[Dạy trẻ tự kỷ] Tự lập (2-3 tuổi)
Tham khảo thêm:
232. ĂN BẰNG NĨA
Cảm nhận• Tự lập, tự ăn (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchCải thiện khả năng tự ăn một cách độc lập. |
Mục tiêuĂn bằng cách dùng nĩa. |
Dụng cụNĩa nhựa. |
Tiến trình
► Khi trẻ đã học dùng thìa để ăn, bạn bắt đầu hướng dẫn dần cách dùng nĩa.
► Thử sử dụng nĩa nhựa nhẹ mà đầu răng hơi cùn. Dùng thức ăn dễ thao tác với nĩa như miếng xúc xích, cà rốt chín, đậu ve. Bài tập sẽ dễ dàng hơn nếu đó là những thức ăn trẻ thích.
► Bạn làm mẫu cho trẻ cách cầm nĩa trong bàn tay và làm thế nào đưa nĩa vào miệng bạn. Rồi bạn đặt nĩa trong nắm tay của trẻ, dùng tay bạn nắm bàn tay trẻ, bạn đưa nĩa từ từ vào miệng trẻ sau đó đưa tay về bàn.
► Lặp lại động tác này một số lần, hướng dẫn từ từ xen kẽ đưa nĩa về miệng bạn rồi đưa nĩa về miệng trẻ.
► Khi trẻ quen cách cầm nĩa và động tác, bạn đặt vài miếng thức ăn vào dĩa trẻ, củng cố sự cầm nắm nĩa của trẻ và hướng dẫn bàn tay trẻ để cắm từ từ nĩa vào miếng thức ăn. Bạn đưa từ từ nĩa về phía miệng bạn (đảm bảo là trẻ nhìn bạn kỹ khi bạn bỏ thức ăn vào trong miệng bạn và kéo từ từ nĩa ra).
► Bạn đưa nĩa về lại bàn và lặp lại tiến trình nhưng lần này bạn đưa thức ăn vào miệng trẻ và nói “Con ăn đi” và bạn bỏ từ từ thức ăn vào trong miệng trẻ, cho trẻ ngậm miệng lại và kéo từ từ nĩa ra. Rồi bạn đặt nĩa lại trên bàn và khen trẻ đã “ăn tốt”.
► Tiếp tục tiến trình này bằng cách giảm dần sự giúp đỡ của bạn trên bàn tay trẻ (ghi nhận những thức ăn mà trẻ thích để việc sử dụng nĩa để ăn là một phần thưởng cho trẻ).
233. PHÂN BIỆT NHỮNG GÌ ĂN ĐƯỢC VỚI NHỮNG GÌ KHÔNG ĂN ĐƯỢC
Cảm nhận• Tự lập, tự ăn (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchCải thiện khả năng tự ăn một cách độc lập. |
Mục tiêuPhân biệt giữa chất ăn được và những chất không ăn được không trợ giúp. |
Dụng cụThức ăn, đồ vật không ăn được (nhưng không độc), như hình khối, hạt chuỗi và sỏi. |
Tiến trình
► Bạn ngồi vào bàn với trẻ, đặt một miếng thức ăn và một đồ vật không ăn được trên bàn trước mặt trẻ, ví dụ như hòn sỏi và một viên kẹo. Bạn nói “Con ăn” và làm dấu hiệu cho trẻ ăn một vật đặt trên bàn.
► Nếu trẻ chọn hòn sỏi, bạn giữ tay trẻ lại, hướng sự chú ý của trẻ về hòn sỏi, lắc đầu và nói “Không ăn được”. Sau đó bạn hướng tay trẻ về phía viên kẹo và nói “An được”. Bạn khen trẻ ngay đã “ăn tốt”.
► Bạn lấy nhanh chóng vật không ăn được ra khỏi bàn và thay thế bằng một cặp đồ vật mới.
► Lặp lại tiến trình bằng cách đa dạng hóa mỗi lần những vật ăn được và không ăn được. Bạn thử đưa vào càng nhiều đồ ăn và nhiều đồ vật khác nhau (như xà bông, đất mùn, bút chì, v,v...) để trẻ hiểu. Khen trẻ mỗi lần trẻ chọn đúng đồ vật và loại ra đồ vật không ăn được.
234. TỰ MẶC QUẦN ÁO: ÁO LEN DÀI TAY QUA CỔ
Cảm nhận• Tự lập, tự mặc quần áo (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchTự mặc quần áo một cách độc lập. |
Mục tiêuMặc áo len không cổ cài giữa, áo len đan hoặc áo sơ mi không trợ giúp. |
Dụng cụÁo len không cổ cài giữa, áo len đan hoặc áo sơ mi. |
Tiến trình
► Lặp lại hoàn toàn tiến trình sau đây mỗi lần bạn giúp trẻ mặc áo sơ mi hoặc áo len dài tay cao cổ.
► Bạn xỏ cánh tay trái của trẻ vào tay áo trái và choàng tay áo phải lên vai phải của trẻ và nói “Con mặc áo len vào”. Bạn hướng dẫn cánh tay phải của trẻ trong tay áo. Bạn khen trẻ ngay.
► Lặp lại giai đoạn đơn giản này nhiều lần bằng cách giảm dần sự trợ giúp của bạn cho tới khi trẻ xỏ cánh tay vào tay áo đúng và cánh tay kia vào tay áo còn lại. Khi trẻ thực hiện giai đoạn này không sự trợ giúp của bạn, bạn có thể qua giai đoạn kế tiếp.
► Bạn chỉ cho trẻ cách cầm áo len hở ra và xỏ cánh tay trong tay áo thứ nhất. Bạn chỉ cho trẻ cùng một cách cầm áo len hở ra, rồi bạn choàng tay áo kia trên vai trẻ và bảo trẻ tiếp tục làm như trước.
► Khi trẻ quen làm được hai giai đoạn với hai tay áo, bạn ngập ngừng trước khi choàng tay áo thứ hai trên vai trẻ để xem trẻ có tự tìm ra tay áo hay không. Bạn đừng quên nói “Con mặc áo len” và để trẻ tự mặc nếu cần.
► Phải một thời gian cho trẻ học cách đặt đúng áo len để bắt đầu.
235. TỰ MẶC QUẦN ÁO: QUẦN DÀI
Cảm nhận• Tự lập, tự mặc quần áo (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchTự mặc quần áo một cách độc lập. |
Mục tiêuMặc quần dài không trợ giúp. |
Dụng cụQuần dài. |
Tiến trình
► Khi bạn mặc đồ cho trẻ, bạn kéo quần dài của trẻ cho tới ngang đùi và đặt bàn tay trẻ ở phía trên quần dài. Bạn đặt bàn tay bạn vào bàn tay trẻ và nói “Con kéo quần lên”. Bạn giúp trẻ kéo quần lên tới eo. Khen trẻ đã “mặc đồ tốt”.
► Lặp lại giai đoạn này cho tới khi bạn cảm thấy trẻ bắt đầu giúp bạn kéo quần. Rồi bạn giảm từ từ sự trợ giúp của bạn cho giai đoạn này cho tới khi trẻ tự làm.
► Khi trẻ kéo quần từ đùi không trợ giúp, bạn áp dụng cùng tiến trình để trẻ kéo quần từ đầu gối sau đó bạn cũng áp dụng tiến trình đó để trẻ kéo quần từ mắt cá.
► Ở giai đọan này trẻ phải gập người lại đồng thời bạn cũng đôn đốc từ từ. Bạn luôn đảm bảo trẻ có khả năng thực hiện giai đọan trước không khó khăn trước khi đi qua tư thế kế tiếp. Mỗi lần bạn đừng quên nói: “Con kéo quần lên”.
► Khi trẻ có khả năng gập người và kéo quần từ mắt cá không trợ giúp, bạn bắt đầu dạy trẻ xỏ bàn chân vào ống quần.
► Cho trẻ ngồi trên ghế và sửa quần lại ngay ngắn để ống quần thẳng phía trước đúng vị trí. Bạn nói:”Con mặc quần vào”, rồi bạn hướng dẫn bàn tay trẻ giữ quần được mở ra, sau đó chỉ cho trẻ cách đút chân vào từng chân một trong ống quần. Bạn lại nói: “Con, mặc quần vào” và bảo trẻ đứng lên và tiếp tục như đã mô tả phía trên.
► Lúc đầu, bạn phải giúp trẻ tìm ra mặt trước của quần, chú ý sao cho 2 bàn chân trẻ vô đúng ống quần và giúp trẻ gài quần lại.
► Sau khi học kéo quần, phải có một thời gian để trẻ đạt được những khả năng này.
► Khen trẻ sau mỗi giai đọan và bạn thử để trẻ làm dần phần lớn công việc.
- Bạn luôn cầm quần sao cho trẻ bắt đầu thấy bên nào là mặt trước của quần.
236. HỌC GIỮ VỆ SINH
Cảm nhận• Tự lập,đi vệ sinh (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchCải thiện vệ sinh cá nhân. |
Mục tiêuĐi vệ sinh đúng và một cách độc lập. |
Dụng cụBô trẻ em. |
Tiến trình
► Hướng dẫn tổng quát – Khi dạy trẻ, yếu tố quan trọng nhất là tính bất biến của thái độ tích cực. Tất cả biểu hiện bất bình, kể cả cái nhìn phản đối có thể làm cho trẻ rối. Dùng cách dạy này cho tất cả các khả năng khác. Bạn nhắc nhở với khỏang cách đều đặn và dùng từ đơn giản như “tiểu”, “ướt” và “khô”. Mỗi lần trẻ thành công, khen trẻ một cách bình tĩnh và vui vẻ. Thường sẽ hữu hiệu hơn khi ta khen trẻ một cách rộng lượng về những cố gắng đến thành công hơn là phạt trẻ hoặc tỏ thái độ phản kháng sau một sự cố. Chỉ thay đồ cho trẻ trong phòng tắm và nếu có sự cố, chú ý chỉ thay quần trong phòng tắm. Như vậy sẽ giúp trẻ thiết lập mối liên kết giữa vấn đề vệ sinh và phòng tắm.
► Tiến trình đặc thù – Cho trẻ ngồi bô mỗi giờ 5 phút hoặc hơn. Chú ý dẫn dắt trẻ từ từ và bình tĩnh không tỏ ra bất bình dối với những sự cố của trẻ. Bạn luôn ở cạnh trẻ khi trẻ ngồi bô.
► Trong phòng tắm, bạn hãy có cái gì trong tay để thưởng trẻ ngay nếu trẻ sử dụng đúng cái bô.
► Sau 5 phút,nếu không có kết quả, bạn lấy bô ra từ từ và nhẹ nhàng nhưng không khen cũng không thưởng.
► Ghi nhận giờ của tất cả sự cố của trẻ để phát hiện quy trình sinh lý của trẻ.
► Cho trẻ ngồi bô buổi sáng khi thức dậy, trước mỗi bữa ăn, trước khi đi chơi và trước khi đi ngủ.
► Thiết lập bảng ngồi bô và chỉ bảng đó cho trẻ. Bạn vẽ ngôi sao vàng trên bảng cho mỗi lần trẻ thành công để trẻ thấy và hãnh diện về trẻ.
237. TỰ LAU RỬA
Cảm nhận• Tự lập, tắm rửa (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchTự tắm rửa một cách độc lập. |
Mục tiêuDùng găng tắm ẩm để sát xà phòng. |
Dụng cụGăng tắm, xà phòng. |
Tiến trình
► Khi bạn tắm cho trẻ, bạn xát xà phòng lên cánh tay trẻ để có nhiều bọt dễ thấy. Tạo sự chú ý của trẻ trên bong bóng xà phòng.
► Bạn mang găng tắm vào một bàn tay của trẻ, hướng dẫn trẻ nhúng găng tắm trong nước và nói: “Con chà cánh tay” và giúp trẻ lau xà phòng trên cánh tay.
► Mỗi lần tắm trẻ, bạn lặp lại tiến trình này cho mỗi phần của thân thể.
► Khi nhận ra trẻ bắt đầu quan tân điều đó, bạn giảm sự kiểm soát trên tay trẻ.
► Khi trẻ lau hết xà phòng, bạn nói: “Xong rồi”. Sau đó bạn chỉ trẻ cách vắt và treo găng tắm.
► Bạn đặt 2 bàn tay trẻ đúng trên găng tắm và giúp trẻ vắt nước ra. Đây là yếu tố quan trọng của bài tập vì điều đó tăng lực tay và thiết lập rõ ràng phần cuối của công việc.
238. CÀI NÚT ÁO - I
Cảm nhận• Tự lập, tự mặc quần áo (2 - 3 tuổi) |
Mục đíchTự mặc quần áo một cách độc lập và cải thiện phối hợp vận động tinh. |
Mục tiêuKết hột nút lớn trên miếng vải cài nút áo. |
Dụng cụBìa cứng, vải, hột nút lớn. |
Tiến trình
► Làm một bìa cứng dày để cài nút đơn giản bằng cách dán phần chính giữa của miếng vải trên một bìa cứng. Bạn cắt khuy trên một mảnh vải và đơm nút mặt sau mảnh vải khác Chú ý sao cho nút và khuy tương ứng khi các mảnh vải dính lại. Bạn có thể viền mép khuy cho chắc.
► Bạn đứng sau lưng trẻ, miếng bìa cứng cài nút trên bàn được đặt trước mặt trẻ. Bạn cầm hai bàn tay trẻ, hướng dẫn trẻ gấp miếng vải và cài nút (cho trẻ chú ý nút áo và khuy). Bạn di chuyển ngón tay trẻ xung quanh nút và khuy. Bạn giúp trẻ cầm nút với ngón cái và ngón trỏ của trẻ, bạn nói “Cài vô” và giúp trẻ đẩy nút qua đường khuy. Khen trẻ ngay.
► Lặp lại tiến trình nhiều lần cho tới khi trẻ cài nút không trợ giúp. Bạn đừng quên mỗi lần nói “Cài vô”.
► Lúc đầu, có thể trẻ cần sự trợ giúp nhất là cầm nút đẩy vào đường khuy từ phía dưới. Hướng dẫn đôi bàn tay trẻ cho tới khi bạn cảm thấy trẻ bắt đầu hiểu.
► Khi trẻ có khả năng làm thành công bìa cứng cài nút đơn giản, bạn cho trẻ cài nhiều nút trên miếng vải lớn.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được trích ra từ cuốn sách "Teaching Activities for Autistic Children: Individualized Assessment and Treatment for Autistic and Developmentally Disabled Children" của tác giả Eric Schopler và Margaret Lansing, Leslie Waters hiệu đính, được chuyển ngữ tiếng Việt từ tiếng Pháp bởi cô Trần Thị Khấn, cô Nguyễn Thị Khước và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính.
Nguồn tin: Eric Schopler
Xem thêm các tin khác
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...
ADHD và chứng tè dầm
Trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn còn tè dầm khiến bố mẹ lo lắng. Trên thực tế,...
Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?
Trẻ từng nói cười, tương tác xã hội tốt, nhưng đột nhiên trở nên lầm lì, ít giao...