[Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3 - 4 tuổi)
Tham khảo thêm:
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)
► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)
40. SAO CHÉP VIỆC XÂY DỰNG HÌNH KHỐI
Bắt chước vận động• Cảm nhận thị giác (3 - 4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện khả năng cảm nhận sự khác nhau của hình vẽ và bắt chước cách dùng các vật liệu để sao chép hình vẽ. |
Mục tiêuVới 5 hình khối bắt chước xây hình giống hình của người dạy. |
Dụng cụ10 hình khối. |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn với trẻ.
► Để 5 hình khối trước mặt trẻ và giữ 5 hình khối khác cho bạn và nói “con nhìn kìa”, sắp xếp các hình khối của bạn để nhận ra rõ ràng khi xây dựng. (Bạn chắc chắn rằng trẻ quan sát bạn trong khi bạn xây dựng và sau đó cho trẻ thấy việc xây dựng đã hoàn thành).
► Chỉ những hình khối của trẻ và nói: “đến phiên con”.
► Đầu tiên bạn hướng dẫn tay trẻ để xây dựng một cách chính xác.
► Lặp lại tiến trình với 3 cách xây dựng khác nhau cho mỗi buổi học.
► Giảm sự trợ giúp của bạn khi trẻ bắt đầu tự sao chép cách xây dựng (thưởng trẻ mỗi lần trẻ sao chép đúng việc xây dựng).
41. LỰA CHỌN CÁC HÌNH DẠNG
Bắt chước vận động• Cảm nhận thị giác (3-4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện sự chú ý bằng mắt và khả năng kết hợp. |
Mục tiêuLựa chọn 3 hình khối khác nhau. |
Dụng cụGiấy dày hoặc bìa cứng được tô màu. |
Tiến trình
► Cắt hình tam giác, hình vuông và hình tròn, mỗi hình thể có cùng kích cỡ và màu sắc.
► Để mẫu của mỗi hình thể trên bàn trước mặt trẻ.
► Cho trẻ những hình thể khác, mỗi thứ một cái để trẻ đặt đúng nơi.
► Nếu trẻ để hình thể không đúng nơi, ngưng lại và hướng tay trẻ đặt đúng nơi.
► Nếu trẻ lúng túng, không hiểu ta đợi điều gì nơi trẻ, hướng dẫn tay trẻ để so sánh mỗi hình thể ở mỗi nơi trên bàn, mỗi lần nói “không đúng” hoặc “đúng rồi”.
► Khi bạn đặt mẫu thứ nhất trên bàn và mỗi lần bạn cho trẻ hình thể để lựa chọn, thì bạn nói tên hình thể đó.
► Ban đầu trẻ không hiểu tên hình thể, nhưng trẻ sẽ quen nghe sự khác biệt giữa âm và tên hình thể.
42. PHÂN BIỆT KÍCH CỠ VÀ HÌNH DẠNG
Bắt chước vận động• Cảm nhận thị giác (3-4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện sự chú ý bằng mắt và khả năng kết hợp. |
Mục tiêuKết hợp những hình dạng kích cỡ khác nhau |
Dụng cụGiấy, bìa cứng, hồ, kéo. |
Tiến trình
► Cắt những cặp hình vuông, tam giác, hình tròn và hình chữ nhật kích cỡ khác nhau trên tờ giấy (những hình cắt phải trên tờ giấy cùng màu).
► Dán một loạt hình thể đó trên một bìa cứng chắc chắn và giữ một loạt hình tương ứng trên đầu gối của bạn.
► Đặt bìa cứng trước mặt trẻ và cho trẻ một trong những hình thể mà bạn có trên đầu gối.
► Cho trẻ so sánh hình cắt với hình trên bìa cứng cho tới khi trẻ tìm được hình giống nhau cùng kích cở và hình thể.
► Nếu trẻ lúng túng, chỉ cho trẻ cách so sánh hình cắt với mỗi hình thể của bìa cứng cho tới khi trẻ tìm đúng hình thể.
► Lặp lại tiến trình cho tới khi tất cả các hình thể đều được đặt trên bìa cứng.
43. GHÉP HÌNH - I
Bắt chước vận động• Cảm nhận thị giác (3-4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện sự chú ý bằng mắt và cảm nhận các hình dáng. |
Mục tiêuQuan sát bàn tay người dạy, cầm một miếng ghép hình trong tay và kết hợp miếng đó vào vị trí tương ứng với hình ghép. |
Dụng cụHình ghép đơn giản 3 hoặc 4 miếng. |
Tiến trình
► Lấy ra tất cả những miếng ghép hình và đặt tờ ghép hình trống trên bàn trước mặt trẻ.
► Giữ những miếng ghép hình trên đầu gối mà trẻ không thể nhìn thấy.
► Để một miếng ghép hình cao hơn mắt và nói: “con nhìn nè”. Di chuyển miếng ghép hình
trong tầm mắt của trẻ cho tới khi trẻ nhìn thấy.
► Sau đó để miếng ghép hình trong tay trẻ và giúp trẻ xoay và so sánh mỗi vị trí cho tới khi
tìm được vị trí đúng, rồi hướng dẫn trẻ đặt miếng ghép hình trong vị trí.
► Lặp lại tiến trình với các miếng ghép hình khác và dần dần trẻ bắt đầu tự so sánh, bạn giảm dần sự trợ giúp của bạn (thưởng trẻ sau mỗi vị trí đúng).
► Nếu trẻ có khó khăn ấn miếng ghép hình vào vị trí, cho trẻ sự trợ giúp cần thiết để trẻ không mất tự tin.
► Mục tiêu của bài tập chủ yếu kết hợp những miếng ghép hình vào vị trí.
► Cầm miếng ghép hình mỗi lần vào một vị trí khác nhau để trẻ bắt buộc nhìn tay của bạn mà làm bài tập.
44. GHÉP HÌNH - II
Bắt chước vận động• Cảm nhận thị giác (3-4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện sự chú ý bằng mắt. |
Mục tiêuQuan sát bàn tay của bạn và kết hợp miếng với vị trí tương ứng với hình ghép. |
Dụng cụHình ghép đơn giản 3 hoặc 4 miếng. |
Tiến trình
► Lấy ra tất cả các miếng ghép hình và trải ra xung quanh tờ ghép hình.
► Bạn nói “con nhìn nè” và chỉ một trong những miếng ghép hình, và khi trẻ nhìn, bạn nói “con để vô”.
► Nếu cần, hướng dẫn tay trẻ để nhặt miếng ghép hình, so sánh những vị trí của tờ ghép hình và đặt ở một nơi thích hợp.
► Nếu trẻ để miếng ghép hình khác với miếng mà bạn chỉ, ngưng lại và di chuyển sự chú ý của trẻ về miếng ghép hình đúng.
► Lặp lại tiến trình cho tới khi tất cả những miếng ghép hình nằm trong tờ ghép hình.
► Đây là bài tập chủ yếu về nhận thức, bạn đừng lo lắng nếu trẻ không đạt được hoàn toàn để những miếng ghép hình vào vị trí.(Thưởng trẻ mỗi lần trẻ để chính xác miếng ghép hình vào vị trí đúng).
45. PHÂN BIỆT MÀU SẮC
Bắt chước vận động• Cảm nhận thị giác (3-4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện sự chú ý bằng mắt, sự phân biệt các màu và khái quát hóa màu sắc. |
Mục tiêuChọn lựa tùy theo màu của nhóm 8 đồ vật khác nhau. |
Dụng cụ8 đồ vật khác nhau trong đó 4 cái cùng một màu và 4 cái kia cùng một màu cơ bản khác (cố gắng giữ độ đậm nhạt 2 màu càng gần nhau càng tốt), 2 mâm để chọn lựa. |
Tiến trình
► Đặt 2 mâm để chọn lựa trên bàn đối diện với trẻ.
► Đặt một đồ vật một màu trên một trong 2 mâm và nói tên màu sắc.
► Đặt một đồ vật của nhóm hai trên mâm kia và cũng nói tên màu sắc đó.
► Đặt những đồ vật kết hợp với nhau trên đầu gối để trẻ đừng chia trí.
► Cho trẻ từng vật một, mỗi lần nói tên màu sắc. Bạn nói trẻ để mỗi vật vào đúng cái mâm chứa đựng những vật khác cùng màu.
► Nếu trẻ để đồ vật vào đúng mâm, bạn nói “đúng rồi, màu xanh” và thưởng trẻ ngay lập tức.
► Nếu trẻ bắt đầu để đồ vật không đúng mâm, hướng dẫn tay trẻ vào mâm đúng và thưởng trẻ.
► Tiếp tục tiến trình cho tới khi tất cả đồ vật được lựa chọn đúng màu.
► Khi trẻ có tiến bộ về bài tập này, bạn hãy thêm màu thứ ba. Mỗi lần bạn có dịp, đừng quên nêu tên màu sắc sao cho trẻ quen nghe để phân biệt giữa màu sắc với tên.
46. KẾT HỢP MÀU SẮC
Bắt chước vận động• Cảm nhận thị giác (3-4 tuổi) |
Mục đíchCải thiện sự phân biệt màu sắc, sự chú ý bằng mắt và kỹ năng kết hợp. |
Mục tiêuKết hợp các khối màu với hình vuông của tờ giấy được tô màu. |
Dụng cụKhối màu, giấy màu được kết hợp. |
Tiến trình
► Dán 2 hình vuông màu khác nhau trên tờ giấy trắng.
► Giữ trên đầu gối những hình khối kết hợp với 2 màu đó.
► Cho trẻ một trong những hình khối và nói “con để vào”.
► Hướng dẫn tay trẻ đặt đúng hình vuông cùng màu, sau đó giúp trẻ đặt khối màu thứ hai trên hình vuông thứ hai có màu kết hợp. (Khen thưởng tức thì)
► Lặp lại tiến trình với cùng tờ giấy và cùng hình khối nhưng không hướng dẫn tay trẻ.
► Nếu trẻ để hình khối không đúng màu, bạn nói “không” và hướng dẫn tay trẻ để đúng hình vuông.
► Lặp lại tiến trình cho tới khi trẻ đặt hình khối trên đúng hình vuông không trợ giúp một cách chắc chắn.
► Khi bài tập đối với trẻ quá dễ, bạn làm tờ giấy có màu thứ ba để kết hợp với hình khối
47. CẢM NHẬN MỘT LOẠT ÂM THANH
Bắt chước vận động• Bắt chước vận động (4 - 5 tuổi) |
Mục đíchCải thiện cảm nhận bằng tai và động viên lắng nghe một cách chăm chỉ. |
Mục tiêuCảm nhận một loạt âm thanh khác nhau và đáp ứng bằng cách bắt chước chúng. |
Dụng cụKhông có. |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn đối diện với trẻ.
► Bạn nói (tên trẻ) và gõ 2 lần trên bàn bằng lưng ngón tay. Giữa mỗi lần gõ, ngưng một chút để cho số lượng tiếng động nghe rõ ràng.
► Bạn nói “đến phiên con” và hướng dẫn tay trẻ gõ 2 lần trên bàn (đừng để trẻ gõ hơn 2 lần; khen thưởng tức thì).
► Lặp lại tiến trình nhưng lần này gõ 3 lần. Giúp trẻ gõ 3 lần, sau đó thưởng trẻ.
► Sau cùng, gõ chỉ 1 lần và giúp trẻ làm giống như vậy.
► Lần thứ 4, gõ trở lại 2 lần nhưng không cầm tay trẻ.
► Nếu trẻ thử gõ nhiều hoặc ít hơn 2 lần, bạn nói “không”, bạn tự gõ 2 lần và sau đó giúp trẻ chỉ gõ 2 lần.
► Lặp lại tiến trình cho tới khi trẻ có thể sao chép số lần mà bạn gõ một cách chắc chắn.
► Khi trẻ quen với bài tập, bạn gõ ở dưới bàn sao cho trẻ chỉ có thể nghe số lần mà trẻ phải gõ. Nếu trẻ lúng túng, chỉ lỗ tai bạn và gõ, sau đó sờ lỗ tai trẻ và gõ trở lại.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...
ADHD và chứng tè dầm
Trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn còn tè dầm khiến bố mẹ lo lắng. Trên thực tế,...
Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?
Trẻ từng nói cười, tương tác xã hội tốt, nhưng đột nhiên trở nên lầm lì, ít giao...