en ko vi

[Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tinh (0-1 tuổi)

29/03/2023
Bài hôm nay gồm các bài tập giúp trẻ tự kỷ từ 0-1 tuổi học cách vận động tinh.
   

click icon  Tham khảo thêm:

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Bắt chước (3-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Cảm nhận (5-6 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (0-1 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (1-2 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (2-3 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (3-4 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (4-5 tuổi)

► [Dạy trẻ tự kỷ] Vận động tổng quát (5-6 tuổi)

Kỹ năng vận động tinh đặc biệt thiên về họat động bao gồm cách sử dụng bàn tay và đồ vật. Như được nêu trong các lọai chức năng ta tìm thấy trong chương này, những hoạt động của vận động tinh được liên kết với bắt chước, cảm nhận, vận động tổng quát và nhất là sự phối hợp mắt – bàn tay. Những khả năng cơ bản giữ vai trò trong vận động tinh là:

1/ để bàn tay và ngón tay cử động một cách có tự chủ;

2/ nắm bắt đồ vật với một bàn tay không trợ giúp;

3/ thao tác đồ vật với một bàn tay trong khi làm bài tập;

4/ sử dụng 2 bàn tay hợp tác với nhau. Sự phát triển được thành công về kỹ năng tự lập, hình vẽ, chữ viết và sự chuẩn bị thành thạo tùy thuộc hòan tòan vào khả năng vận động tinh của trẻ.

Sự tự chủ bàn tay và ngón tay cũng cần thiết khi trẻ phải sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong khuôn khổ của chương trình tổng quát về giao tiếp.

94. CẦM CÁI MUỖNG

0- 1 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tinh, nắm bắt (0 - 1 tuổi)
• Tự lập, tự ăn (0 - 1 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện việc cầm một đồ vật và khả năng tự ăn một cách độc lập.

icon timeline Mục tiêu

Nắm bắt thìa một tay và giữ nó không trợ giúp.

icon timeline Dụng cụ

Thìa.

Tiến trình

Bạn cầm thìa trong tầm nhìn của trẻ và đạt được sự chú ý của trẻ.

Khi trẻ nhìn cái thìa, bạn nói “thìa”.

Bạn cầm bàn tay trẻ và cuốn ngón tay trẻ xung quanh cán thìa với lưng bàn tay hướng lên trên, làm sao cho trẻ nắm được.

Bạn dùng bàn tay bạn giữ chắc việc nắm bắt của trẻ để chặn thìa rơi hoặc ném thìa.

Giúp trẻ cầm thìa trong vài giây bằng cách nói nhỏ nhẹ với trẻ để khuyến khích trẻ.

Trước khi chấm dứt bài tập, tăng dần khoảng thời gian trẻ phải cầm thìa.

Khi bạn nhận ra bàn tay trẻ làm chủ được cái thìa, giảm áp lực bàn tay bạn trên bàn tay trẻ.

Sau cùng rút hoàn toàn bàn tay bạn ra và xem trẻ có thể tự cầm thìa trong vài giây.

95. THĂM DÒ CÁI HỘP

0- 1 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tinh, nắm bắt (0 - 1 tuổi)
• Cảm nhận, xúc giác (0 - 1 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng nắm bắt đồ vật không được thấy.

icon timeline Mục tiêu

Lấy ra ba đồ vật trong hộp được đóng kín.

icon timeline Dụng cụ

Hộp bằng giấy cứng, 3 vật thường dùng trong nhà cỡ trung bình (ví dụ: khối, cốc bằng giấy và thìa).

Tiến trình

Cắt một lỗ khá lớn trong hộp giấy bìa cứng để bàn tay trẻ có thể được đưa vô dễ dàng.

Để 3 đồ vật khá nhỏ xuyên qua lỗ dễ dàng vào hộp.

- Đóng hộp lại, hoặc bạn dùng hộp không nắp, bạn để đồ vật trên bàn và lấy hộp bao phủ lại sao cho trẻ không thấy những đồ vật đó.

Bảo đảm trẻ quan sát bạn, bạn lấy bàn tay tiến đến lỗ và rút ra một đồ vật (gây sự ngạc nhiên khi rút đồ vật ra).

Sau đó hướng dẫn bàn tay trẻ vào lỗ và lặp lại tiến trình. Thưởng trẻ mỗi lần trẻ rút ra một đồ vật.

Sau khi lặp lại bài tập 2 hoặc 3 lần, hướng dẫn bàn tay trẻ vào lỗ và để trẻ một mình đưa bàn tay vô để tìm đồ vật.

Dần dần trẻ làm chủ được bài tập, bạn có thể tăng hoặc bớt số lượng đồ vật và nới rộng hộp sao cho trẻ thăm dò nhiều hơn để tìm những đồ vật được giấu.

96. NẮM BẮT ĐỒ VẬT

0- 1 tuổi

icon timeline Cảm nhận

• Vận động tinh, nắm bắt (0 - 1 tuổi)
• Cảm nhận, xúc giác (0 - 1 tuổi)

icon timeline Mục đích

Cải thiện khả năng nắm bắt đồ vật không được thấy.

icon timeline Mục tiêu

Lấy ra ba đồ vật trong hộp được đóng kín.

icon timeline Dụng cụ

Hộp bằng giấy cứng, 3 vật thường dùng trong nhà cỡ trung bình (ví dụ: khối, cốc bằng giấy và thìa).

Tiến trình

Cắt một lỗ khá lớn trong hộp giấy bìa cứng để bàn tay trẻ có thể được đưa vô dễ dàng.

Để 3 đồ vật khá nhỏ xuyên qua lỗ dễ dàng vào hộp.

Đóng hộp lại, hoặc bạn dùng hộp không nắp, bạn để đồ vật trên bàn và lấy hộp bao phủ lại sao cho trẻ không thấy những đồ vật đó.

Bảo đảm trẻ quan sát bạn, bạn lấy bàn tay tiến đến lỗ và rút ra một đồ vật (gây sự ngạc nhiên khi rút đồ vật ra).

Sau đó hướng dẫn bàn tay trẻ vào lỗ và lặp lại tiến trình. Thưởng trẻ mỗi lần trẻ rút ra một đồ vật.

Sau khi lặp lại bài tập 2 hoặc 3 lần, hướng dẫn bàn tay trẻ vào lỗ và để trẻ một mình đưa bàn tay vô để tìm đồ vật.

Dần dần trẻ làm chủ được bài tập, bạn có thể tăng hoặc bớt số lượng đồ vật và nới rộng hộp sao cho trẻ thăm dò nhiều hơn để tìm những đồ vật được giấu.


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.

Nguồn tin: Eric Schopler

Xem thêm các tin khác

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và gian lận

ADHD và gian lận

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây