en ko vi

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội

27/09/2021
Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật về cách giúp trẻ phát triển tính xã hội.

1. Tạo cơ hội cho con chơi với càng nhiều bạn càng tốt

Khi chơi với các bạn, con sẽ nhận ra mình có suy nghĩ khác với các bạn. Nhờ vậy, con sẽ kiểm soát cảm xúc  và điều chỉnh các định kiến của mình.

2. Đừng vội can thiệp khi con khóc

Con khóc chỉ là để thư giãn và giải toả những bất mãn của mình thôi. Thay vì can thiệp vào khi con khóc, sẽ hữu ích hơn nếu bố mẹ chăm chú lắng nghe con nói về cảm xúc của mình, sau khi con đã bình tĩnh lại.

3. Khi con đánh nhau với anh chị em hay bạn bè, hãy cho chúng con thời gian và quyền để tự giải quyết vấn đề

Khi được trao cơ hội để giải quyết cuộc chiến, con sẽ phát triển khả năng và thói quen "tự xử lý vấn đề của mình".

4. Hãy để con chơi đồ chơi của con theo ý của con

Bố mẹ hãy hiểu và chấp nhận rằng, con không phải lúc nào cũng suy nghĩ và chơi theo cách của bố mẹ được.

5. Hãy cho con được tham gia nhiều hoạt động nhóm

Thông qua các hoạt động nhóm, con có thể tìm hiểu mối quan hệ giữa các cá nhân và học được các kỹ năng xã hội cần thiết.

6. Xin đừng để con trở thành đứa trẻ phải nhìn sắc mặt của bố mẹ để sống

Khi bố mẹ quá nghiêm khắc hay thường la mắng, khiển trách con, hoặc con thường xuyên phải hành động tuỳ theo sắc mặt/ tâm trạng của bố mẹ, thì con sẽ lớn lên trở thành người sống mà suốt ngày phải để ý đến sắc mặt của người mạnh/ quyền lực hơn mình. Và có khi, con sẽ biến thành một bạo chúa, đối xử tệ bạc một cách tuỳ tiện với những người yếu hơn mình.

7. Khi con nghịch quá, xin hãy dạy con cách chơi, chứ đừng mắng mỏ con vô điều kiện

Bởi vì, đôi khi không có gì chơi hay con không biết cách chơi nào khác, nên con đánh giỡn hay nghịch hơi quá.

8. Hãy hiểu tính cách, khuynh hướng phát triển của con và hướng dẫn cho con

Đôi khi con nổi loạn và chống đối lại bố mẹ. Đây chỉ là một giai đoạn trong quá trình trưởng thành của con mà thôi. Hãy hiểu rằng con người thật của con không như những gì bố mẹ nghĩ và tìm cách phù hợp để hướng dẫn cho con.

9. Hãy làm cho con tin tưởng bố mẹ

Khi con cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu thương sâu sắc mà bố mẹ dành cho mình, con sẽ cố gắng giống bố mẹ, noi gương những việc tốt bố mẹ làm. Và con sẽ tin tưởng bố mẹ.

10. Thay vì bảo bọc con, hãy cho con gặp gỡ nhiều người và trải nghiệm nhiều môi trường đa dạng

Như vậy, con sẽ nhận thức đúng đắn về thế giới, có ý chí học hỏi những điều mới và thông qua những trải nghiệm này, con cũng sẽ phát triển khả năng sáng tạo.

11. Hãy tạo bầu không khí để con có thể bày tỏ chân thực cảm xúc của mình

Nếu các mong muốn của mình được tôn trọng thì con sẽ dễ dàng hình thành thái độ tôn trọng cảm xúc và ý kiến của người khác.

12. Đừng quá lo lắng nếu con học thói quen xấu từ bạn bè

Con vẫn nhớ những thói quen tốt mà bố mẹ đã dạy cho con. Xin hãy hiểu rằng, ngay cả khi con bắt chước thói quen xấu của bạn mình trong một thời gian thì đó cũng chỉ là tạm thời.

13. Khi con thấy cách cư xử thân thiện của bố mẹ và con có tình cảm tốt với người lớn, con sẽ có thể yêu và được yêu một cách tự nhiên.

14. Khuyến khích con chơi trò tưởng tượng hay đóng vai

Thực sự rất thú vị khi chơi các trò bắt chước như là trò chơi gia đình, trờ chơi bệnh viện hay trò chơi giả bộ là chú bộ đội. Thông qua các trò chơi kiểu như vậy, con có thể bộc lộ cảm xúc của mình một cách tự nhiên và hiểu thêm về vai diễn của các bạn khác.

15. Những hành vi tốt mà con học được ngoài trường học hay ngoài nhà, hãy để con thực hành ngay cả khi ở nhà

Ví dụ những hành vi tốt như nhường nhịn người khác, tuân thủ quy tắc, giữ trật tự... Nếu được thực hành thường xuyên, cả khi ở bên ngoài, lẫn khi ở nhà thì sẽ nhanh chóng trở thành thói quen tốt của con.


Tham khảo thêm:

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây