en ko vi

Tăng động giảm chú ý ADHD là gì?

07/05/2024
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. 3 dạng ADHD chủ yếu là giảm chú ý, tăng động/bốc đồng, và kết hợp cả hai dạng trên. Chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng. Điều trị thường bao gồm điều trị bằng thuốc hướng thần, liệu pháp hành vi, và các can thiệp giáo dục.
Tăng động giảm chú ý ADHD là gì


Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention-deficit/hyperactivity disorder) là một dạng rối loạn phát triển thần kinh. Rối loạn phát triển thần kinh là tình trạng liên quan đến hệ thần kinh, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường là trước khi trẻ đi học và gây ra khó khăn trong phát triển các kỹ năng cá nhân, xã hội, học tập và/hoặc nghề nghiệp.

Chúng thường liên quan đến những vấn đề trong việc tiếp thu, ghi nhớ hoặc vận dụng các kỹ năng hoặc bộ thông tin cụ thể. Rối loạn phát triển thần kinh có thể liên quan đến rối loạn chức năng ở một hoặc nhiều khía cạnh sau: chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh phổ biến khác bao gồm rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn học tập (ví dụ, khó đọc) và khuyết tật trí tuệ.

Một số chuyên gia trước đây coi ADHD là một rối loạn hành vi, có thể là do trẻ em thường biểu hiện hành vi thiếu tập trung, bốc đồng và quá hiếu động và do các rối loạn hành vi mắc kèm, đặc biệt là rối loạn thách thức chống đối và rối loạn hành vi, là phổ biến. Tuy nhiên, ADHD có nền tảng thần kinh được thiết lập tốt và không chỉ đơn giản là "hành vi sai trái".

ADHD ảnh hưởng đến khoảng 5 đến 15% trẻ em trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ADHD thường bị chẩn đoán một cách lạm dụng, phần lớn vì các tiêu chuẩn được áp dụng không chính xác. Theo Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Ấn bản thứ năm (DSM-5), có 3 dạng ADHD:

Giảm chú ý

Tăng động/bốc đồng

Kết hợp 2 dạng trên

Nhìn chung, tỉ lệ gặp ADHD ở bé trai cao hơn khoảng hai lần so với trẻ gái, tỷ lệ này khác nhau theo từng dạng. Tăng động/bốc đồng chủ yếu thường xảy ra ở bé trai gấp 2 - 9 lần so với trẻ gái; dạng giảm chú ý xảy ra với tỉ lệ bằng nhau ở cả hai giới. ADHD có tính gia đình.

ADHD không có nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân tiềm ẩn của ADHD bao gồm các yếu tố di truyền, sinh hóa, vận động nhạy cảm, sinh lý và hành vi. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm: cân nặng lúc sinh < 1500 g, chấn thương đầu, thiếu sắt, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có phơi nhiễm chì cũng như rượu, thuốc lá và cocaine trước khi sinh. ADHD cũng có liên quan đến trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi (ACEs; 2). Khoảng ít hơn 5% trẻ em bị chứng ADHD có bằng chứng tổn thương thần kinh. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự khác biệt trong hệ thống dopaminergic và noradrenergic với việc giảm hoạt động hoặc kích thích ở thân não trên và vùng não trước-não giữa.

Nguồn tin: msdmanuals.com

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây