en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (3-4 tuổi)

05/04/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 3-4 tuổi học cách vận động tinh.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (2-3 tuổi)

112. VẼ BẰNG NGÓN TAY

3- 4 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tinh, thao tác (3 - 4 tuổi)
• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (3 - 4 tuổi)
• Cảm nhận xúc giác (3 - 4 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự làm chủ bàn tay và ngón tay.

icon timeline Mục tiêu

Chỉ sử dụng một ngón tay vẽ chậm và nhẹ đường viền các hình thể.

icon timeline Dụng cụ

Đồ thường dùng (ví dụ bóng, bàn, sách).

Tiến trình

Bạn cầm ngón tay trỏ của trẻ và đi chậm và nhẹ theo đường viền của một loạt đồ vật như quyển sách, cái bàn và trái bóng.

Bạn nói nhỏ nhẹ với trẻ một cách trấn an khi hướng dẫn ngón tay của trẻ.

Giảm dần sự hướng dẫn của bạn vào bàn tay trẻ và xem trẻ có tiếp tục vẽ đường nét một mình (khen trẻ khi trẻ di chuyển chậm ngón tay).

Nếu trẻ bắt đầu cử động bàn tay theo bản năng, bạn bảo chậm lại, nếu được nói bằng miệng, nếu cần bằng cơ thể.

Khi trẻ quen với xúc giác, bạn thay đổi đồ vật đã được sử dụng để có xúc giác đa dạng. Ví dụ bạn có thể cho trẻ vẽ đường viền của thú nhồi bông, sau đó viên đá lỏm chỏm và sau cùng một cái mâm trơn láng.

113. ĐỒ CHƠI BẰNG GIẤY XẾP

3- 4 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tinh, thao tác (3 - 4 tuổi)
• Cảm nhận xúc giác (3 - 4 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự làm chủ vận động tinh, sự phối hợp bàn tay và sự phân biệt màu sắc.

icon timeline Mục tiêu

Làm một đồ chơi nhỏ hình lò xo bằng cách xếp giấy.

icon timeline Dụng cụ

Hai tờ giấy màu khác nhau (mỗi tờ chiều dài 15 cm và chiều rộng 3 cm).

Tiến trình

Dán hai đầu của hai tờ giấy chồng lên nhau tạo góc vuông.

Chỉ cho trẻ cách xếp tờ giấy ở dưới lên trên tờ giấy ở trên.

Nếu trẻ phản ứng tích cực với tên của màu sắc, bạn cho trẻ xếp tiếp và nói “xếp màu đỏ”. Nếu cần, chỉ cho trẻ màu nào phải xếp cho đúng chiều.

Nếu trẻ không còn phản ứng với tên của màu sắc, bạn chỉ tờ giấy ở dưới và nói “xếp”.

Cho trẻ bắt chước lại động tác xếp. Nếu trẻ còn do dự, hướng dẫn bàn tay trẻ cho tới hết bài tập. Bạn tiếp tục xếp xen kẻ tờ giấy ở dưới chồng lên tờ giấy ở trên cho tới khi đồ chơi được xếp hoàn toàn.

Screenshot 2023 03 25 at 13 07 34
Động tác liên tiếp để làm một đồ chơi
 


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

ADHD và chia sẻ quá mức

ADHD và chia sẻ quá mức

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây