Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất
1. Hãy giúp con có tư thế đứng đúng
Con thường không biết đứng như thế nào là đúng tư thế. Vì vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, hãy dạy và tập thói quen để con có tư thế đứng đúng.
2. Không phải lúc nào cơ thể của con cũng làm đúng như những gì con muốn
Vì vậy, thay vì chỉ trích con làm chưa tốt thì hãy kiên nhẫn hướng dẫn cho con. Đồng thời bố mẹ có thể cho con xem các tài liệu phù hợp với trình độ của con và tạo điều kiện để con được luyện tập thường xuyên.
3. Đừng để con chỉ chơi ở nhà chỉ vì ngoài trời lạnh hay nóng
Thay vì khiến con trở thành bông hoa trong nhà kính thì hãy để con được ra ngoài, hít thở không khí trong lành và phát triển khỏe mạnh.
4. Hãy cho con cơ hội được thử tự mình cắt may
Nếu bố mẹ cứ sợ dùng kim sẽ gây nguy hiểm cho con thì đến cả dùng kim như thế nào để may, con cũng sẽ không biết làm. Ngoài ra, con có thể giấu bố mẹ để tự ý thử và nó có thể làm con bị thương. Vì vậy, thay vì ngăn cấm con, bố mẹ có thể sử dụng công cụ/ đồ chơi phù hợp với trình độ của con để dạy con cách dùng kim may vá.
5. Dù con không giỏi chạy nhảy hay đá bóng giỏi như các bạn khác thì cũng đừng đem con ra so sánh với các bạn
Đừng kỳ vọng con luôn làm mọi thứ tốt hơn những người khác. Và khi bố mẹ so sánh những gì con không giỏi với những gì người khác giỏi thì sẽ làm con cảm thấy tự ti về bản thân mình.
6. Đừng nghĩ "Trẻ con thì không biết mệt"
Con cũng cảm thấy mệt mỏi sau khi chơi cả ngày. Sau khi đã cho con chơi thỏa thích, xin hãy cho con được nghỉ ngơi.
7. Hãy dạy con tự mặc, cởi quần áo, giày dép và tạo cơ hội cho con được luyện tập nhiều lần
Dĩ nhiên con không thể làm nhanh và tốt như bố mẹ được. Nhưng nếu được tự làm thì dần dần con có thể điều khiển tốt tay và mắt của mình. Và nó giúp con xây dựng sự tự tin.
8. Hãy thể hiện sự quan tâm/ động viên/ khen ngợi con, mỗi khi con thực hiện một động tác mới (chẳng hạn như nhảy lò cò 1 chân, bật nhảy bằng 2 chân)
Mỗi khi con làm được một động tác mới, nếu bố mẹ thể hiện sự quan tâm thì con sẽ cảm thấy được tiếp thêm năng lượng. Và con cảm thấy thật vui khi mình có thể thể hiện cảm xúc và thế giới tưởng tượng của mình bằng những chuyển động mới.
9. Đừng coi những hoạt động hay những trò chơi sử dụng toàn bộ cơ thể là nguy hiểm
Thay vào đó, bố mẹ hãy giúp con thực hiện những hoạt động như vậy một cách an toàn và vui vẻ. Bởi vì, nếu bố mẹ cứ ngăn cản con vì sợ nguy hiểm thì con sẽ trở thành một đứa trẻ nhút nhát và ngốc nghếch.
10. Hãy cho con đi dạo với bố mẹ
Con cảm thấy em đã lấy đi tình yêu thương mà bố mẹ dành cho mình nên con mới ghét em. Xin đừng quở trách con vì những cảm xúc này. Hãy hiểu và yêu thương con nhiều hơn.
11. Đừng mắng con khi con dùng tay trái để vẽ hoặc cầm thìa/ muỗng
Hãy cho con biết rằng con cũng có thể sử dụng tay trái và giúp con có thể sử dụng cả hai tay một cách tự nhiên mỗi khi con cứ khăng khăng đòi dùng tay trái.
12. Đừng quá lo lắng nếu con chạy và chơi với các bạn khác ở ngoài nhà
Con sẽ học được nhiều điều khi chơi như vậy. Con không chỉ học cách hòa đồng với những đứa trẻ khác mà còn học cách tôn trọng ý kiến của người khác. Và ngoài ra, con cũng sẽ học được luật chơi.
13. Đừng quá ngạc nhiên khi con lỡ đi tiểu tiện/ đại tiện ra quần
Cũng giống như những đứa trẻ khác, đôi khi con mải chơi mà quên đi vệ sinh.
14. Con không biết cái gì nguy hiểm hay nơi nào nguy hiểm
Vì vậy hãy dạy cho con những đồ vật hay những địa điểm nguy hiểm một cách thường xuyên để con biết cách đối phó.
15. Đừng vứt/ lấy đi mọi thứ trong phòng con, chỉ vì con bày bừa khắp phòng
Đừng quên rằng con học bằng cách nhìn, sờ, ngửi và khám phá. Điều này tạo nền tảng cho con học tốt hơn sau này. Thay vào đó, bố mẹ có thể giúp con tạo thói quen dọn dẹp gọn gàng sau khi con bày bừa lộn xộn.
Tham khảo thêm:
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất
► Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật
Nguồn tin: sgf.org.vn
Xem thêm các tin khác
5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ
Mọi trẻ em đều có điểm mạnh và điểm yếu. Việc tập trung vào những điều không tốt...
Các loại điểm mạnh ở trẻ em
Trẻ em có nhiều loại điểm mạnh khác nhau, không chỉ là điểm mạnh về học tập. Đôi...
Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em
Người lớn thường biết rằng việc khen ngợi trẻ rất quan trọng. Nhưng điều còn ý...