en ko vi

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật

23/11/2021
Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật về cách giúp trẻ phát triển khả năng âm nhạc, nghệ thuật.

1. Hãy dạy con nhịp điệu trước

Ban đầu bố mẹ có thể dạy con nhịp điệu bằng những âm thanh mà bố mẹ có thể tạo ra bằng tay, chân và cơ thể. Sau đó, bố mẹ hãy dạy con hát một bài hát đơn giản, với một nhạc cụ tạo nhịp và âm thanh không có cao độ (thuộc bộ gõ). Tiếp theo đó, bố mẹ có thể dạy con nhịp điệu bằng một nhạc cụ du dương không phức tạp.

2. Trong lúc con đang chơi, hãy cho con nghe nhiều thể loại âm nhạc

Thật thú vị khi được nghe những bài thơ hay những bài đồng dao vui nhộn. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và nuôi dưỡng trí tưởng tượng của con.

3. Hãy tạo cơ hội để con được nghe và tiếp xúc với nhiều loại nhạc cụ khác nhau

Bằng cách chạm tay vào và khám phá các nhạc cụ, con học được cách xử lý nhạc cụ và một lúc nào đó con biết cách chơi nhạc cụ đó.

4. Nếu bố mẹ không thích bài hát của con thì cũng đừng mắng con

Bởi vì con cần có thời gian luyện tập và có kinh nghiệm để có thể hát ở nhiều nốt.

5. Hãy khuyến khích con thể hiện âm nhạc một cách sáng tạo

Đôi khi con thích hát sai lời và sai nhạc của bài hát, vì như vậy con có thể thỏa sức sáng tạo.

6. Hãy để con được tự do vẽ

Giáo dục nghệ thuật sáng tạo có thể đạt được thông qua tự do hóa. Bố mẹ hãy chấp nhận và dạy con rằng con hoàn toàn có thể vẽ khác những người khác và con có thể tự do bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình.

7. Đối với những tác phẩm con làm, hãy khen ngợi và khích lệ con

Nếu có được sự động viên của bố mẹ, con sẽ không chỉ có cảm tình tốt với bản thân mình, mà con còn được thôi thúc, mong muốn được vẽ và sáng tạo trong tương lai.

8. Hãy cho con được trải nghiệm nhiều điều

Trải nghiệm nhiều thứ giúp con nhạy bén và biết suy nghĩ hơn. Ngoài ra, bố mẹ hãy khuyến khích con suy nghĩ và liên hệ trải nghiệm thực tế với các tài liệu hay sách vở con từng đọc/ học.

9. Giúp con quan sát tốt mọi thứ

Bố mẹ có thể thường xuyên đặt những câu hỏi gợi mở, kiểu như: "Con thấy mũi con voi như thế nào?", hoặc đặt những câu hỏi cụ thể hơn, chẳng hạn như "Những chiếc lá đã thay đổi như thế nào vậy nhỉ?" Như vậy, con sẽ khám phá ra một khía cạnh mới nào đó và có thể diễn đạt nó một cách phù hợp và dễ dàng hơn vào những lần sau.

10. Hãy cho con tiếp xúc với các loại vật liệu khác nhau

Bố mẹ hãy giúp con có nhiều kinh nghiệm với nhiều loại vật liệu khác nhau. Ngay cả những thứ bỏ đi ở trong nhà (chẳng hạn như bìa các-tông) cũng có thể là chất liệu tuyệt vời cho con để thể hiện sự sáng tạo.

11. Đừng làm phiền con khi con đang mải mê hoàn thành tác phẩm của mình

Trừ khi đó là một việc gấp, cần thiết, nếu không bố mẹ hãy đợi cho đến khi con hoàn thành công việc của con. Khi đó con sẽ cảm thấy biết ơn bố mẹ.

12. Đừng đối xử tùy tiện với tác phẩm của con

Con cảm thấy rất đau lòng khi chứng kiến tác phẩm mà con bỏ công sức ra làm bị đối xử tùy tiện.


Tham khảo thêm:

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây