[Dạy trẻ tự kỷ] Khả năng bằng lời (1-2 tuổi)
Tham khảo thêm:
196. CHÀO VÀ TẠM BIỆT
Cảm nhận• Khả năng lời bằng lời, từ vựng (1 - 2 tuổi) |
Mục đíchPhát triển từ vựng thích hợp cho xã hội hóa. |
Mục tiêuLàm một cử chỉ hoặc nói “chào” và“tạm biệt” một cách độc lập đúng lúc. |
Dụng cụKhông có. |
Tiến trình
► Khi bạn vào phòng hoặc ra khỏi phòng của trẻ, bạn nắm cơ hội để dạy trẻ chào và chào tạm biệt. Mỗi lần bạn vào phòng trẻ, bạn đưa tay mỉm cười và nói “chào con”. Khi bạn ngồi với trẻ trong phòng và có ai vào phòng trẻ, bạn giúp trẻ ra dấu hiệu chào và động viên trẻ ngay khi trẻ cố gắng phát âm “chào”.
► Lặp lại tiến trình này với “chào tạm biệt”. Mỗi khi rời phòng, bạn nói “chào tạm biệt con” và ra dấu tạm biệt. Bạn đảm bảo là trẻ nhìn bạn trước khi bạn ra khỏi phòng. Nếu trẻ không phát âm hoặc không làm dấu hiệu, bạn lấp ló ngoài cửa và tiếp tục ra dấu tạm biệt và nói “chào con”. Nếu trẻ không bắt chước điệu bộ cũng không bắt chước âm, bạn nhờ người thứ ba ngồi cạnh trẻ và giúp trẻ bắt chước dấu hiệu chào khi một người nào vào phòng và dấu hiệu tạm biệt khi một người ra khỏi phòng.
197. NÓI TÊN CỦA TRẺ
Cảm nhận• Khả năng lời bằng lời, từ vựng (1 - 2 tuổi) |
Mục đíchCải thiện ngôn ngữ biểu cảm và khái niệm đồng nhất. |
Mục tiêuNói về chính mình bằng cách xưng tên. |
Dụng cụCái gương. |
Tiến trình
► Một khi trẻ cảm nhận được tên trẻ, bạn bắt đầu động viên trẻ nói tên của mình (xem bài tập 159).
► Cho trẻ đứng trước gương và chỉ cho trẻ hình ảnh của nó, bạn lặp lại nhiều lần tên trẻ và hướng dẫn trẻ dùng ngón tay chỉ vào trẻ và chỉ vào hình ảnh trẻ. Bạn hỏi “Ai đây? Đó là con (nêu tên của trẻ, ví dụ Tiến)”.
► Lặp lại nhiều lần tiến trình này và trước khi nêu tên trẻ, bạn ngập ngừng và nói “Ai đây? Đó là T...”.Bạn bắt đầu nêu âm đầu tên của trẻ nhưng đừng nói hết tên để trẻ có khuynh hướng nói ra tên của trẻ.
► Động viên trẻ ngay khi trẻ có khuynh hướng nêu tên trẻ.
► Giảm dần sự gợi ý ban đầu.
► Khi bạn dạy trẻ khái quát hoá tên trẻ mà trẻ không đứng trước gương, điều quan trọng là trong ngày, bạn cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để nói tên trẻ. Cơ hội tốt là bữa ăn tối, ngồi vào bàn, mọi người nói tên mình và chỉ vào mình. Đến phiên trẻ, bạn chỉ giúp trẻ khi trẻ cần.
198. TIẾNG ĐỘNG NGOẠI CẢNH
Cảm nhận• Khả năng lời bằng lời, luyện âm (1 - 2 tuổi) |
Mục đíchCải thiện luyện âm độc lập và phát triển khả năng trò chơi tốt hơn. |
Mục tiêuTự phát làm nhiều tiếng động khác nhau của con thú và của ngoại cảnh. |
Dụng cụXe hơi, máy bay, chó nhồi bông, mèo nhồi bông |
Tiến trình
► Khi trẻ có thể bắt chước tiếng động các đồ vật không trợ giúp (xem bài tập 13), bạn dạy trẻ cảm thụ những âm thanh này và sử dụng nó một cách biểu cảm.
► Bạn để chó nhồi bông và chiếc xe trên bàn trước mặt trẻ và nói “con đưa cho cô cái gì mà nó kêu ủn-ủn-ủn...”. Nhấn mạnh âm thanh.
► Khi trẻ đưa cho bạn chiếc xe, bạn nói “giỏi lắm”, rồi bạn hỏi trẻ “xe kêu như thế nào?”. Kích động trẻ bằng cách bạn phát ra âm thanh nếu trẻ cần.
► Lặp lại bài tập với một cặp đồ vật thứ hai có tiếng động đặc biệt.(Chú ý những tiếng động
này trẻ đã học bắt chước rồi).
199. ĐỘNG TỪ
Cảm nhận• Khả năng lời bằng lời, luyện âm (1 - 2 tuổi) |
Mục đíchPhát triển sự hiểu biết và cách sử dụng động từ và tăng khả năng ngôn ngữ biểu cảm. |
Mục tiêuDùng đúng và một cách độc lập những động từ đơn giản. |
Dụng cụHình ảnh những người chăm lo công việc thường ngày. |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn trước mặt trẻ, chỉ cho trẻ hình một người hòan tất một hành động rõ ràng và đơn giản mà trẻ nhận ra. Ví dụ bạn chỉ cho trẻ hình ảnh một người đi dạo hoặc chạy và nói “Con nhìn, người đàn ông chạy”. Bạn nhấn mạnh rõ ràng động từ để trẻ hiểu điều ta muốn nhấn mạnh trong bài học.
► Bạn lặp lại câu “người đàn ông chạy” nhiều lần, mỗi lần nhấn mạnh động từ rồi bạn hỏi lại trẻ “Người đàn ông làm gì?”
► Thưởng trẻ liền khi trẻ thử nói “chạy” hoặc nói từ gì gần với từ đúng.
► Lặp lại nhiều lần bài tập với những hình ảnh khác, nhân vật hòan tất những hành động đơn giản và nhận biết một cách rõ ràng. Những động từ nên dạy lúc đầu là “ngồi”, “ăn”, “ngủ”, “chạy”, “nhảy”.
► Khi trẻ thành thạo, động viên trẻ nói từ đầy đủ một cách rõ ràng hơn. Nắm bắt tất cả các cơ hội trong ngày để tăng thêm kiến thức của trẻ về biểu lộ cũng như về nhận thức các động từ. Ví dụ khi trẻ chạy, bạn hỏi: “Con làm gì?” hoặc “Con biểu diễn cho cô con chạy”.
► Nếu một người chạy bộ dọc theo nhà bạn hoặc dọc theo trường học, bạn chỉ người đó cho trẻ và hỏi: “người đó làm gì?”. Lúc đầu bạn giới hạn số động từ bạn dạy trẻ 2 hoặc 3 động từ. Bạn tăng dần số lượng cho đến 5. Bạn luôn chú ý củng cố những động từ mà trẻ đã học ở tiết trước.
200. KỂ TÊN NHỮNG THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
Cảm nhận• Khả năng lời bằng lời, biểu cảm (1 - 2 tuổi) |
Mục đíchTăng ngôn ngữ biểu cảm và khả năng giao tiếp. |
Mục tiêuKể tên mỗi thành viên trong gia đình không trợ giúp |
Dụng cụHình của mỗi thành viên thân thuộc trong gia đình và những con thú kèm theo (chú ý sao cho mỗi người hoặc con thú được nhận biết rõ ràng trên hình) |
Tiến trình
► Bạn chỉ đưa cho trẻ mỗi lần một hình. Bạn chỉ tấm hình, bạn bảo đảm trẻ nhìn hình và bạn nói “Má, đây là má”. Sau đó bạn nói “Ai đây con ? Đó là...”. Bạn thử để trẻ nói tiếp. Nếu trẻ lúng túng, cho trẻ quan sát miệng bạn trong khi bạn lặp lại từ đó chậm chậm. Rồi bạn giúp trẻ nói từ đó bằng cách dùng tay bạn giúp trẻ nói từ đó với cái miệng.
► Lặp lại tiến trình cho tới khi trẻ nhận định được hình thứ nhất ít nhất liên tiếp 5 lần không trợ giúp. Sau đó bạn thêm hình thứ hai.
► Lúc đầu bạn xen kẻ 2 hình một cách đều đặn nhưng dần dần bạn trộn lẫn những hình để cho trẻ không khám phá được cơ cấu.
► Khi trẻ nhận định được 2 hình ít nhất 5 lần không trợ giúp, bạn chỉ chính người đó và lặp lại câu hỏi (bạn chỉ lại hình đó nếu trẻ cần sự kích động).
► Khi trẻ học được 2 tên, bạn thêm vào tên những thành viên khác trong gia đình cùng một cách đó. Bạn bảo trẻ nói tên những người mà trẻ biết khi trẻ gặp những người ấy trong suốt một ngày.
201. HÁT
Cảm nhận• Khả năng lời bằng lời, luyện âm (1 - 2 tuổi) |
Mục đíchCải thiện khả năng luyện âm và phát triển sự hiểu âm giọng. |
Mục tiêuThay đổi âm và uốn giọng bằng cách hát với người khác. |
Dụng cụKhông có. |
Tiến trình
► Bạn ngồi dưới đất với trẻ và bắt đầu hát một bài hát đơn giản. Bạn làm cử chỉ và thay đổi cung giọng thường xuyên trong lúc hát để trẻ phân biệt tiếng hát với lời nói thường ngày. Với bàn tay và biểu lộ trên gương mặt, bạn làm cho trẻ hiểu rằng hát rất vui. Khi bạn thấy trẻ quan tâm đến bạn khi bạn hát, bạn lôi cuốn trẻ cùng hát.
► Ví dụ bạn có thể hát “Đi học về là đi học về” và vỗ trên tay trẻ những lúc phù hợp với bài hát.
► Khi trẻ bắt đầu tham gia trên bình diện vận động, thỉnh thoảng trong lúc hát bạn ngập ngừng, bạn sờ miệng trẻ để trẻ biết giúp bạn hát. Bạn bảo đảm trẻ quan sát miệng bạn trong khi bạn phát những âm thanh thật chậm. Bạn cũng có thể hướng dẫn miệng trẻ nhờ bàn tay của bạn.
► Một bài hát hay khác là “Con cò bé bé”. Lúc đầu bạn nhấn mạnh cách luyện giọng trong lúc hát. Khi trẻ quen với bài tập, bạn bảo trẻ dần dần có những phản ứng rõ nét hơn. Về sau bạn động viên trẻ bắt chước bạn thay đổi cung giọng và cường độ.
202. THÊM NỮA
Cảm nhận• Khả năng lời bằng lời, từ vựng (1 - 2 tuổi) |
Mục đíchPhát triển khái niệm “thêm” và cải thiện sự xã hội hóa. |
Mục tiêuXin thêm một vật được yêu thích, không trợ giúp. |
Dụng cụBánh kẹo hoặc tất cả đồ vật trẻ muốn nhận thêm. |
Tiến trình
► Bạn lấy một số lượng đồ vật quan trọng mà bạn biết trẻ thích và đặt chúng trên bàn trước mặt trẻ. Bạn đừng để trẻ lấy phần thưởng ngay, nhưng bạn giữ trẻ ngồi trong một thời gian ngắn.
► Khi bạn nắm bắt sự chú ý của trẻ, bạn cho trẻ một phần thưởng. Sau đó bạn hỏi trẻ “Con có muốn thêm nữa không?”. Bạn nhấn mạnh rõ ràng từ “thêm nữa” và lặp lại câu hỏi. Chỉ cho trẻ cử chỉ tương ứng với từ “thêm nữa” hoặc lặp lại từ đó nhiều lần.
► Nếu trẻ thử đạt được phần thưởng mà không làm phản ứng được mong đợi, bạn lấy lại phần thưởng và lặp lại câu hỏi một lần nữa. Đừng để trẻ có phần thưởng quá lâu khi trẻ chưa hiểu được âm thanh hoặc dấu hiệu. Khi trẻ có cố gắng tốt, bạn cho trẻ phần thưởng và nói “Đúng rồi con, thêm nữa”.
► Lặp lại tiến trình cho tới khi không còn phần thưởng. Bài tập này có thể lặp lại mỗi ngày cho tới khi trẻ xin thêm nữa mà không cần kích thích về phía bạn.
► Tuy nhiên bạn chú ý, có thể trẻ bắt đầu xin thêm tất cả những gì trẻ muốn khi trẻ hiểu thấu khái niệm. Bạn phải phản ứng về khả năng mới này một cách hợp lý và hiểu biết.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo
Những người mắc chứng ADHD thường không được coi là người cầu toàn. Nhìn bề...
ADHD và gian lận
Quay bài/ gian lận một hoặc hai lần là khá phổ biến đối với trẻ em. Chúng có thể...
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...