en ko vi

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức

22/09/2021
Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật về cách giúp trẻ phát triển đạo đức.


1. Hãy cho con biết vấn đề của con

Nếu bố mẹ không cho con biết con có vấn đề gì thì con sẽ cảm giác mình bị bỏ mặc. Nếu vấn đề là điều gì đó con có thể hiểu được, hãy cho con biết và chấp nhận những suy nghĩ của con.

2. Khi con nói lên suy nghĩ của mình, đừng đánh giá nó tốt hay xấu

Thay vì đánh giá theo tiêu chuẩn của bố mẹ thì bố mẹ có thể tập trung vào cảm xúc của con và lý do tại sao con làm như vậy. Con có thể suy nghĩ nhiều hơn và đưa ra quyết định tốt hơn khi bố mẹ nhận ra cảm xúc và suy nghĩ của con.

3. Hãy khen ngợi con khi con làm tốt

Cho đến khi con có thể tự mình làm được nhiều điều đúng đắn, con cần sự động viên và khen ngợi của bố mẹ.

4. Khi con làm sai, đừng chỉ trích con và nói: "Con nghịch ngợm quá"

Vì như vậy, con sẽ dễ dàng nghĩ rằng mình là đứa trẻ vô dụng, quậy phá. Bố mẹ hãy nhẹ nhàng nói cho con biết và dạy con về những gì con đã làm sai.

5. Mỗi khi con làm gì đó, bố mẹ đừng nói "Không được" hay "Con đừng làm vậy"

Vì cứ như vậy, con sẽ lớn lên thành một người không biết làm gì cả. Thay vì không cho con làm, bố mẹ có thể hướng dẫn con. Hãy giải thích ngắn gọn những gì con không nên làm để con có thể hiểu được.

6. Đừng ép con phải luôn là một đứa trẻ ngoan

Những sai lầm cho con nhiều cơ hội hơn để cảm nhận và suy ngẫm. Nhờ đó mà con có thể trưởng thành nhanh hơn.

7. Khi con đánh hay bắt nạt một bạn nhỏ hơn hoặc yếu hơn mình, xin hãy cho con biết là con đang làm gì sai

Khi con đánh bạn khác, bố mẹ đừng chỉ lo cho con. Hãy khuyến khích con nghĩ và quan tâm đến những bạn yếu hơn mình.

8. Đừng quá quan tâm đến con khi con nói xấu anh chị em hay bạn bè

Nếu bố mẹ quá quan tâm thì thay vì hiểu rằng điều mình đang làm sẽ tổn thương người khác, con sẽ lại tìm cách lặp lại hành vi này để thu hút sự chú ý của bố mẹ. Bố mẹ hãy khuyến khích con nhìn ra những điểm tốt trước những điểm xấu của người khác.

9. Khi con đánh nhau, đừng mắng mỏ con vô tội vạ. Hãy giúp con suy nghĩ về nguyên nhân của việc đánh nhau.

Thay vì cố gắng giải quyết cuộc chiến, bố mẹ hãy giúp con phát triển nội lực để tự mình giải quyết nó và làm cho con cảm thấy có trách nhiệm với những việc mình làm.

10. Đừng mắng con vì con nói dối hay xem con là một đứa trẻ hư

Khi bố mẹ dồn ép con, con có thể cảm thấy sợ hãi và sẽ vô thức nói dối. Và có thể con sẽ tin vào những tưởng tượng trong đầu và nghĩ nó là sự thật. Khi phát hiện ra con nói dối, thay vì la mắng hay phán xét, bố mẹ hãy giúp con suy nghĩ tại sao con lại làm vậy, để nói dối không trở thành thói quen xấu của con.

11. Nhiều khi con lấy đồ chơi của bạn, thì chỉ là con thích nó nên giành lấy thôi!

Con vẫn còn nhỏ nên con thường hành động bốc đồng theo cảm xúc, mà không suy nghĩ. Hãy hướng dẫn con cách chịu trách nhiệm về hành động của mình, bằng cách giúp con trau dồi suy nghĩ và phán đoán đúng đắn để con có thể phân biệt được cái gì là đồ của mình và cái gì là đồ của bạn.

12. Hãy cho con biết khi con muốn thứ gì đó, con phải trả tiền cho nó

Con có thể học được điều này khi xem cách bố mẹ trả tiền, hoặc khi bố mẹ bắt con tự trả tiền cho đồ của mình. Như vậy, con sẽ hiểu rằng mình không thể cứ tự nhiên lấy đồ của người khác rồi mang ra ngoài chơi như vậy được.


Tham khảo thêm:

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây