[Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (5-6 tuổi)
MỤC LỤC |
Tham khảo thêm:
118. ĐINH ẤN
Cảm nhận• Vận động tinh, thao tác (5 - 6 tuổi) |
Mục đíchCải thiện sự làm chủ vận động tinh và lực các ngón tay. |
Mục tiêuẤn 12 đinh ấn trên miếng ván bằng lie. |
Dụng cụĐinh ấn (đầu nhọn rất ngắn), bảng bằng lie. |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn với trẻ và để bảng bằng lie trên bàn trước mặt trẻ.
► Bạn để những đinh ấn ở một nơi mà bạn và trẻ có thể lấy được. Bạn chắc chắn trẻ quan sát bạn khi bạn nhặt đinh ấn đầu tiên.
► Làm động tác kìm mạnh với ngón cái và ngón trỏ, nhặt một đinh ấn bằng đầu đinh. Cầm đinh ấn trước mắt trẻ để trẻ thấy chính xác bạn cầm như thế nào. Bạn nói “con nhìn nè” và đẩy đinh ấn nhẹ trên bảng lie.
► Bạn cầm ngón cái và ngón trỏ của trẻ và lặp lại tiến trình bằng cách hướng dẫn trẻ nhặt đinh ấn và ấn mạnh nó trên bảng.
► Bạn chỉ đinh ấn thứ hai, bạn nói “con ấn nó vô”và sau đó chỉ tấm bảng. Nếu trẻ không sẵn sàng để nhặt đinh ấn, bạn cầm bàn tay trẻ và hướng dẫn trẻ làm lại.
► Lặp lại bài tập cho tới khi trẻ nhặt và đặt 12 đinh ấn.
► Lúc đầu, bạn chỉ để 3 hoặc 4 đinh ấn trên bàn nhưng dần dần trẻ hiểu những gì ta mong đợi nơi trẻ, bạn tăng nhẹ số đinh ấn.
119. ĐAN ĐỒ ĐỂ DƯỚI MÂM
Cảm nhận• Vận động tinh, thao tác (5 - 6 tuổi) |
Mục đíchHọc đan bằng cách sử dụng những hình vẽ đều đặn “phía trên, phía dưới” |
Mục tiêuHiểu “phía trên” và “phía dưới”, do đó di chuyển tờ giấy. Làm cho đến khi công việc hoàn tất. |
Dụng cụGiấy thủ công (hai màu hoặc hơn). |
Tiến trình
► Bạn cắt giấy thành từng mảnh rộng 3cm(màu thứ nhất: 20cm chiều dài; màu thứ hai: 30cm chiều dài). Bạn giữ một tờ giấy nguyên để làm nền.
► Bạn trải những mảnh màu thứ nhất thẳng đứng với tờ giấy nguyên và kẹp chúng lại ở đầu phía trên. Bạn lấy một mảnh của màu thứ hai và đan nó, đi từ phải qua trái (vì trẻ thuận bên phải). Trong lúc chỉ, bạn vừa nói “phía trên, phía dưới, vừa để một mảnh.
► Bạn cho trẻ mảnh tiếp theo và giúp trẻ đan lên đan xuống. Bạn chỉ cho trẻ phải đan lên hoặc xuống tùy theo vị trí của mảnh trước đó.
► Bạn dùng từ đơn giản: “Con nhìn nè, cái này ở trên, bây giờ chúng ta phải để cái kia ở dưới”.
► Khi trẻ khởi sự, bạn rút lui và nhìn xa, bạn can thiệp nếu trẻ mất hướng hoặc bạn thấy trẻ bắt đầu nản.
► Khi mảnh giấy được để đúng chỗ, bạn cố định nó bằng tờ giấy dính nhỏ.
► Khi đồ để dưới mâm đã hoàn thành, khen trẻ và đưa kéo cho trẻ để cắt những đầu giấy.
► Bạn treo đồ để dưới mâm ở trên tường nhà bếp hoặc để ở giữa bàn cho bữa ăn xế (cách cho trẻ xem việc sử dụng sản phẩm sẽ giúp trẻ ước muốn làm xong cái kế tiếp ngày mai).
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo
Những người mắc chứng ADHD thường không được coi là người cầu toàn. Nhìn bề...
ADHD và gian lận
Quay bài/ gian lận một hoặc hai lần là khá phổ biến đối với trẻ em. Chúng có thể...
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...