Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em
1. Bố mẹ hãy hiểu rằng anh em đánh nhau khác với bạn bè đánh nhau
Vì khi anh em con đánh nhau thì chúng con sẽ làm hoà và sẽ kết thúc cuộc chiến một cách tự nhiên, nên bố mẹ hãy kiên nhẫn đợi anh em con tự khắc phục vấn đề.
2. Đừng nghĩ rằng anh em thì phải luôn thân thiết với nhau
Sự hoà hợp giữa anh em không phải bản năng nên đôi khi anh em cũng có thể ghét và ghen tị nhau.
3. Khi anh em con đánh nhau, đừng cứ chỉ trích và cũng đừng cứ giải quyết hộ các xung đột
Bởi vì chúng con phải học cách đánh giá bản thân và cách giải quyết xung đột. Kinh nghiệm này sẽ giúp chúng con tự tin hơn.
4. Anh em có thể có tính cách và sở thích khác nhau
Bố mẹ đừng nghĩ rằng anh em thì phải luôn chơi cùng nhau và chơi những món đồ chơi giống nhau.
5. Hãy thiết lập các quy tắc mà chúng con có thể tuân theo
Khi đặt ra quy tắc và khi chúng con có thể tuân theo quy tắc thì sẽ có ít xung đột xảy ra giữa anh em chúng con.
6. Đừng mắng con nặng lời trước mặt em của con
Khi bố mẹ làm vậy, con sẽ cảm thấy rất tự ái. Con sẽ ghét em và muốn đánh em ấy.
7. Đừng bắt con phải đưa đồ chơi của mình hoặc chia sẻ đồ chơi với em
Bố mẹ càng ép buộc, con càng lo lắng và càng bị ám ảnh bởi đồ chơi của mình.
8. Hãy hiểu rằng không phải lúc nào con cũng phải làm gương cho em
Đừng bắt con phải chịu trách nhiệm cho em của mình. Con cũng có lúc làm không tốt và con cũng có thể mắc sai lầm.
9. Hãy báo cho con biết trước là con sắp có em
Để con có thể chuẩn bị tinh thần và yêu thương em.
10. Khi em chào đời, hãy để con cùng chăm sóc em
Nếu chỉ có bố mẹ chăm sóc em, con sẽ cảm thấy mình bị xa lánh. Con sẽ ghét đứa em đã độc chiếm tình yêu của bố mẹ.
11. Hãy giao cho con những nhiệm vụ phù hợp với trình độ của con và giao cho em nhiệm vụ phù hợp với trình độ của em
Điều này sẽ giúp con hành động có trách nhiệm và xây dựng sự tự tin.
12. Đừng chỉ trích con bằng cách so sánh con với anh
Có thể là việc đó anh làm tốt hơn con và con đã gây lỗi. Nhưng nếu bố mẹ lấy điểm mạnh của anh để so sánh với điểm yếu của con thì con sẽ cảm thấy tự ti. Hãy công nhận tính cách và điểm mạnh của con.
13. Đừng nghĩ rằng em trai thì phải dùng lại đồ của anh trai
Vì có những lúc con cũng muốn có đồ mới.
14. Những kiểu nói/ nghĩ rằng "vì con là con gái" hay "vì con là anh" sẽ gây phản ứng dữ dội
Nếu con cảm thấy mình bị phân biệt đối xử vì con là con gái hay vì con là anh thì con sẽ trở nên không hài lòng với bố mẹ, cả với em của mình và con sẽ cư xử một cách kỳ lạ.
15. Con muốn độc chiếm tình cảm của bố mẹ nên thỉnh thoảng con sẽ méch bố mẹ lỗi của anh
Vì con muốn khẳng định tình yêu thương và sự quan tâm bố mẹ dành cho mình. Khi bố mẹ quản lý tinh thần cạnh tranh của con một cách khôn ngoan, mối quan hệ giữa con và anh sẽ được cải thiện. Và con sẽ dần thay đổi những thói quen xấu của mình.
Tham khảo thêm:
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật
Nguồn tin: sgf.org.vn
Xem thêm các tin khác
ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)
Bạn có thể đã nghe mọi người sử dụng những cụm từ như mất kiểm soát hoặc...
ADHD và sự hung hăng
Nhiều trẻ mắc ADHD dễ nổi giận. Chúng cảm thấy cảm xúc mãnh liệt và có thể gặp...
ADHD và thay đổi tâm trạng
Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Họ...