en ko vi

Nhà trường và gia đình có thể làm gì để giúp trẻ ADHD và trẻ ASD

21/05/2024
Sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và chuyên gia là chìa khóa giúp trẻ em mắc ADHD và ASD phát triển toàn diện. Chuyên gia chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và hỗ trợ. Nhà trường tạo môi trường học tập phù hợp, điều chỉnh chương trình giảng dạy. Gia đình xây dựng môi trường an toàn, khuyến khích hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhà trường và chuyên gia.
Nhà trường và gia đình có thể làm gì để giúp trẻ ADHD và trẻ ASD
 

Các chuyên gia có thể làm gì để giúp trẻ ADSD và ASD

ADHD (Tăng động giảm chú ý)

ASD (Tự kỷ)

Bác sĩ nhi, bác sĩ thần kinh, bác sĩ tâm thần trẻ em

Chẩn đoán ADHD và kê đơn thuốc.

Ngoài ra có thể kiểm tra các vấn đề khác như lo lắng.

Nhận diện các dấu hiệu của bệnh tự kỷ và có thể chẩn đoán.

Có thể giới thiệu các dịch vụ can thiệp sớm.

Bác sĩ tâm lý trẻ em

Chẩn đoán ADHD và các vấn đề về sức khỏe tâm thần thường gặp có thể đi kèm. Ngoài ra có thể đánh giá các vấn đề về học tập.

Cung cấp liệu pháp hành vi để dạy trẻ kiểm soát hành động và tương tác của mình. Cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức để giúp giải quyết các vấn đề về cảm xúc liên quan đến ADHD. Chẩn đoán ADHD và các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể đi kèm, chẳng hạn như lo lắng.

Ngoài ra có thể đánh giá các vấn đề về học tập.

Chẩn đoán tự kỷ và các vấn đề thường gặp có thể đi kèm, chẳng hạn như lo lắng và ADHD.

Có thể kê đơn thuốc nếu cần thiết.

Cung cấp liệu pháp hoặc huấn luyện kỹ năng xã hội để giúp trẻ cải thiện các tương tác xã hội.

Cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức để giúp giải quyết các vấn đề về cảm xúc liên quan đến tự kỷ.

Chẩn đoán các vấn đề khác có thể đi kèm với tự kỷ, bao gồm ADHD.

Ngoài ra có thể đánh giá các vấn đề về học tập.

Nhà trị liệu giáo dục/ nhà trị liệu ngôn ngữ

Rèn luyện kỹ năng tổ chứcquản lý thời gian cho trẻ.

Giúp trẻ học các kỹ năng đối phó với những tình huống khó khăn.

Cung cấp liệu pháp tích hợp cảm giác hoặc chế độ điều trị cảm giác để giúp trẻ phản ứng với đầu vào cảm giác theo những cách phù hợp hơn.

Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ thực tế để giúp trẻ giao tiếp và hiểu người khác dễ dàng hơn.

Nhà trường có thể làm gì để giúp trẻ ADSD và ASD

ADHD (Tăng động giảm chú ý)

ASD (Tự kỷ)

Cá nhân hóa chương trình giáo dục cho trẻ

Cá nhân hóa chương trình giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý ADSD:

► Cho ngồi gần giáo viên và tránh xa những thứ gây mất tập trung

► Cung cấp cho trẻ không gian làm việc yên tĩnh hơn để hoàn thành bài tập mà không bị phân tâm

► Cung cấp các tín hiệu, gợi ý phi ngôn ngữ hoặc thẻ hình để thu hút sự chú ý của trẻ

► Chia các bài tập dài thành các phần nhỏ hơn

► Cung cấp lịch trình hoạt động hàng ngày bằng hình ảnh trực quan

► Cho trẻ nghỉ giải lao vận động giữa các giờ học

Cá nhân hóa chương trình giáo dục trẻ tự kỷ ASD:

► Cho trẻ ngồi gần giáo viên hơn và gần các tài liệu học tập trong lớp

► Cung cấp không gian làm việc hạn chế tiếng ồn và hình ảnh gây mất tập trung

► Sử dụng hình ảnh hướng dẫn và mã hóa màu sắc một cách trực quan để làm nổi bật và dạy thông tin mới

► Thực hiện chế độ điều trị cảm giác cho trẻ trong suốt các hoạt động hàng ngày.

► Cho trẻ xem truyện tranh về các tình huống xã hội 

► Cung cấp sẵn các giải pháp để trẻ có thể chọn nhằm giảm lo lắng

► Cho trẻ thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời

click icon  Tham khảo thêm: Chế độ điều trị cảm giác (a sensory diet) là gì?

Gia đình có thể làm gì để giúp trẻ ADSD và ASD

ADHD (Tăng động giảm chú ý)

ASD (Tự kỷ)

► Đặt ra các quy tắc và kỳ vọng rõ ràng cho trẻ.

► Tạo thói quen hàng ngày để trẻ có tính kỷ luật.

► Chia nhỏ các hướng dẫn và nhiệm vụ thành các phần dễ quản lý hơn.

► Dạy trẻ sử dụng các gợi ý trực quan như danh sách kiểm tra, lịch trình bằng hình ảnh và giấy nhớ để giúp tập trung, duy trì tổ chức và hoàn thành công việc.

► Cho phép linh hoạt trong thời gian làm bài tập tại nhà để trẻ có thể vận động và cho phép não bộ nghỉ ngơi.

► Tạo ra một khu vực học tập và làm bài tập ngăn nắp.

► Cảnh báo trước về những thay đổi trong lịch trình và giải thích những gì sẽ xảy ra trong các tình huống mới.

► Đặt ra kỳ vọng rõ ràng

Tạo thói quen hàng ngày.

► Chia nhỏ hướng dẫn thành các phần dễ hiểu và sử dụng hình ảnh minh họa.

► Lập kế hoạch để kiểm soát các cơn bùng nổ cảm xúc.

► Sử dụng bộ hẹn giờ trực quan hoặc tín hiệu để giúp trẻ dễ dàng chuyển đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác.

► Thực hành nhập vai và dạy các kịch bản cho các tình huống xã hội.

Đây là một số ví dụ phổ biến, nhưng vì Tự kỷ (ASD) biểu hiện rất khác nhau ở mỗi trẻ, nên sự hỗ trợ tại nhà cũng rất đa dạng. Cha mẹ thường sẽ phối hợp với các chuyên gia/ các nhà trị liệu để xây dựng một kế hoạch hỗ trợ phù hợp.

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài "The difference between ADHD and autism (understood.org)".

Nguồn tin: understood.org

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây