en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

27/02/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 0-1 tuổi học cách cảm nhận.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

 

Một số lớn vấn đề về học tập và hành vi được biểu hiện ở trẻ tự kỷ xuất phát từ sự lộn xộn trong nhận thức hoặc trong việc xử lý thông tin giác quan. Những khó khăn này có thể tác động trong mỗi giác quan hoặc sự phối hợp gồm thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Một trong những vấn đề phổ biến nhất của trẻ tự kỷ là sự bất lực của chúng trong sự thu thập những thông tin giác quan khác nhau để đạt được một hình ảnh đúng về môi trường của chúng.

Ngoài ra, vấn đề nhận thức của trẻ tự kỷ thay đổi rất lớn từ trẻ này sang trẻ khác. Một trẻ có thể không chú ý đến tiếng động vang ra gần trẻ trong khi trẻ lại phản ứng một cách không phù hợp với những tiếng động cách xa của giao thông.

Những trẻ khác có thể thích những thức ăn lạ thường hoặc bận tâm nếm hoặc ngửi những đồ vật.

Ngoài ra một số trẻ tự kỷ có thể quá nhạy cảm trong một loại giác quan và quá thờ ơ trong một loại giác quan khác. Dù chức năng tồi tệ của tất cả loại giác quan có thể gây ra những khó khăn thích nghi, nhưng thính giác và thị giác có thể là những giác quan quan trọng nhất vì hai giác quan này có mối quan hệ chặt chẽ với chức năng nhận thức.

Khả năng nhận thức phải được dạy nơi trẻ tự kỷ như tất cả các khả năng khác.

28. ĐẶT MỘT ĐỒ CHƠI ĐỂ ĐƯỢC KHÁM PHÁ

0 - 1 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (0 - 1 tuổi)
• Vận động tinh, nắm bắt (0 - 1 tuổi)

icon timeline Mục đích

Tăng sự chú ý các đồ vật và giữ hình ảnh được thấy trong trí nhớ trẻ trong một thời gian ngắn.

icon timeline Mục tiêu

Quan sát một đồ chơi được ta bao phủ, tiếp tục quan tâm đến đồ chơi được che giấu trong thời gian ngắn và gỡ vật che đồ chơi đó.

icon timeline Dụng cụ

Miếng vải nhỏ (khăn lau tay, khăn mùi xoa), đồ chơi nhỏ được yêu thích hoặc bánh kẹo.

Tiến trình

Chỉ cho trẻ đồ chơi và để trẻ thao tác đồ chơi ấy trong một thời gian ngắn.

Sau đó bạn lấy đồ chơi và đặt nó xuống sàn nhà trước mặt trẻ.

Phủ miếng vải xuống đồ chơi và nói “Hô-hô” và giúp trẻ dùng tay lấy miếng vải ra. - Kích thích trẻ khám phá đồ chơi và động viên trẻ tham gia vào bài tập.

Khi trẻ bắt đầu khám phá đồ chơi, bạn giảm dần sự kích thích.

29. THEO DÕI BẰNG MẮT

0 - 1 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (0 - 1 tuổi)
• Vận động tinh, nắm bắt (0 - 1 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự chú ý bằng mắt.

icon timeline Mục tiêu

Quan sát bàn tay của một người để biết vị trí của 1 vật.

icon timeline Dụng cụ

3 chén nhỏ / mâm, kẹo bánh.

Tiến trình

Bạn ngồi vào bàn đối diện trẻ, đặt 3 chén hoặc mâm giữa bạn và trẻ (2 mâm cách nhau khoảng 15cm).

hỉ bánh kẹo, bạn nói: “Con nhìn kìa” và di chuyển bánh kẹo từ phía này sang phía khác trong tầm nhìn của trẻ.

hi trẻ nhìn bánh kẹo, bạn đặt nó vào một trong 3 mâm.

► Nếu trẻ không lấy bánh kẹo liền, bạn nói: “Con lấy bánh kẹo đi” và chỉ cho trẻ mâm có kẹo.

► Nếu trẻ không phản ứng, bạn tạo sự chú ý và hướng dẫn tay trẻ về phía kẹo.

► Lặp lại bài tập này nhiều lần cho tới khi trẻ quan sát bàn tay bạn để xem viên kẹo để ở đâu và lấy kẹo trong mâm không trợ giúp.

30. TÌM KIẾM MỘT VẬT RƠI

0 - 1 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (0 - 1 tuổi)
• Vận động tinh, nắm bắt (1 - 2 tuổi)
• Vận động tổng quát, cánh tay (1 - 2 tuổi)

icon timeline Mục đích

Động viên quan sát kỹ càng để tìm một đồ vật.

icon timeline Mục tiêu

Quan sát một đồ vật rơi xuống đất, xác định vị trí và cúi xuống để nhặt lên.

icon timeline Dụng cụ

1 chén nhỏ, 5 khối màu.

Tiến trình

Xếp 5 khối thành hàng ở cạnh bàn.

Tay cầm chén để trên đầu gối, đặt trẻ đứng gần bạn.

Vừa đẩy một trong những khối rớt xuống bàn vừa nói: “Con nhìn” và nói tiếp “ôi” (với một giọng ngạc nhiên).

► Làm điệu bộ và nói “Con nhìn kìa...Tìm...Và lấy cho cô”.

Nếu cần thiết, bạn giúp trẻ tìm và lượm khối lên, sau đó giúp trẻ để khối vào chén, rồi bạn khen trẻ.

► Bạn lặp lại tiến trình này cho đến khi 5 khối rớt hết, được tìm thấy, được lượm và được đặt vào chén.

► Bạn nói: “Xong rồi...cám ơn con” và khen trẻ.

31. TÌM PHẦN THƯỞNG DƯỚI CÁI TÁCH

0 - 1 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (0 - 1 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện sự chú ý bằng mắt.

icon timeline Mục tiêu

Lật tách để lấy kẹo bánh

icon timeline Dụng cụ

Tách, kẹo bánh (ví dụ kẹo, đậu phộng, nho).

Tiến trình

Bạn ngồi vào bàn đối diện với trẻ.

Chỉ cho trẻ kẹo bánh và di chuyển kẹo bánh từ phía này qua phía khác trong tầm nhìn của trẻ và nói: “Con nhìn kìa”.

Khi bạn chắc chắn là trẻ quan sát, bạn để kẹo bánh trên bàn trước mặt trẻ. - Up từ từ cái tách lên bánh kẹo.

Cầm tay trẻ và giúp trẻ lật tách lên.

Gỉa vờ ngạc nhiên khi tìm thấy kẹo và nói: “Con nhìn kìa”.

Lặp lại tiến trình này với những bánh kẹo khác, nhưng lần này chỉ cho trẻ phải tự tìm thấy bánh kẹo.

Tiếp tục bài tập cho đến khi trẻ có thể quan sát bàn tay của bạn và ghi nhận vị trí bánh kẹo và sau đó lật tách lên không trợ giúp.

32. PHẢN ỨNG VỚI TIẾNG ĐỘNG QUEN THUỘC

0 - 1 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (0 - 1 tuổi)
• Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm, 1-2 tuổi

icon timeline Mục đích

Nhanh nhẹn với một tiếng động quen thuộc và nhận biết nó như một dấu hiệu báo trước một biến cố sắp tới.

icon timeline Mục tiêu

Ngưng một họat động khi chuông rung, tìm nguồn gốc của tiếng động và sau đó đi về phía người lớn.

icon timeline Dụng cụ

Chuông tay nhỏ.

Tiến trình

Trẻ thích tắm và đi dạo bằng xe ôtô, trước khi bắt đầu một trong những hoạt động này, bạn lắc chuông thật mạnh phía sau trẻ.

Khi trẻ quay lại, bạn vừa cầm tay trẻ và nói: “Tắm” hoặc “xe ôtô” vừa chuẩn bị cho trẻ hoạt động này.

Nếu trẻ không quay lại khi chuông rung, bạn đưa chuông lại gần để trẻ chú ý bằng mắt cử động của chuông. Dần dần quen với việc thường qui này, trẻ bắt đầu chú ý tới âm thanh nhanh hơn.

Bạn luôn lắc chuông trước hai hoạt động được yêu thích này và không lắc chuông vào những lúc khác.

Từ từ khi trẻ quen bài tập này, bạn lắc chuông ở khoảng cách từ từ xa hơn.

33. PHỐI HỢP THÍNH GIÁC

0 - 1 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Cảm nhận thị giác (0 - 1 tuổi)
• Xã hội hoá, tương tác cá nhân, 0-1 tuổi

icon timeline Mục đích

Cải thiện cảm nhận bằng tai.

icon timeline Mục tiêu

Phối hợp 2 tiếng động khác nhau của những hành động khác nhau để phân biệt hai tiếng động và thấy trước hành động được phối hợp với mỗi tiếng động. 

icon timeline Dụng cụ

Không có.

Tiến trình

Chọn 2 âm thanh vui tai và nối kết âm thanh này với hai hoạt động vui (ví dụ, bạn có thể cù lét bụng của trẻ và nói “ Ti-ti-ti” hoặc vừa vỗ tay trẻ vừa nói “bum”. Luôn chú ý phối hợp cùng tiếng động với cùng hoạt động. Cuối cùng trẻ nghe được những âm thanh khác nhau này và phối hợp chúng với những hoạt động minh bạch).

Sau khi lặp lại thói quen này nhiều lần với cùng những âm thanh và cùng những hoạt động, lâu lâu bạn làm cái này mà không làm cái kia để xem trẻ có đoán trước không (ví dụ, bạn nói “ti-ti-ti”, nhưng bạn ngừng vài phút trước khi cù lét hoặc bạn lặp lại âm thanh xem trẻ có đoán trước việc cù lét không. Bạn nói “bum’ và xem trẻ có đưa tay ra vỗ không).


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Tầm quan trọng của lòng tự trọng tích cực đối với trẻ em

Tầm quan trọng của lòng tự trọng tích cực đối với trẻ em

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây