en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (2-3 tuổi)

17/04/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 2-3 tuổi học cách phối hợp mắt-bàn tay.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Phối hợp mắt-bàn tay (1-2 tuổi)

129. XÂU HẠT - I

2- 3 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (2 - 3 tuổi)
• Vận động tinh, phối hợp hai bàn tay (2 - 3 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp mắt-tay và sự hợp tác hai bàn tay

icon timeline Mục tiêu

Một tay cầm cọc và xỏ hai hạt chuỗi vào cọc nhỏ đó.

icon timeline Dụng cụ

Cọc nhỏ, hạt chuỗi.

Tiến trình

Làm một con suốt hình thoi bằng cách cột một cọc nhỏ vào bánh xe được đặt nằm trên bàn, cọc nhỏ được đứng thẳng lên. Đưa cho trẻ hạt chuỗi (bạn đảm bảo là hạt chuỗi phù hợp với que) và hướng dẫn bàn tay trẻ đẩy hạt chuỗi vào que.

Bạn lấy hạt chuỗi thứ hai và cầm hạt chuỗi sao cho trẻ thấy rõ cái lỗ. Sau đó đưa cho trẻ hạt chuỗi vừa nói “con xỏ hạt chuỗi vào” vừa chỉ cái que (chỉ giúp trẻ khi cần).

Khi có 2 hạt chuỗi trên con suốt hình thoi, để nó một bên và lấy con suốt hình thoi thứ hai. Lần này bạn thử để trẻ xỏ hai hạt chuỗi không trợ giúp của bạn.

Khi trẻ có khả năng xỏ dễ dàng những hạt chuỗi trên que với bánh xe đặt nằm trên bàn, bạn giúp một bàn tay trẻ cầm con suốt hình thoi, bàn tay kia hướng dẫn để hạt chuỗi vào trong con suốt hình thoi.

Lúc đầu, bạn phải giúp hai bàn tay của trẻ, nhưng khi trẻ cầm được con suốt hình thoi, bạn có thể giảm dần sự trợ giúp của bạn.

Lặp lại bài tập cho tới khi trẻ cầm được con suốt hình thoi và xỏ hai hạt chuỗi một mình

130. XÂU HẠT - II

2- 3 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (2 - 3 tuổi)
• Vận động tinh, phối hợp hai bàn tay (2 - 3 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp mắt-tay và sự hợp tác hai bàn tay.

icon timeline Mục tiêu

Xâu hai hạt chuỗi trên cái nạo ống điếu không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Nạo ống điếu, hạt chuỗi.

Tiến trình

Khi trẻ có khả năng xâu hai hạt chuỗi trên một đồ vật vững chắc như con suốt hình thoi đồ chơi (xem bài tập 129), bạn thay một đồ vật mềm dẽo hơn nhưng còn một sự rắn chắc như cái nạo ống điếu.

Chỉ cho trẻ cách cầm đồ nạo ống điếu trong một bàn tay và sử dụng bàn tay kia lượm hạt chuỗi và đẩy chúng vô đồ nạo ống điếu.

Sau đó đưa cho trẻ đồ nạo ống điếu và giúp trẻ cầm chắc một tay. Giúp trẻ đẩy hạt chuỗi vào đồ nạo ống điếu. Khi trẻ để ngay ngắn hai hạt chuỗi, bạn để dụng cụ qua một bên và thưởng trẻ (giảm sự trợ giúp của bạn khi trẻ hiểu những gì ta mong đợi nơi trẻ).

131. XÂU HẠT - III

2- 3 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (2 - 3 tuổi)
• Vận động tinh, phối hợp hai bàn tay (2 - 3 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự phối hợp mắt-tay và sự hợp tác hai bàn tay.

icon timeline Mục tiêu

Xâu năm hạt chuỗi trên sợi dây nơ không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Dây buộc (hoặc tất cả khúc dây dài và mỏng hoặc dây da), hạt chuỗi.

Tiến trình

Khi trẻ có khả năng xâu hai hạt chuỗi trên đồ nạo ống điếu (xem bài tập 130), bạn thay bằng một dụng cụ mềm dẻo như một sợi dây giày.

Bạn làm một cái nơ ở đầu sợi dây để hạt chuỗi không rớt ra ở đầu kia. Trước tiên chỉ cách xâu một hạt chuổi bằng giây (bạn chắc chắn là trẻ quan sát bạn trong lúc bạn minh họa). Bạn hướng dẫn trẻ một bàn tay cầm sợi dây, bàn tay kia cầm hạt chuỗi. Giúp trẻ đặt đầu sợi dây vào lỗ hạt chuỗi và bạn di chuyển bàn tay trẻ để trẻ cầm đầu sợi dây vừa lú ra và kéo hạt chuỗi về phía nơ.

Lặp lại bài tập cho đến khi 5 hạt chuỗi được xỏ vào dây. Lúc đầu bạn phải tiếp tục hướng dẫn trẻ trong suốt quá trình làm bài tập. Bạn nhớ rằng trẻ phải học riêng rẽ từng tay trước khi sử dụng phối hợp hai tay.

Lặp lại bài tập cho tới khi trẻ có thể xâu 5 hạt chuỗi không trợ giúp.

132. KẸP PHƠI ĐỒ

2- 3 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ (2 - 3 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (2 - 3 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, kết hợp (3 - 4 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự di chuyển một đồ vật hướng đến mục tiêu, khả năng kết hợp và sự rắn rỏi bằng tay.

icon timeline Mục tiêu

Kẹp 6 kẹp phơi đồ ở những nơi chỉ định trên đồ hộp.

icon timeline Dụng cụ

6 kẹp phơi đồ bằng nhựa (màu sắc khác nhau nếu có thể được), đồ hộp.

Tiến trình

Khi trẻ có khả năng kẹp những kẹp quần áo vào cái hộp không trợ giúp (xem bài tập 111), bạn bắt đầu dạy trẻ kẹp vào những nơi được xác định ngoài cái hộp ra.

Vẽ 6 ngôi sao phía trên bên ngoài xung quanh hộp để trẻ có thể kẹp ngay ngôi sao (nếu bạn làm cùng bài tập này để phối hợp màu sắc, bạn vẽ những ngôi sao cùng màu với màu của kẹp quần áo).

Đưa cho trẻ một cái kẹp quần áo, bạn chỉ một ngôi sao và nói “con kẹp lên trên”. Nếu trẻ thử kẹp vào một nơi khác trên hộp, bạn hãy chỉ lại lần nữa ngôi sao và lặp lại “con kẹp lên trên”. Nếu trẻ còn lúng túng, bạn hướng dẫn bàn tay trẻ về phía ngôi sao.

Khi trẻ có khả năng kẹp 6 kẹp lên ngôi sao không trợ giúp, lâu lâu bạn nói “con kẹp lên” nhưng không chỉ bằng cử chỉ. Bạn xem trẻ có khả năng tìm một ngôi sao trống để kẹp vào không.

Screenshot 2023 04 08 at 17 11 30
Kẹp quần áo được kẹp trên hộp

133. CHUẨN BỊ VẼ: VẼ BẰNG NGÓN TAY

2- 3 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ (2 - 3 tuổi)
• Vận động tinh, thao tác (2 - 3 tuổi)
• Bắt chước, vận động (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự làm chủ bàn tay và phát triển khả năng chuẩn bị cho hình vẽ.

icon timeline Mục tiêu

Vẽ 3 đường trên dĩa gạo lứt hoặc bột chỉ với một ngón tay.

icon timeline Dụng cụ

Khuôn bánh kem, đường (hoặc tất cả các chất có hạt như gạo lứt hoặc bột).

Tiến trình

Rắc bột lên khuôn tới độ dày khoảng 1⁄2 cm.

Bạn cầm ngón trỏ của trẻ và chỉ cho trẻ cách vẽ những đường thẳng.

Giảm dần sự hướng dẫn của bạn trên ngón tay trẻ khi trẻ bắt đầu tự vẽ những nét.

Khi trẻ thích thú bài tập này, bạn vẽ những nét thay phiên nhau và cố gắng giúp trẻ bắt chước những nét vẽ ngang dọc của bạn.


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và gian lận

ADHD và gian lận

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây