Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ
1. Đừng làm hư con
Con biết con không thể có tất cả những gì con đòi hỏi. Con hiểu là bố mẹ chỉ đang cố gắng bù đắp cho con thôi!
2. Đừng ngại nghiêm khắc với con
Con thích bố mẹ nghiêm khắc với con hơn vì nhờ vậy mà con biết mình phải hành động như thế nào.
3. Đừng đối xử với con như con nít
Vì nếu bố mẹ đối xử với con như em bé thì con sẽ hành động dại dột để chứng tỏ mình là người lớn, nhằm thoát khỏi mặc cảm.
4. Đừng làm con cảm thấy tội lỗi mỗi khi phạm sai lầm
Con không muốn nghĩ mình là một đứa trẻ vô dụng mỗi khi mắc sai lầm.
5. Đừng hoảng hốt khi con nói "Con ghét bố/ mẹ!"
Mọi chuyện không thực sự tồi tệ như vậy. Con nói vậy chỉ vì muốn bố mẹ hối lỗi vì những gì đã làm với con mà thôi.
6. Đừng quá can thiệp vào những gì con làm
Hãy để con học hỏi qua kinh nghiệm.
7. Đừng quá lo lắng khi con bị bệnh nhẹ
Nếu bố mẹ quá quan tâm, con sẽ giả vờ đau nhiều hơn.
8. Đừng vội hứa
Nếu bố mẹ hứa mà không thể giữ lời, con sẽ cảm thấy chán nản và mất lòng tin vào bố mẹ.9. Đừng hỏi qúa nhiều về lý do khi con làm sai gì đó
Vì có những lúc con thậm chí còn không biết tại sao mình lại hành động như vậy
10. Đừng đối xử với con một cách không nhất quán
Sự không nhất quán khiến con bối rối. Và con sẽ lợi dụng sự không nhất quán đó để làm việc gì đó có thể nhằm đạt mục đích của mình.11. Đừng nghĩ xin lỗi con sẽ làm bố mẹ mất mặt
Ngược lại, khi bố mẹ thành thật xin lỗi, con sẽ cảm thấy vô cùng ấm áp.12. Đừng quá lo lắng khi bố mẹ không thể dành nhiều thời gian cho con
Điều quan trọng hơn cả là chúng ta sử dụng thời gian như thế nào. (chất lượng quan trọng hơn số lượng)13. Đừng quên là con thích thử làm cái mới và cần làm lại nhiều lần
Hãy kiên nhẫn với con vì con vẫn đang học.
14. Đừng thay con làm những việc mà con có thể tự làm
Vì con sẽ ỷ lại và muốn bố mẹ làm hết mọi thứ cho mình như một đứa trẻ.15. Đừng quên rằng không có thấu hiểu và khuyến khích bằng yêu thương chân thành, con sẽ không thể trưởng thành tốt được
Con nghĩ bố mẹ đã luôn yêu thương con rồi nên nói điều này thật không cần thiết!
Tham khảo thêm:
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật
Nguồn tin: sgf.org.vn
Xem thêm các tin khác
5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ
Mọi trẻ em đều có điểm mạnh và điểm yếu. Việc tập trung vào những điều không tốt...
Các loại điểm mạnh ở trẻ em
Trẻ em có nhiều loại điểm mạnh khác nhau, không chỉ là điểm mạnh về học tập. Đôi...
Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em
Người lớn thường biết rằng việc khen ngợi trẻ rất quan trọng. Nhưng điều còn ý...