en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (5-6 tuổi)

24/04/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 5-6 tuổi học cách phối hợp mắt-bàn tay.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (4-5 tuổi)

154. ĐINH ẤN - II

4- 5 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (5 - 6 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (5 - 6 tuổi)
• Vận động tinh, nắm bắt (2 - 3 tuổi)
• Cảm nhận thị giác (2 - 3 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng nắm bắt một đồ vật và hướng nó về một mục tiêu.

icon timeline Mục tiêu

Ấn 12 đinh trên bảng thông báo bằng vỏ cây bần vừa theo dõi hình vẽ được chỉ định bởi những miếng giấy màu.

icon timeline Dụng cụ

Đinh ấn (đầu nhọn ngắn), bảng bằng vỏ cây bần, giấy màu.

Tiến trình

Đặt một đinh ấn trước trẻ và hướng dẫn bàn tay trẻ nhặt cẩn thận đầu đinh ấn rồi giữ bàn tay trẻ để ấn đinh vào bảng thông báo.

Lặp lại bài tập này cho đến khi trẻ có thể ấn ngẫu hứng những đinh ấn vào bảng không trợ giúp.

Dán 12 điểm bằng giấy trên bảng để tạo thành đường viền một vật dễ nhận biết như ngôi nhà, gương mặt. Để rải rác đinh ấn trên bàn trước trẻ.

Chỉ một đinh ấn rồi chỉ một điểm và nói “con ấn vào trong”. Nếu trẻ thử để đinh ấn vào nơi khác, bạn hướng dẫn từ từ bàn tay trẻ về vị trí đúng.

Lặp lại bài tập với những đinh ấn còn lại. Khi trẻ quen với bài tập, lâu lâu bạn nói “con ấn vào” nhưng bạn đừng chỉ vào điểm. Bạn xem trẻ có tìm được một điểm trống để ấn đinh vào. Nếu trẻ lúng túng, bạn nhanh chóng chỉ một điểm để tránh làm trẻ nản chí.

155. VIẾT SỐ

5- 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ (5 - 6 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (4 - 5 tuổi)

icon timeline Mục đích

Phát triển khả năng viết.

icon timeline Mục tiêu

Theo dõi hình vẽ để vẽ những số có một chữ số.

icon timeline Dụng cụ

Giấy, bút chì bột màu, bút phớt nét to.

Tiến trình

Làm những đường viền của chữ số bằng dấu chấm chiều cao khoảng 10cm (bạn bảo đảm những chấm rất dễ thấy và rất gần nhau lúc đầu).

Bạn sử dụng bút phớt nét to màu đỏ hoặc xanh để chỉ vị trí xuất phát và những mũi tên để chỉ hướng.

Đặt tờ giấy làm việc trên bàn trước trẻ và đưa cho trẻ bút chì màu. Hướng dẫn bàn tay trẻ để nối những điểm. Bạn nói “điểm” mỗi lần bút chì màu tiếp cận điểm. Bạn nêu tên số đó khi trẻ hoàn thành.

Bạn đừng mong chờ là trẻ học từ nhưng trẻ phải quen nghe những từ đó.

Khi trẻ nối được những điểm không trợ giúp, bạn ghi ít chấm trên chữ số và những chấm này lợt hơn.

Khi trẻ chỉ đạt 3 hoặc 4 chấm trên mỗi chữ số, bạn thử cho trẻ chép lại số đó. Lúc đầu, bạn giới hạn mỗi buổi là một hoặc 2 tờ làm việc, nhưng bạn kéo dần bài tập ngày một thêm khi trẻ nối khá hơn.

156. MÊ CUNG

5- 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ (5 - 6 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (4 - 5 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm (5 - 6 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự làm chủ bút máy hoặc bút chì bột màu và phát triển khả năng vẽ.

icon timeline Mục tiêu

Bổ sung mê cung đơn giản bằng cách vẽ một đường giữa hai đường song song được cách xa 2 cm.

icon timeline Dụng cụ

Giấy, bút chì bột màu, giấy nhựa trong (dùng làm tờ bìa để có thể sử dụng lại tờ giấy đã làm).

Tiến trình

Chuẩn bị một lọat mê cung đơn giản bằng cách vẽ 2 đường song song cách nhau 2cm. Chỉ để một mê cung trên một trang và, nếu có thể, bọc giấy làm việc bằng giấy kiếng trong để có thể sử dụng lại.

Bắt đầu bằng những đường mê cung đơn giản không dài quá 5 hoặc 10cm. Bạn chỉ cho trẻ bắt đầu từ phía trái của mê cung, vẽ một đường giữa hai lằn kẻ về phía phải của mê cung. Bạn đưa cho trẻ bút chì màu và hướng dẫn bàn tay trẻ kẻ giữa 2 đường của hình mê cung thứ hai.

Giảm dần sự trợ giúp cho đến khi trẻ vẽ đều đặn ở giữa hai đường của mê cung đơn giản. Khi trẻ thành thạo, bạn làm những mê cung vui hơn bằng cách vẽ những hình ở hai đầu. Gíup trẻ bằng cách cho những chỉ dẫn miệng đơn giản.

Screenshot 2023 04 14 at 21 44 22
Mê cung đơn giản
Screenshot 2023 04 14 at 21 44 32
Mê cung đơn giản hơn

157. VẼ NGƯỜI

5- 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ (5 - 6 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (4 - 5 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm (5 - 6 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng vẽ và hiểu biết những khái niệm thân thể.

icon timeline Mục tiêu

Vẽ một hình người đơn giản không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Giấy, bút chì bột màu.

Tiến trình

Bạn ngồi vào bàn cạnh trẻ. Mỗi người có một tờ giấy và một cây bút chì màu. Bạn nắm sự chú ý của trẻ và nói: “Con nhìn này, con vẽ cái đầu”. Bạn vẽ một vòng tròn vào tờ giấy của bạn, bạn chỉ vòng tròn và nói “cái đầu”; rồi chỉ vào giấy của trẻ bạn nói “Tới phiên con, con vẽ cái đầu”.

Bạn giúp trẻ bắt đầu nếu cần thiết. Khi trẻ đã vẽ cái đầu, bạn lại tạo sự chú ý của trẻ nơi tờ giấy của bạn và nói “ta vẽ mắt”. Bạn thêm cặp mắt rất đơn giản vào hình vẽ của bạn.

Bạn chỉ tờ giấy trẻ và nói: “đến phiên con, con vẽ con mắt đi”. Bạn chỉ giúp trẻ khi trẻ lúng túng.

Lặp lại tiến trình này cho mỗi phần của thân thể. Bạn vẽ một hình thật đơn giản để trẻ có thể bắt chước một cách dễ dàng. Bạn đừng quên nêu tên gọi mỗi phần thân thể khi bạn vẽ nó, khi bạn yêu cầu trẻ vẽ và sau khi trẻ vẽ xong.

Lúc đầu, bạn chỉ dùng 3 hoặc 4 phần thân thể cùng lúc. Khi trẻ quen rồi, bạn thêm dần những phần khác, thí dụ như mắt, miệng, mũi, tóc, tai, răng, cổ và chân mày.

158. VẼ TỪNG LOẠI

5- 6 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ (5 - 6 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, xếp loại (3 - 4 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng vẽ, trí tưởng tượng và khả năng sắp xếp đồ vật từng loại và quyết định một cách độc lập đồ vật để vẽ.

icon timeline Mục tiêu

Nghĩ và vẽ một đồ vật cùng loại với mẫu mà người dạy vẽ.

icon timeline Dụng cụ

Giấy, bút chì bột màu.

Tiến trình

Chọn một lọai mà trẻ biết và gồm một lọat các đồ vật khác nhau mà trẻ có thể vẽ. Ví dụ như trái cây, đồ chơi hoặc những đồ di động (xe hơi, máy bay, tàu thuyền). Bạn lấy một tờ giấy và nói “chúng ta vẽ trái cây”. Trên tờ giấy, bạn vẽ trái táo và nêu tên gọi cho trẻ. Bạn nói: “táo là một trái cây. Con vẽ một trái cây khác”

Nếu trẻ lúng túng, bạn nói: “Chuối là một trái cây. Con vẽ trái chuối.”

Khi trẻ thành thạo vẽ nhiều thứ trong một lọai, bạn cho trẻ có nhiều sự chọn lựa và thử cho trẻ chọn xem trẻ muốn vẽ gì. Ví dụ, sau khi vẽ trái táo, bạn nói: “Chuối, lê, nho là những trái cây”. Bạn thử tránh cho trẻ vẽ một đồ vật mà trẻ không chọn lựa.

Bạn lặp lại bài tập bằng cách sử dụng tất cả các lọai mà trẻ đã quen thuộc. Lúc đầu chắc chắn bạn phải giúp trẻ vẽ nhiều thứ khác cùng lọai cho tới khi trẻ học phối hợp những hình vẽ với chính đồ vật đó.

 


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

ADHD và chia sẻ quá mức

ADHD và chia sẻ quá mức

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây