[Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)
Tham khảo thêm: [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)
5. SỜ NHỮNG PHẦN TRÊN THÂN THỂ BẰNG CÁCH BẮT CHƯỚC
Bắt chước vận động• Cảm nhận thị giác (0 - 1 tuổi) • Phối hợp mắt, bàn tay, làm chủ (0 - 1 tuổi) |
Mục đíchHọc quan sát một người và bắt chước cử chỉ của người ấy. |
Mục tiêuSờ ba phần của thân thể bằng cách bắt chước. |
Dụng cụKhông có |
Tiến trình
► Ngồi vào bàn đối diện với trẻ, tạo sự chú ý của trẻ.
► Khi trẻ nhìn, nói với trẻ “Con sờ mũi của con” và bạn sờ mũi của bạn bằng ngón trỏ.
► Nếu trẻ không phản ứng, bàn tay kia của bạn cầm ngón trỏ của trẻ và cho trẻ sờ mũi của trẻ, cùng lúc đó lặp lại “con sờ mũi của con” và bạn tiếp tục sờ chính mũi của bạn.
► Khen và động viên/lặp lại tiến trình cho tới khi trẻ có thể phản ứng không trợ giúp.
► Khi trẻ có khả năng sờ mũi của trẻ ít nhất 9/10 lần theo sau cử chỉ của bạn và lệnh bằng lời, hãy thêm những phần khác của thân thể, từng cái một theo thứ tự: tóc, miệng, mắt, tai.
► Sau khi dạy phần thứ hai của thân thể, hãy đợi cho trẻ trả lời đúng 9/10 lần cho hai phần, trước khi thêm phần thứ ba.
6. VỖ TAY BẰNG CÁCH BẮT CHƯỚC
Bắt chước vận động |
Mục đíchPhát triển sự bắt chước cử chỉ người dạy |
Mục tiêuVỗ tay bằng cách bắt chước người dạy. |
Dụng cụKhông có |
Tiến trình
► Ngồi vào bàn đối diện với trẻ, tạo sự chú ý của trẻ.
► Nói “con hãy nhìn” và bạn vỗ tay chầm chậm
► Rồi bạn cầm hai tay trẻ, vỗ tay cho trẻ và thưởng cho trẻ liền
► Vỗ tay lại và lặp lại những gì đã làm trước (kiểm tra xem trẻ có nhìn bạn khi bạn vỗ tay không)
► Vỗ tay lại và mời trẻ làm giống như thế: nếu trẻ có khuynh hướng bắt chước, hãy giúp trẻ hoàn thành cử chỉ và thưởng cho trẻ.
► Nếu trẻ không hiểu, bạn tiếp tục hướng dẫn bàn tay trẻ.
7. CỬ ĐỘNG CÁNH TAY BẰNG CÁCH BẮT CHƯỚC
Bắt chước vận động• Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, thụ cảm (2 - 3 tuổi) • Vận động tổng quát, cánh tay (1 - 2 tuổi) |
Mục đíchCải tiến việc bắt chước vận động, ý thức thân thể và hiểu “trên” “ngoài” và “dưới”. |
Mục tiêuBắt chước những hoạt động đơn giản của cánh tay không trợ giúp. |
Dụng cụKhông có |
Tiến trình
► Vừa đứng đối diện với trẻ, vừa nhìn trẻ và nói: “Con hãy nhìn”
► Bạn đặt cánh tay trên đầu và nói “đưa tay lên”.
► Nếu trẻ không phản ứng, bạn đặt cánh tay của trẻ trên đầu, bạn giữ chúng trong vòng một phút và lặp lại “đưa tay lên”.
► Bạn đặt cánh tay trên đầu bạn trong khi trẻ cũng làm như vậy. Bạn lặp lại “đưa tay lên”.
► Bạn vừa thả cánh tay của bạn xuống, để dọc theo thân vừa nói “bỏ tay xuống”.
► Sau đó dang hai cánh tay của bạn ở hai bên thân và nói “dang tay ra”.
► Khi trẻ bắt chước bạn không trợ giúp, thỉnh thoảng di chuyển
8. BẮT CHƯỚC CÁCH SỬ DỤNG NHỮNG ĐỒ VẬT GÂY TIẾNG ĐỘNG
Bắt chước vận động• Vận động tinh, thao tác |
Mục đíchCải thiện sự chú ý trong việc sử dụng các vật dụng. |
Mục tiêuBắt chước cách sử dụng 3 vật dụng gây tiếng động một cách phù hợp. |
Dụng cụ2 đồ chơi bóp ra tiếng kêu, 2 cái chuông nhỏ, 2 cái còi, 1 hộp cỡ vừa. |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn đối diện trẻ cách xa với đồ vật gây tiếng động.
► Cầm nhóm đồ vật gây tiếng động đầu tiên, đặt một cái trước mặt trẻ và một cái trước mặt bạn.
► Bạn nói “Con hãy nhìn” (kiểm tra xem trẻ có nhìn bạn không) và làm cử chỉ thích hợp với đồ vật (ví dụ: bóp đồ vật/thổi còi)
► Tiếp tục sử dụng đồ vật gây tiếng động và tay kia giúp trẻ làm giống như vậy.
► Lặp lại cử động với đồ vật của bạn và nói “bây giờ đến lượt con”
► Nếu trẻ thử bắt chước, hãy thưởng cho trẻ liền và đặt 2 đồ vật vào hộp “đã làm xong”.
► Lặp lại như vậy với những đồ vật khác (chú ý đến việc trẻ sử dụng đồ vật một cách thích hợp, nếu không, phải sửa trẻ)
9. NHỮNG BÀI TẬP VỀ MÔI BẰNG CÁCH BẮT CHƯỚC
Bắt chước vận động |
Mục đíchPhát triển khả năng vận động miệng cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ. |
Mục tiêuThực hành một loạt cử động môi bằng cách bắt chước người dạy. |
Dụng cụGương (không bắt buộc). |
Tiến trình
► Bạn ngồi đối diện với trẻ và đảm bảo trẻ nhìn bạn. Làm những cử động sau và bảo trẻ bắt chước.
a) Bặm môi và sau đó mở ra.
b) Chu môi
c) Chu môi và sau đó toét miệng cười
d) Cọ xát môi dưới vào môi trên.
e) Cọ xát môi trên vào môi dưới.
► Khi trẻ bắt chước tốt, thưởng trẻ nước uống được ưa thích với ống hút để động viên cách sử dụng môi tốt hơn. Nếu trẻ có khó khăn nhìn bạn đối diện, bạn ngồi cạnh trẻ để trẻ có thể thấy mặt của bạn và mặt của trẻ trong gương.
10. VẼ NGUỆCH NGOẠC BẰNG CÁCH BẮT CHƯỚC
Bắt chước vận động• Phối hợp mắt, bàn tay, hình vẽ • Vận động tinh, thao tác |
Mục đíchCải thiện việc bắt chước cách sử dụng những vật dụng và phát triển khả năng cơ bản hình vẽ bằng bút chì bột màu. |
Mục tiêuVẽ nguệch ngoạc trong vòng 2-3 giây trên một tờ giấy lớn. |
Dụng cụVẽ nguệch ngoạc trong vòng 2-3 giây trên một tờ giấy lớn. |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn đối diện với trẻ, đặt 1 cây viết chì bột màu trước mặt trẻ và bạn giữ lại cho bạn một cây.
► Đặt một tờ giấy lên bàn, giữa bạn và trẻ, sao cho cả 2 cùng dễ với tới tờ giấy.
► Bạn dùng viết chì của bạn, vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy 2-3 giây, sau đó đặt vào tay trẻ cây viết chì và giúp trẻ vẽ nguệch ngoạc vài giây.
► Thưởng trẻ và đặt một tờ giấy mới lên bàn.
► Lặp lại tiến trình bằng cách lần này thử bảo trẻ vẽ nguệch ngoạc không có sự trợ giúp của bạn.
► Nếu trẻ không bắt đầu bắt chước, bạn lại cầm tay trẻ để trẻ bắt đầu.
► Khi trẻ bắt đầu bắt chước, bạn đa dạng hóa nét vẽ của bạn: hình tròn, những chấm, đường ngang. Sau khi bạn vẽ, trẻ phải bắt chước những nét vẽ khác nhau của bạn.
11. BẮT CHƯỚC NHỮNG CỬ CHỈ THƯỜNG NGÀY VỀ TỰ LẬP
Bắt chước vận động• Tự lập, tự rửa (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchCải thiện kỹ năng bắt chước vận động và bắt đầu dạy kỹ năng thường ngày tự lập. |
Mục tiêuBắt chước thành công 3 cử chỉ thường ngày để tự lập. |
Dụng cụLược, găng tắm, bàn chải đánh răng. |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn đối diện với trẻ; lược, găng tắm, bàn chải đánh răng được đặt cạnh bên để trẻ có thể thấy được bao nhiêu động tác trẻ phải thực hiện.
► Cầm lược bạn nói “chải đầu” và bạn đưa nhẹ lược vào tóc của bạn.
► Đặt lược vào tay trẻ và giúp trẻ đưa nhẹ lược vào tóc của trẻ sau đó đặt lược trước mặt trẻ và bạn làm động tác chải tóc và nói “con chải đầu”. Nếu trẻ lấy lược và thử bắt chước, bạn thưởng trẻ liền. Nếu trẻ không bắt chước, bạn lại giúp trẻ và hướng dẫn trẻ làm động tác một cách độc lập.
► Lặp lại tiến trình này cho tới khi trẻ bắt chước bạn không trợ giúp.
► Lặp lại cùng tiến trình như vậy với găng tắm (bằng cách nói “con lau mặt đi”) và với bàn chải đánh răng (bằng cách nói “con đánh răng đi”). Bạn đừng bận tâm đến việc xem trẻ có làm được hành động tự lập; mục đích chính của bài tập là giúp trẻ sao chép lại cử chỉ. Ví dụ, bạn đừng bận tâm đến việc sử dụng kem đánh răng trên bàn chải hay việc đánh răng thật, bạn chỉ quan tâm đến động tác đánh răng.
12. CẦM NẮM ĐỒ VẬT TRONG TÚI BẰNG CÁCH BẮT CHƯỚC
Bắt chước vận động |
Mục đíchCải thiện sự chú ý trong việc người dạy sử dụng các vật dụng. |
Mục tiêuBắt chước chính xác cách sử dụng 5 đồ vật mà trẻ biết. |
Dụng cụChén hoặc túi, 5 đồ vật ở nhà hoặc đồ chơi thông thường (ví dụ miếng xốp, bóng, xe, tách, bàn chải tóc). |
Tiến trình
► Đặt 5 đồ vật trong một cái tô hoặc trong một cái túi (nếu trẻ không chú ý thì nên sử dụng cái tô hơn là cái túi vì như thế trẻ thấy được trẻ làm bao nhiêu lần trước khi bài tập kết thúc).
► Chọn 1 đồ vật trong tô, kiểm tra xem trẻ có quan sát bạn không và sử dụng đồ vật ấy một cách phù hợp. (Ví dụ cho trái bóng tưng lên, đẩy xe chạy, v,v…). Sau đó đưa đồ vật cho trẻ và làm cho trẻ hiểu trẻ phải lặp lại hành động đó. Chỉ giúp trẻ khi trẻ cần.
► Khi trẻ bắt chước cử chỉ thành công, bạn để đồ vật thứ nhất qua một bên và chọn một cái khác trong tô.
► Lặp lại tiến trình này cho tới khi không còn gì trong tô hoặc túi.
13. BẮT CHƯỚC TIẾNG ĐỘNG ĐỒ VẬT
Bắt chước âm thanh• Kỹ năng bằng lời, luyện giọng • Bắt chước vận động |
Mục đíchCải thiện cách phát âm và tăng chú ý cử động miệng. |
Mục tiêuBắt chước thành công tiếng động phối hợp với 3 đồ chơi hoặc đồ vật thường dùng ở nhà. |
Dụng cụ3 đồ chơi hoặc đồ vật thường dùng ở nhà có tiếng động đặc thù (ví dụ đồng hồ treo tường, chuông, xe). |
Tiến trình
► Đặt 3 đồ vật một bên bàn để trẻ có thể nhìn chính xác bài tập gồm bao nhiêu phần.
► Lấy 1 đồ vật và gây tiếng động phù hợp. Nếu đồ vật cũng có một hoạt động đặc biệt, bạn phối hợp tiếng động và cử động (bạn đảm bảo là trẻ nhìn bạn và bạn lặp lại tiếng động).
► Sau đó đưa cho trẻ đồ vật và sờ vào môi trẻ để chỉ cho trẻ là trẻ cũng phải làm tiếng động (Bạn đừng bận tâm nếu trẻ không sao chép âm thanh một cách chính xác).
► Khi trẻ bắt chước tiếng động phối hợp với đồ vật thứ nhất, bạn để đồ vật này qua bên kia bàn và lặp lại tiến trình với đồ vật thứ hai.
► Tiếp tục bài tập cho tới khi cả 3 đồ vật được sử dụng. Những ví dụ về đồ vật kết hợp với âm đơn giản:
a) đồng hồ treo tường: “tic-tac”
b) chuông nhỏ: “leng-keng”
c) xe hơi: “bin- bin”
d) xe lửa: “xình-xịch”
14. VẼ NHỮNG ĐƯỜNG NGANG BẰNG CÁCH BẮT CHƯỚC
Bắt chước vận động• Phối hợp mắt, bàn tay, hình vẽ |
Mục đíchBắt chước người dạy sử dụng dụng cụ, tự luyện điều khiển bút chì bột màu, đạt được sự hiểu biết những giai đoạn của bài tập. |
Mục tiêuBắt chước vẽ 3 đường ngang. |
Dụng cụ3 bút chì bột màu, 3 tờ giấy, 2 giỏ để lựa chọn. |
Tiến trình
► Đặt 3 bút chì bột màu và 3 tờ giấy trong giỏ chọn lựa. Đặt giỏ trống bên kia bàn. Lấy trong giỏ 1 tờ giấy và 1 cây bút chì bột màu, chỉ cho trẻ vẽ đường ngang trên tờ giấy như thế nào: vừa làm động tác gạch mạnh đường ngang vừa phát ra âm thanh, ví dụ “i-i”.
► Sau đó đặt cây bút chì bột màu vào tay trẻ và giúp trẻ kẽ đường ngang (nhấn mạnh sự nhanh nhẹn của đường nét).
► Đừng để trẻ vẽ nguệch ngoạc. Khi trẻ vẽ 1 đường nét với cây bút chì bột màu thứ nhất, bạn bỏ vào giỏ “làm xong” và bạn lấy cây khác.
► Lặp lại tiến trình bằng cách sử dụng một tờ giấy mới. Bạn giảm dần sự trợ giúp của bạn cho tới khi trẻ tự vẽ đường nét. Khi tất cả các cây bút chì bột màu nằm trong giỏ “làm xong”, bài tập đã chấm dứt.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo
Những người mắc chứng ADHD thường không được coi là người cầu toàn. Nhìn bề...
ADHD và gian lận
Quay bài/ gian lận một hoặc hai lần là khá phổ biến đối với trẻ em. Chúng có thể...
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...