en ko vi

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc

01/11/2021
Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật về cách giúp trẻ phát triển cảm xúc của mình.

1. Đừng ngỡ ngàng khi con đáp "Con không thích"

Khi bố mẹ bảo con làm gì đó, nếu con từ chối thì bố mẹ đừng quá ngỡ ngàng. Vì sẽ có lúc con muốn bày tỏ thẳng thắn ý kiến và cảm xúc của mình. Hoặc cũng có thể con thử từ chối do con tò mò về phản ứng của bố mẹ.

2. Hãy khuyến khích con hoàn thành những gì con đã bắt đầu

Nếu làm gì con cũng chỉ bắt đầu mà không kết thúc thì sẽ hình thành thói quen xấu. Con không muốn mình lớn lên và trở thành một người dễ dàng từ bỏ trách nhiệm của mình.

3. Đừng trách mắng con nặng quá khi con sử dụng hay lấy đồ của bạn khác

Thỉnh thoảng con làm vậy, có thể chỉ vì con tò mò. Con không có ý ăn trộm như bố mẹ nghĩ. Nếu bố mẹ làm gương cho con và dạy cho con hiểu cái gì đúng cái gì sai thì một cách tự nhiên, thì con sẽ phát triển các quan điểm đạo đức đúng đắn.

4. Đừng bao bọc con quá!

Nếu bố mẹ thường xuyên can thiệp giúp đỡ vào những việc con muốn làm hoặc con có thể tự làm, thì dần dần con sẽ trở nên sợ hãi khi làm mọi việc một mình. Như vậy, khi lớn lên, con sẽ dễ dàng trở thành một người rụt rè và thiếu tự tin.

5. Hãy hướng dẫn cho con cách sống tôn trọng bản thân mình

Khi con làm gì đó sai, bố mẹ nói "Con hư quá!", con sẽ cảm thấy mình là một đứa trẻ hư. Thay vào đó, nếu bố mẹ chỉ cho con biết tại sao hành vi của con lại sai, con có thể sửa hành vi đó thành hành vi đúng.

6. Hãy cho con cơ hội được sờ, cảm nhận, tháo rời và gắn lại

Thông qua các trải nghiệm cụ thể kiểu như vậy, con có thể học hỏi về thế giới, các đồ vật và thoả sức sáng tạo. Ngoài ra những hoạt động này cũng giúp con giải toả các cảm xúc khó chịu trong quá khứ.

7. Hãy để con được chạm vào nhạc cụ khi nghe âm thanh và các bản nhạc do nhạc cụ đó tạo ra

Vì con sẽ có thể phân biệt, hiểu các âm thanh khác nhau. Thông qua nhạc cụ (có thể bằng việc chơi hay nghe), con có thể thể hiện cảm xúc của mình. Nhờ đó, con giải toả tâm trạng khó chịu và cảm thấy thoải mái hơn.

8. Đừng quá lo lắng khi con đánh nhau với bạn hay với anh chị em

Vì dù là đánh nhau thì cũng sẽ có lúc con nhận ra và học được rằng là mình có thể giải quyết vấn đề bằng cách nói chuyện. Bố mẹ cũng có thể làm gương cho con bằng lời nói hoặc hành động. Vì nó cũng sẽ rất hữu ích với con.

9. Đừng để con nghĩ rằng con chỉ là "con ngoan trò giỏi" nếu con răm rắp vâng lời bố mẹ

Đừng để con có suy nghĩ như vậy, nếu bố mẹ không muốn con lớn lên trở thành người thụ động, phụ thuộc và có thể làm bất cứ điều gì theo chỉ dẫn hoặc mệnh lệnh.

10. Đừng mắng con vì con ghét đứa em mới chào đời

Con cảm thấy em đã lấy đi tình yêu thương mà bố mẹ dành cho mình nên con mới ghét em. Xin đừng quở trách con vì những cảm xúc này. Hãy hiểu và yêu thương con nhiều hơn.

11. Hãy dạy con cách tôn trọng hành động và cảm xúc của người khác

Nếu bố mẹ tôn trọng những cảm xúc của con thì con sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi trạng thái "coi mình là trung tâm của vũ trụ". Và khi lớn lên, con sẽ có cách suy nghĩ lành mạnh, biết cách tôn trọng cảm xúc của người khác.

12. Hãy cho con cơ hội giúp đỡ người khác

Trải nghiệm này không chỉ tập cho con biết nghĩ cho người khác, mà nó còn giúp con tìm thấy rất nhiều niềm vui trong việc giúp đỡ người khác.

13. Hãy giúp con biết cách quý trọng không chỉ những thứ của mình, mà còn quý trọng cả những thứ của người khác và của chung

Bố mẹ hãy làm gương cho con và dạy con từ nhỏ cách giữ gìn đồ của người khác như thể chúng là của mình và dù là những đồ vật nhỏ thì cũng phải bảo quản cẩn thận.

14. Hãy cho phép con gặp gỡ và kết thân với nhiều người

Vì con muốn học hỏi từ nhiều người. Dù thật tuyệt khi dành thời gian với gia đình, nhưng con cũng muốn gặp gỡ nhiều người khác nhau và có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm khác nhau.

15. Hãy thể hiện những lời dạy bảo của bố mẹ, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động

Con cảm thấy bối rối khi bố mẹ không làm như những gì bố mẹ đã dạy con. Ngoài ra, so với việc chỉ nghe thì việc được nhìn thấy sẽ giúp con dễ hiểu và dễ làm theo hơn.


Tham khảo thêm:

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây