en ko vi

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống

01/10/2021
Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật về cách giúp trẻ hình thành thói quen và lối sống tốt.

1. Hãy hướng dẫn cho con một cách cụ thể những việc con cần phải làm

Và giúp con biến nó thành thói quen. Khi được bố mẹ hướng dẫn bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn, con sẽ học được cách làm những việc cần làm một cách đúng đắn.

2. Hãy nhớ rằng cần có thời gian để hình thành một thói quen

Rất khó để chỉ trong có một hai lần mà con thay đổi tật xấu và có thói quen tốt. Nhưng nếu bố mẹ làm gương tốt, con sẽ học thói quen tốt nhanh hơn nhiều.

3. Hãy ra yêu cầu phù hợp với trình độ của con

Dù thói quen có tốt đến đâu, nhưng nếu nó quá khó với con, con sẽ dễ bị nản lòng, thất vọng và mất tự tin.

4. Không đem khuyết điểm của con ra, so sánh với ưu điểm của anh chị em hay những bạn khác

Mỗi lần, bố mẹ làm như vậy, con sẽ cảm thấy tự ái. Lòng tự trọng của con bị tổn thương nên thay vì cố gắng để làm tốt hơn, con sẽ có phản ứng chống đối.

5. Đừng để con có được thứ mình muốn bằng cách nói tục hay khóc lóc

Không phải cứ muốn là có được. Trong một số trường hợp, con phải học cách chờ đợi ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, hãy kiên quyết dạy con khi con cứng đầu một cách vô lý.

6. Không để con tham gia vào những hành động nguy hiểm hay gây hại cho người khác

Để giúp con không có những hành vi nguy hiểm khó lường, bố mẹ hãy tạo điều kiện để con được thể hiện cảm xúc của mình một cách lành mạnh bằng lời nói hay hành động.

7. Hãy dạy con những quy tắc mà con có thể làm được. Đừng dạy con quá nhiều quy tắc.

Vì nó sẽ khiến con nản lòng và mất động lực. Và nói với con bố mẹ muốn gì sẽ có tác dụng hơn là nói rằng "con đừng làm vậy".

8. Hãy cho con cơ hội để phụ giúp việc nhà

Con sẽ cảm thấy mình có giá trị hơn khi có thể làm gì đó cho gia đình. Con cũng sẽ học được cách hợp tác và chịu trách nhiệm.

9. Đừng chỉ nhìn vào kết quả mà mắng con

Bố mẹ hãy thử suy nghĩ xem, con đã nghĩ gì khi làm vậy và khuyến khích con. Con muốn được nhận nhiều sự an ủi và động viên mỗi khi con mắc lỗi. Bố mẹ có thể nói với con "Chắc là khó lắm! Mình cùng thử thêm một chút nữa nha." Sau đó, hãy khen ngợi con bằng cách nói: "Lần sau mình sẽ làm tốt hơn thôi."

10. Hãy dạy con sắp xếp đồ chơi lộn xộn

Như vậy, từ nhỏ con đã học được rằng: mình phải hoàn thành và chịu trách nhiệm cho việc mình làm. Và thật tuyệt, nếu bố mẹ có thể giúp con một chút khi con cảm thấy khó để tự mình dọn dẹp hết.

11. Đừng nghĩ rằng phải mắng mỏ thì con mới học được

Thay vào đó, sẽ hữu ích hơn nếu bố mẹ giải thích cho con một cách bình tĩnh, dễ hiểu lý do tại sao con không nên làm vậy. Ngoài ra, hãy để ý và khen ngợi con mỗi khi còn làm điều tốt.

12. Hãy tạo cho con thói quen chăm chú lắng nghe người khác

Chăm chú lắng nghe là cơ sở của giao tiếp, đồng thời là thói quen tốt trong đời sống xã hội.

13. Đừng đổ lỗi cho con khi con không biết giữ vệ sinh hay tiết kiệm

Khi mọi người trong gia đình đều chú ý đến việc tiết kiệm và giữ gìn vệ sinh thì tự nhiên con cũng sẽ học được thói quen này.

14. Khi con xin tiền, đừng vội đồng ý hay từ chối một cách vô điều kiện

Hãy dạy con cách tính toán và tạo cho con thói quen tiết kiệm tiền.

15. Hãy dành thời gian trò chuyện với con

Khi bố mẹ nói chuyện với con, con cảm thấy mình lớn hơn, có giá trị hơn rất nhiều, và khoảng thời gian này sẽ giúp con học được rất nhiều điều.


Tham khảo thêm:

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 1: Dạy dỗ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 2: Ngôn ngữ

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 3: Đạo đức

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 4: Tính xã hội

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 5: Thói quen, lối sống

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 6: Tình anh em

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 7: Phát triển cảm xúc

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 8: Phát triển thể chất

Các chỉ dẫn cụ thể cho gia đình có trẻ khuyết tật - Phần 9: Âm nhạc, nghệ thuật

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây