[Dạy trẻ tự kỷ] Xã hội hoá (4-5 tuổi)
Tham khảo thêm:
260. CÔNG VIỆC NHÀ
Cảm nhận• Xã hội hoá, độc lập (4 - 5 tuổi) • Kỹ năng nhận thức, kết hợp (1 - 2 tuổi) |
Mục đíchCải thiện khả năng làm việc một cách độc lập |
Mục tiêuHoàn tất công việc nhà hữu ích không trợ giúp hoặc không bị theo dõi. |
Dụng cụKhăn lau tay, chén, bát, thìa, nĩa, mâm đựng chén bát thìa nĩa. |
Tiến trình
► Bạn sắp xếp một vài công việc nhà đơn giản cho trẻ làm, để trẻ phát triển khả năng làm việc một cách độc lập và cho trẻ thấy trẻ hữu ích cho gia đình. Nếu cần, bạn tạo ra công việc như giũ khăn, hoặc xáo trộn bộ đồ ăn nhưng bạn làm điều này sao cho trẻ có cảm giác trẻ giúp bạn thực sự. Những công việc có thể là xếp khăn lau tay, phân lọai bộ đồ ăn vừa được rửa xong hoặc lau bụi một đồ đạc. (Bạn tưởng tượng ra những công việc nhưng chú ý là những công việc này phải đơn giản và thoải mái).
► Lúc đầu bạn ở cạnh trẻ và luôn có mặt khi trẻ cần giúp đỡ. Bạn xa dần nơi làm việc của trẻ khi trẻ quen làm việc một mình.
► Bạn thiết lập mỗi ngày một bảng để chỉ cho trẻ chính xác những gì trẻ phải làm và phần thưởng nào trẻ sẽ nhận khi trẻ hòan thành công việc.
► Khi “giai đọan làm việc” bắt đầu, bạn dẫn trẻ đến trước bảng, chỉ cho trẻ họat động trẻ phải làm. Tới một lúc nào đó, bạn thêm một công việc thứ hai lên bảng và xem trẻ có biết qua họat động thứ hai sau khi xong công việc đầu.
► Bạn khen trẻ khi trẻ hòan tất một công việc và cho trẻ phần thưởng ghi trên bảng. (Chú ý tiên liệu những họat động trẻ đã làm rồi và những họat động trẻ có thể làm không trợ giúp).
261. TRÒ CHƠI GIẢ VỜ, MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH
Cảm nhận• Xã hội hoá, tương tác cá nhân (4 - 5 tuổi) • Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm (3 - 4 tuổi) |
Mục đíchPhát triển khả năng tưởng tượng trò chơi và cải thiện tương tác xã hội. |
Mục tiêuTích cực tham gia giai đoạn giả vờ khoảng 5 phút. |
Dụng cụThú nhồi bông. |
Tiến trình
► Khi trẻ đã bắt đầu tham gia vào những trò chơi giả vờ nhỏ (xem bài tập 256), bạn nhớ lại những gì bạn biết về sự vui thích của trẻ, bạn tưởng tượng ra và sọan thảo những đọan giả vờ trong 5 phút phức tạp hơn mà bạn sẽ chơi chung. Ví dụ bạn có thể giả vờ đi “săn gấu”. Bạn giấu thú nhồi bông vào một nơi nào trong nhà rồi bạn đi tìm con gấu đó. Bạn đi nhè nhẹ, nhón gót khắp nhà như thể bạn muốn bất thình lình tóm được con gấu. Bảo trẻ sục sạo những đồ vật xem có con gấu ở đó.
► Khi bạn tìm ra con gấu, bạn chạy trốn như thể là con gấu rượt đuổi bạn. Dựa vào trí tưởng tượng của bạn để bạn sọan thảo những câu chuyện khác để chơi (bạn đảm bảo là trẻ tham gia một cách tích cực).
262. TRÒ CHƠI "TÔI CẦN GÌ"
Cảm nhận• Xã hội hoá, tương tác cá nhân (3 - 4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện mối tương tác và sự hiểu biết chức năng các đồ vật. |
Mục tiêuTự nhận thấy những nhu cầu của người khác và phản ứng bằng đồ vật thích hợp. |
Dụng cụKhăn giấy, áo len dài tay có cổ, lược. |
Tiến trình
► Đặt 3 đồ vật trẻn bàn trước trẻ, bạn làm điệu bộ biểu lộ bạn cần một trong 3 đồ vật đó. Ví dụ bạn làm ra vẻ run cầm cập để biểu lộ bạn lạnh và cần áo len. Bạn nói: “Con nhìn nầy” bạn làm điệu bộ và nói: “Cô cần gì?”.
► Lặp lại hành động này và chỉ 3 đồ vật. Nếu trẻ không phản ứng, bạn lặp lại hành động, chỉ vào áo len và nói “Con đưa cho cô áo len”.
► Nếu trẻ đưa cho bạn đúng đồ vật, bạn sử dụng đồ vật đó một cách thích hợp và nói “cám ơn”. Ví dụ bạn run cầm cập, trẻ đưa cho bạn áo len và bạn mặc áo len. Nếu bạn hắt xì, trẻ đưa cho bạn khăn giấy và bạn hỷ mũi. Hoặc là bạn làm rối bù tóc, trẻ phải đưa cho bạn cái lược và bạn chải tóc.
► Lặp lại tiến trình này cho tới khi trẻ hiểu điều bạn cần khi bạn làm điệu bộ và trẻ đưa đúng đồ vật.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Con chậm nói luôn là mối quan tâm lo lắng của các bậc cha mẹ. Phụ huynh thường...
ADHD và chia sẻ quá mức
Vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, hầu hết mọi người đều vô tình chia sẻ...
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?
Dù có sự tương đồng về biểu hiện, ADHD là một bệnh lý tâm thần, trong khi mất...