en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4 - 5 tuổi)

06/03/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 4-5 tuổi học cách cảm nhận.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

48. SAO CHÉP MỘT LOẠT HÌNH DẠNG ĐÃ ĐƯỢC VẼ

4 - 5 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (4 - 5 tuổi)
• Kỹ năng bằng lời, từ vựng (3 - 4 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (4 - 5 tuổi)

icon timeline Mục đích

Nhận biết một loạt hình dạng và sao chép lại.

icon timeline Mục tiêu

Sao chép một loạt hình dạng bằng giấy, từ trái sang phải

icon timeline Dụng cụ

Giấy màu được cắt thành nhiều hình dạng (bánh xe màu đen 2 cm, hình chữ nhật và hình vuông, mỗi chiều kích 2 hình) giấy trắng có đường được gạch sẵn, hồ.

Tiến trình

Chỉ tờ giấy cho trẻ và tạo sự chú ý cho trẻ nơi đèn giao thông, phía trái tờ giấy. Bạn nói: Con nhìn, cô sẽ làm một loạt ô tô chờ đèn giao thông.

Yêu cầu trẻ lặp lại theo bạn: “ Trước tiên xe lớn màu đỏ, rồi xe màu xanh biển và cuối cùng xe dài màu xanh lá”.

Bây giờ bạn nói với trẻ làm một loạt xe khác phía dưới, giống như vậy.

Khi trẻ phối hợp đúng hình dạng tờ giấy, ta bảo trẻ dán xe lên giấy.

Ngày khác, bạn sử dụng chủ đề khác, nhưng luôn luôn một lọat 3 đồ vật (kẹo mút, hộp lớn, vừa, nhỏ v.v...) Ban luôn cho trẻ làm từ trái sang phải.

Khi bạn tin chắc trẻ hiểu một loạt, bạn bảo trẻ sao chép một loạt hình dạng hoặc màu sắc không tượng trưng những vật cụ thể.

Hình được làm bằng giấy cắt
Hình được làm bằng giấy cắt
 

49. TRÒ CHƠI ĐÔ MI NÔ

4 - 5 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (4 - 5 tuổi)
• Xã hội hoá, tương tác cá nhân (3 - 4 tuổi)

icon timeline Mục đích

Chơi đô mi nô với người khác.

icon timeline Mục tiêu

Phối hợp hình vẽ và chơi lần lượt theo phiên.

icon timeline Dụng cụ

Trò chơi đô mi nô, trò chơi bài có hình vẽ đô mi nô (mỗi hình vẽ 5 bài). 

Tiến trình

Trải những thẻ hình một hàng trên bàn, mỗi thẻ một hình.

Đưa cho trẻ mỗi lần một thẻ hình để trẻ đặt đúng chỗ (đừng yêu cầu trẻ đếm hình chỉ cần trẻ nhận biết được bằng mắt mỗi hình vẽ).

Khi trẻ đạt được, bạn chỉ cho trẻ mỗi thẻ hình tương ứng với một hình của đô-mi-nô.

Tập cho trẻ so sánh mỗi hình trong đô-mi-nô tương ứng với một thẻ hình.

Khi trẻ nhận ra những hình vẽ khác nhau ở đô-mi-nô, ta tổ chức chơi luân phiên với chị của trẻ và với bạn.

Đặt 6 đô-mi-nô bằng hình vẽ dễ thấy trong mâm.

Chuyền mâm cho người đến phiên.

Người chơi lấy bất kỳ một đô-mi-nô nào đó trong mâm để đặt thêm vào hàng đô-mi-nô ở trên bàn (nếu không có sự phối hợp, người chơi có thể lấy một cái trong hộp dự trữ. Ta không chơi để thắng hay tính điểm mà mục đích là để so sánh hình vẽ và học cách chơi luân phiên)

Kêt hợp thẻ với thẻ (A) và thẻ với đô – mi – nô (B)
Kêt hợp thẻ với thẻ (A) và thẻ với đô – mi – nô (B)
 


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và gian lận

ADHD và gian lận

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây