[Dạy trẻ tự kỷ] Xã hội hoá (2-3 tuổi)
Tham khảo thêm:
251. GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
Cảm nhận• Vận động tổng quát, toàn thân (2 - 3 tuổi) • Xã hội hoá, tương tác cá nhân (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchHiểu những gì người khác mong muốn. |
Mục tiêuBỏ tờ giấy trong thùng rác khi ta yêu cầu. |
Dụng cụKhăn giấy, thùng rác. |
Tiến trình
► Yêu cầu gia đình giúp bạn làm bài tập này sau mỗi bữa ăn. Khi ăn xong, bạn giúp trẻ gom khăn giấy của trẻ và bỏ vào thùng rác (bạn bảo đảm trẻ đi đến thùng rác không vấn đề). Bạn ra hiệu cho trẻ vứt khăn giấy của trẻ vào thùng rác rồi trở lại bàn.
► Lặp lại công việc này với khăn của những người khác nhưng mỗi lần một cái.
► Yêu cầu mỗi thành viên trong gia đình đưa khăn của họ khi thấy trẻ và nói: “Con muốn vứt khăn này không?” vừa cười vừa nói “cám ơn” khi trẻ cầm khăn.
► Bạn khuyến khích các thành viên trong gia đình đánh giá cao những gì trẻ làm cho họ và cũng khuyến khích trẻ nhìn vào người mà trẻ lấy khăn (điều này có thể thực hiện khi trẻ nhìn người đưa khăn). Rồi bạn nói “cám ơn” và cười hoặc hôn trẻ.
► Khi trẻ có khả năng làm bài tập này tại bàn sau mỗi bữa ăn, bạn khái quát hóa công việc này bằng cách thỉnh thỏang trong ngày bảo trẻ vứt cái gì đó cho bạn (Chú ý, lệnh phải rõ ràng và trẻ biết giỏ rác ở đâu).
252. CHƠI TRỐN TÌM
Cảm nhận• Vận động tổng quát, toàn thân (2 - 3 tuổi) • Xã hội hoá, tương tác cá nhân (2 - 3 tuổi) • Xã hội hoá, độc lập (2 - 3 tuổi) • Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm (2 - 3 tuổi)
|
Mục đíchÝ thức được trốn, tăng ước muốn tìm thấy và phản ứng qua lại với người khác. |
Mục tiêuTự trốn đối với người khác và sau đó tìm lại người đó khi họ trốn. |
Dụng cụKhông có. |
Tiến trình
► Bạn bắt đầu bài tập này bằng cách dạy cho trẻ “trốn”.
► Cho ba của trẻ hoặc bạn học ngồi trong phòng. Bạn cầm tay trẻ và nói “Con trốn ba đi”. Bạn dẫn trẻ đến phía sau cửa, sau ghế hoặc dưới bàn. Bạn chỉ dạy trẻ 3 nơi trốn khác nhau.
► Bạn lặp lại từ “trốn” suốt quá trình làm bài tập rồi bảo trẻ trốn vào một trong những nơi trốn.
► Bạn bảo người khác hỏi: “Con ở đâu?” rồi giúp trẻ đứng lên hoặc đưa tay lên để chỉ trẻ ở đâu. Người kia phải chạy về phía trẻ và ôm trẻ.
► Khi trẻ đã học trốn và tự cho người ta biết trẻ khi người ta gọi trẻ, bạn kêu người khác đến phiên họ trốn một trong những nơi trốn. Khi bạn gọi “Ba đâu?”, bạn giúp trẻ tìm người ra từ chỗ trốn và chạy về phía họ để ôm họ.
► Khi trẻ bắt đầu hiểu bài tập, bạn động viên trẻ trốn một mình không trợ giúp.
253. CHƠI BÚP BÊ
Cảm nhận• Bắt chước vận động (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchCải thiện tương tác xã hội và phát triển khả năng chơi. |
Mục tiêuHoàn thành một thói quen với búp bê qua 3 hoặc 4 giai đoạn. |
Dụng cụBúp bê, bàn chải tóc, găng tay, lược. |
Tiến trình
► Cố gắng cho trẻ chăm sóc búp bê như bạn chăm sóc trẻ. Thiết lập cho trẻ những thói quen. Ví dụ, khi bạn chuẩn bị cho trẻ ngủ, bạn cũng bảo trẻ chuẩn bị cho búp bê ngủ. Khi bạn lau mặt cho trẻ, bạn giúp trẻ sử dụng găng tắm để lau mặt búp bê. Rồi bạn chải tóc cho trẻ, bạn đưa cho trẻ cái lược để trẻ cũng chải tóc cho búp bê. Sau cùng bạn có thể bảo trẻ cho búp bê vào giường, trong một cái hộp và đắp búp bê bằng một khăn lau tay như là cái mền trước khi bạn cho trẻ ngủ.
► Bạn gợi sự tưởng tượng của bạn để phát triển những thói quen khác, để giúp trẻ chăm sóc búp bê như bạn chăm sóc trẻ.
► Cố gắng giúp trẻ cảm nhận trách nhiệm chăm sóc búp bê như bạn cảm thấy trách nhiệm về sự chăm sóc của trẻ.
254. CHƠI HÌNH KHỐI BẰNG SỰ HỢP TÁC
Cảm nhận• Xã hội hoá, tương tác cá nhân (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchTăng khả năng tương tác và phát triển khái niệm đợi đến phiên trẻ. |
Mục tiêuXây dựng tháp bằng hình khối xen kẻ với người dạy. |
Dụng cụHình khối. |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn hoặc dưới đất cạnh trẻ, đặt 3 hình khối trước trẻ và giữ cho bạn 3 hình. Bạn đặt một hình khối giữa bạn và trẻ vào một vị trí mà cả hai đều có thể lấy dễ dàng.
► Bạn chỉ vào một hình khối của trẻ và nói: “Con đặt một hình khối lên trên” và chỉ vào phía trên mặt khối mà bạn đặt lên bàn. Bạn hướng dẫn bàn tay trẻ để chồng khối thứ hai nếu cần.
► Khi trẻ đã đặt hình khối của trẻ, bạn đặt hình khối khác của bạn lên trên hình khối trẻ vừa chồng và chỉ hình khối khác của trẻ và nói: “Con đặt một hình khối lên trên”.
► Lặp lại tiến trình này cho tới khi tất cả các khối được chồng lên theo đúng thứ tự.
► Nếu trẻ muốn đặt một hình khối lên trong khi đến phiên bạn, bạn giữ bàn tay trẻ lại một giây, bạn đặt hình khối của bạn và tiếp tục trình tư.
► Khi trẻ bắt đầu nắm vững phương pháp, bạn giảm dần lệnh bằng lời và điệu bộ để xem trẻ có biết trước khi nào đến phiên trẻ không.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Con chậm nói luôn là mối quan tâm lo lắng của các bậc cha mẹ. Phụ huynh thường...
ADHD và chia sẻ quá mức
Vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, hầu hết mọi người đều vô tình chia sẻ...
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?
Dù có sự tương đồng về biểu hiện, ADHD là một bệnh lý tâm thần, trong khi mất...