây