en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (5-6 tuổi)

22/05/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 5-6 tuổi học khả năng bằng lời.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (3-4  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (4-5  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Kỹ năng nhận thức (5-6  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (0-1  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (1-2  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (2-3  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (3-4  tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (4-5  tuổi)

223. KỂ MỘT CÂU CHUYỆN - II

5- 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Khả năng lời bằng lời, đối thoại (5 - 6 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm (5 - 6 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng đối thoại và kỹ năng xã hội hóa.

icon timeline Mục tiêu

Mô tả 4 hoặc 5 đặc thù của một hình ảnh không cần sự kích thích.

icon timeline Dụng cụ

Sách hình đơn giản.

Tiến trình

Bạn ngồi với trẻ vào một nơi mà cả 2 đều thoải mái và có thể nhìn rõ sách hình. Chỉ cho trẻ một hình và thử bảo trẻ giải thích điều gì có thể xảy ra với những chi tiết đó.

Lúc đầu chắc chắn bạn phải hướng dẫn sự chú ý của trẻ vào những phần khác nhau của hình ảnh và nhắc trẻ tiếp tục mô tả những chi tiết nhưng thử dẫn dắt trẻ dần dần tự phân tích hình ảnh.

Loại câu hỏi mà bạn đặt cho trẻ ban đầu có thể gồm: “Bé trai có những quần áo nào?”
“Bé cảm thấy như thế nào? Bé vui hay buồn?”
“Có những con thú trong hình không?" Thử tạo cho trẻ cái trớn và để trẻ mô tả hình ảnh càng đầy đủ càng tốt.

 

224. KHÁI NIỆM THỜI GIAN

5- 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Khả năng lời bằng lời, biểu cảm (5 - 6 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm (4 - 5 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện từ vựng và sự hiểu biết khái niệm thời gian.

icon timeline Mục tiêu

Dùng đúng từ “hôm qua”, “hôm nay”, và “ngày mai”.

icon timeline Dụng cụ

Tờ giấy lớn hay giấy bìa cứng, bút chì phớt nét to, hình ảnh tượng trưng những sự kiện thuộc thói quen thường ngày của trẻ.

Tiến trình

Bạn lập một bảng tượng trưng những ngày trong tuần, sử dụng những hình ảnh tượng trưng trẻ sẽ làm mỗi ngày.

Mỗi buổi sáng bạn dẫn trẻ đến trước bảng và giải thích bảng cho trẻ. Bắt đầu bằng những gì trẻ sẽ làm trong ngày, bạn nói “ Con nhìn, hôm nay con sẽ đi học, sẽ có mì sợi vào bữa cơm tối và sẽ xem truyền hình”. Bạn nhấn mạnh “hôm nay” và yêu cầu trẻ lặp lại những gì trẻ sẽ làm.

Bạn cũng có thể bỏ qua một trong những họat động được trình bày và hỏi trẻ “Con còn làm gì hôm nay nữa?”

Khi trẻ hiểu khái niệm “hôm nay”, bạn lặp lại tiến trình nhưng bắt đầu dạy trẻ ý nghĩa của từ “hôm qua”.

Sau khi đã cùng với trẻ rảo qua những họat động hôm nay, bạn lùi lại một ngày trên lịch và chỉ cho trẻ những gì trẻ đã làm ngày hôm trước. Bạn nói: “Con nhìn, hôm qua con đã đi học, con đã ăn xúc xích vào bữa cơm tối và con đã chơi ở ngoài”. Rồi bạn hỏi trẻ: “Con đã làm gì hôm qua?”. Nếu trẻ lúng túng, dẫn trẻ về bảng. Cũng có thể cần phải sử dụng một biểu tượng, ví dụ một gương mặt cười để chỉ cho trẻ hôm nay là ngày nào.

Khi trẻ đã học sử dụng đúng “hôm nay”, và“hôm qua”, bạn lặp lại tiến trình cho “ngày mai”.

 
Screenshot 2023 05 11 at 09 32 57
Bảng mẫu chương trình hằng tuần
 

225. NGÀY TRONG TUẦN

5- 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Khả năng lời bằng lời, biểu cảm (5 - 6 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm (4 - 5 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện ngôn ngữ biểu cảm và sự hiểu biết khái niệm thời gian.

icon timeline Mục tiêu

Kể những ngày trong tuần theo thứ tự.

icon timeline Dụng cụ

Bảng hoạt động trong tuần (xem bài tập 224).

Tiến trình

Khi trẻ có thể sử dụng đúng “hôm nay”, “ngày mai” và“hôm qua” (xem bài tập 224), bạn bắt đầu chỉ cho trẻ tên ngày.

► Bạn tiếp tục bài tập mà bạn đã sử dụng để dạy từ “hôm qua” và “ngày mai” nhưng bạn bắt đầu xen vào tên ngày. Ví dụ, bạn dẫn trẻ đến bảng và nói “Con nhìn, hôm nay là ngày thứ hai con sẽ đi học, con sẽ ăn xúc xích vào bữa cơm tối và con sẽ đi bơi”. Cho trẻ lặp lại những gì bạn vừa nói bao gồm cả ngày.

Nếu trẻ quên ngày, bạn nói “Con chú ý hôm nay là ngày thứ hai. Hôm nay thứ mấy? Hôm nay là ngày thứ hai”. Thử cho trẻ nói tên ngày mỗi phần bài tập.

Lặp lại tiến trình được sử dụng trong những bài tập trước và nói: “hôm qua đó là ngày chủ nhật. Con đã đi công viên và đã ăn bánh pizza”.

Khi bạn hỏi trẻ về bảng, thỉnh thỏang đặt câu hỏi chỉ dùng tên ngày.Ví dụ, thay vì hỏi: “Hôm qua con làm gì?” bạn hỏi: “Hôm qua là chủ nhật, con đã làm gì ngày chủ nhật?”

Sau mỗi lần lặp lại bài tập, bạn nêu tên 7 ngày trong tuần theo đúng thứ tự. Thử cho trẻ nói tên những ngày trong tuần với bạn.

Lúc đầu bạn phải liên kết những ngày với khái niệm mà trẻ biết như “hôm qua”, “hôm nay” và“ngày mai”. Nhưng khi trẻ thành thạo, thỉnh thoảng bạn nhảy một ngày và hỏi trẻ sẽ làm gì trong ngày được nêu trong tuần.

 


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

ADHD và chứng tè dầm

ADHD và chứng tè dầm

Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?

Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây