Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ
1. Hãy nhắc con khi con không lắng nghe
Không phải con phớt lờ bố mẹ đâu, chỉ là khi đang mải bận tâm đến thứ khác thì con không nghe thấy gì cả.
2. Khi nói chuyện, hãy hạ thấp người xuống ngang chiều cao với con, nhìn vào mắt con và nói
Vì như vậy con có thể quên đi việc con còn nhỏ và con có thể nghe lời bố, mẹ tốt hơn.
3. Hãy nói đơn giản và rõ ràng
Vì con còn nhỏ nên con không đủ sức hiểu một lúc nhiều câu dài và khó. Khi bố mẹ nói ngắn gọn và rõ ràng bằng tông giọng dễ chịu, con có thể hiểu tốt hơn.
4. Hãy có cử chỉ và biểu cảm phù hợp với giọng nói
Khi bố mẹ nói nhẹ nhàng với khuôn mặt giận dữ, con không thể hiểu được cảm xúc của bố mẹ và con sẽ bối rối không biết phải làm gì.
5. Hãy giải thích cho con về những hoạt động của con hay những việc bố mẹ làm
Ví dụ: "Mẹ đang vòng tay" hay "Bạn Bống đang vẽ một vòng tròn bằng cây bút chì màu đỏ". Khi con nghe những từ khác nhau diễn tả những thứ có điểm tương đồng, con sẽ học những từ đó dễ dàng hơn và con sẽ cảm thấy bố mẹ đang quan tâm đến con.
6. Hãy cho con cơ hội được mắt thấy, tai nghe, trực tiếp sờ và nếm
Vì phải thực sự tự trải nghiệm, con mới nhận biết được đặc điểm của đối tượng và sử dụng từ ngữ tương ứng sao cho phù hợp.
7. Ngoài những từ dễ, hay sử dụng, hãy dạy con những từ/ những khái niệm quan trọng khác
Nếu con biết và sử dụng được những tính từ hay trạng từ về các sự kiện, không gian và màu sắc... cuộc sống của con sẽ phong phú hơn. Chẳng hạn như, bố mẹ có thể nói: "Chiếc xe màu đỏ ở đăng kia và chiếc xe buýt màu xanh, cái nào chạy nhanh hơn?"
8. Hãy giúp con suy nghĩ theo thứ tự
Nếu được rèn luyện thói quen này từ nhỏ, con sẽ biết rằng mọi thứ đều có trật tự và học được cách suy nghĩ có hệ thống.9. Hãy cho con trải nghiệm những thứ phù hợp với năng lực của mình
Bằng cách này, con có thể tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho riêng mình. Con hy vọng bố mẹ không để con dễ dàng cảm thấy thất vọng vì một món đồ chơi hay một nhiệm vụ quá khó, hoặc khiến con cảm thấy nhàm chán vì nó quá dễ dàng.
10. Hãy đặt câu hỏi mở để bắt con phải suy nghĩ
Nếu con có thể trả lời bố mẹ một cách dễ dàng bằng cách nói "có" hoặc "không" thì sau đó, thói quen suy nghĩ và nói về những gì con cảm thấy sẽ biết mất. Chẳng hạn bố mẹ có thể hỏi con: "Làm thế nào con gấu lại biết cô gái ở trong đó?"11. Hãy cụ thể hoá khi khen ngợi con
Vì như vậy con sẽ hiểu được tại sao con được khen và con sẽ tiếp tục cố gắng để làm những điều được khen ngợi.12. Bố mẹ hãy làm gương cho con
Nếu bố mẹ thường xuyên nói với con những câu như "Con có thể giúp bố/ mẹ làm... được không?" hay "Mẹ xin lỗi"..., thì một lúc nào đó tự nhiên con sẽ biết khi nào nên sử dụng những câu tương tự, ngay cả khi bố mẹ không ép con dùng chúng.13. Hãy dạy con cách giao tiếp phi ngôn từ
Bố mẹ có thể làm mẫu những cử chỉ, động tác phi ngôn từ nào đó để con bắt chước, hay bố mẹ có thể cho con chơi trò kịch câm để kể một câu chuyện mà không cần nói. Và từ từ, con sẽ học được cách thể hiện cảm xúc và ý định của mình bằng cách giao tiếp phi ngôn ngữ.
14. Hãy giúp con hiểu mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết
Bố mẹ có thể thường xuyên cho con chơi trò nối tên đúng với hình, hay viết tên con lên bức tranh con vẽ, hoặc tìm tên của con trong các chữ cái trong sách tranh...15. Hãy cho con cơ hội để con tạo ra "câu chuyện của mình"
Ngay cả khi con không thể tự mình viết được thì bố mẹ cũng có thể giúp con bằng cách: viết các sự kiện về con vào hình của con rồi sau đó để con tự mình sắp xếp và ghép chúng thành một cuốn truyện tranh tuyệt vời của mình.
16. Sau khi kể truyện cho con nghe, hãy khuyến khích con kể lại
Như vậy, mỗi khi nghe kể truyện con sẽ lắng nghe chăm chú hơn để cố gắng kể lại chính xác. Ngay cả khi câu truyện con kể lại có khác đi thì nó cũng sẽ là một câu truyện giàu trí tưởng tượng của con. Đây cũng là một cách hay để con tự tạo ra bài hát của mình, và hát đi hát lại chúng.
17. Hãy cho con cơ hội để thể hiện trung thực cảm xúc của mình
"Con cảm thấy như thế nào khi có sấm sét?" hay "Con làm gì khi thấy sợ hãi?" những câu hỏi như vậy sẽ khuyến khích con thể hiện cảm xúc của mình một cách trung thực. Ngược lại, nếu bố mẹ mắng con vì con ngạc nhiên hay sợ hãi, thì còn thà giấu hết những cảm xúc "tội lỗi" đó đi còn hơn là để bố mẹ biết.
18. Hãy dẫn dắt và khuyến khích con lập luận để hiểu được mối quan hệ nhân quả
Bố mẹ có thể khuyến khích con nói ra lý do tại sao con lại làm theo cách này. Nếu bó mẹ hỏi: "Làm sao mà chú gấu biết được có người vào nhà của mình?", con sẽ trả lời: "Vì món ăn vặt yêu thích của chú gấu đã biến mất".
19. Hãy đọc sách thiếu nhi cho con mỗi ngày
Dù chỉ đọc cho con một chút cũng không sao, vì nếu bố mẹ đọc cho con nghe một câu truyện cổ tích hoặc một bài thơ mỗi ngày, con không chỉ học được nhiều điều mà con còn cảm thấy một cách sâu sắc tình yêu thương và quan tâm mà bố mẹ dành cho mình.
20. Hãy lắng nghe khi con nói
Dù con chỉ là một đứa trẻ nhỏ nhưng hãy lắng nghe con một cách chân thành và nghiêm túc khi con nói. Như vậy, con sẽ cố gắng chăm chú lắng nghe khi bố mẹ nói.
Tham khảo thêm:
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật
Nguồn tin: sgf.org.vn
Xem thêm các tin khác
5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ
Mọi trẻ em đều có điểm mạnh và điểm yếu. Việc tập trung vào những điều không tốt...
Các loại điểm mạnh ở trẻ em
Trẻ em có nhiều loại điểm mạnh khác nhau, không chỉ là điểm mạnh về học tập. Đôi...
Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em
Người lớn thường biết rằng việc khen ngợi trẻ rất quan trọng. Nhưng điều còn ý...