[Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)
Khả năng bắt chước cơ bản gồm sự lặp lại đơn giản và trực tiếp như luyện âm và vỗ tay, và thường có được ngay khi bắt đầu cuộc sống. Sau đó trẻ có thể bắt chước những hành vi đặc thù phức tạp hơn. Những bài tập dạy bắt chước nhằm tạo cho trẻ khả năng bắt trước thường là từ hồi còn rất bé, đem đến một lợi ích đặc biệt cho khả năng cần thiết đối với việc học nói của trẻ. Ngôn ngữ của trẻ không phát triển hoặc phát triển chậm thường là do khả năng bắt chước của trẻ kém. Vì tiếng nói bao gồm nhiều động tác của môi và lưỡi nên trước hết chúng ta sẽ cần phải dạy trẻ khả năng vận động chung và vận động tinh tế, theo cách là dạy cho trẻ các thao tác cơ bản của việc bắt chước.
Việc bắt chước bao gồm nhiều yếu tố, trong số đó có sự hứng thú, trí nhớ, hoạt động giác quan và sự kiểm soát một loạt cơ vận động cũng như sự phối hợp miệng và bàn tay. Bắt chước có thể là ngay lập tức như khi trẻ sao chép một từ được nói với trẻ. Bắt chước có thể đến sau, như khi ta bắt chước một hành vi mà ta nhớ qua kinh nghiệm. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn khi chọn lọc một hành vi mà trẻ nhớ lại, trẻ chỉ bắt chước trong tình huống được xác định.
1. GÕ BẰNG CÁCH BẮT CHƯỚC
|
|
|
|
Tiến trình
► Cho trẻ ngồi vào bàn và nắm bắt sự chú ý của trẻ bằng cách đong đưa cái thìa trước mắt trẻ.
► Gõ thìa trên bàn theo một nhịp, tay kia, bạn để thìa trong bàn tay của trẻ.
► Bắt đầu bảo trẻ gõ thìa trên bàn theo nhịp của bàn tay kia của bạn.
► Giảm dần sự giúp đỡ để xem trẻ có tiếp tục gõ không trợ giúp hay không.
► Khi trẻ gõ được một mình trên bàn, bắt đầu cho gõ trên lọ.
► Nhìn xem trẻ có thay đổi với bạn.
► Nếu trẻ không làm, hướng tay trẻ về cái lọ, và tiếp tục cử động của chính bạn.
► Sau một phút, bắt đầu lại gõ trên bàn và lặp lại tiến trình (bàn/lọ) để kéo trẻ thay đổi với bạn.
► Tiếp tục bài tập cho tới khi trẻ có thể bắt chước việc chuyển từ bàn qua lọ, và từ lọ qua bàn không trợ giúp.
2. BƯỚC ĐẦU BẮT CHƯỚC ÂM THANH
|
|
|
|
Tiến trình
► Mỗi lần trẻ tự phát một âm, bắt chước tức khắc âm được phát ra và xem trẻ có phản ứng phát trở lại âm đó không.
► Thử lặp lại luân phiên những âm như trong cuộc đối thoại.
► Nếu trẻ bắt chước âm được bạn phát ra, lặp lại âm đó nhiều lần để xem trẻ có tiếp tục bắt chước không.
► Khi trẻ bắt đầu thích thú cách bắt chước âm, bảo trẻ bắt chước một âm để bắt đầu và sau đó chuyển sang âm khác để xem trẻ có làm theo không.
3. NÓI TRƯỚC NHỮNG ÂM BẰNG CÁCH BẮT CHƯỚC
|
|
|
|
Tiến trình
► Bạn ngồi vào ghế với trẻ.
► Vừa nâng trẻ trên gối bạn 4 lần vừa nói “Bùm bùm bùm bùm”.
► Sau đó đu đưa trẻ về phía sàn nhà và vừa kéo trẻ lại vừa nói “bụp”.
► Lặp lại động tác nhiều lần.
► Ngừng đu đưa, và xem trẻ có phát âm giống như tiếng bụp, để kích thích bạn đu đưa trẻ trên sàn nhà.
► Làm cho trẻ hiểu là trẻ cũng phải phát âm như vậy, bằng cách sờ vào môi của trẻ.
4. BẮT CHƯỚC HOẠT ĐỘNG GÂY TIẾNG ỒN
|
|
|
|
Tiến trình
► Chọn một trong những hành động theo danh sách sau.
► Chỉ hành động và giúp trẻ bắt chước bạn bằng cách hướng dẫn tay trẻ.
► Trẻ càng học phát âm thì ta càng giảm dần sự trợ giúp.
► Lặp lại hành động đầu tiên và âm đầu tiên nhiều lần trước khi chuyển sang âm thứ hai.
Ví dụ:
• Để ngón tay lên môi và nói suỵt
• Lấy tay vỗ nhẹ miệng của bạn và nói “oa,oa”
• Tạo ra một tiếng kêu ở môi bạn như một nụ hôn.
• Làm một tiếng động khô bằng cách búng ngón tay trên má bạn.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
Dạy trẻ đặc biệt 4 loại tín hiệu xã hội
Khi ai đó đảo mắt, nháy mắt khi nói chuyện, hoặc sử dụng giọng điệu châm biếm,...
Mẹo trò chuyện để giúp trẻ gặp khó khăn với kỹ năng giao tiếp
Đối với nhiều trẻ, việc trò chuyện không phải là điều khó khăn hay cần phải suy...
5 quy tắc xã hội "bất thành văn" mà một số trẻ thường bỏ lỡ
Nếu bạn vô tình va vào ai đó, bạn thường sẽ nói xin lỗi hoặc cho tôi xin...