en ko vi

Tại sao can thiệp sớm lại có vai trò quan trọng đối với trẻ tự kỷ?

22/12/2021
Can thiệp sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ tự kỷ, làm giảm xu hướng tự kỷ ở trẻ, tăng cơ hội cho trẻ phát triển và hòa nhập với cộng đồng.
 

Can thiệp sớm là gì?

Can thiệp sớm là một thuật ngữ có nghĩa là bắt đầu can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Đối với chứng tự kỷ, can thiệp sớm có nghĩa là hỗ trợ chuyên biệt cho trẻ nhỏ.

Vai tro can thiep som tre so sinh va tre nho

Mục đích của can thiệp sớm

Mục đích của can thiệp sớm là thúc đẩy sự phát triển của trẻ, giúp trẻ học các kỹ năng mà chúng cần. Trẻ tự kỷ cần được tiến hành can thiệp sớm càng sớm càng tốt. Đối với một số trẻ tự kỷ, "càng sớm càng tốt" có nghĩa là bắt đầu từ 12 tháng tuổi, đối với một số trẻ khác thì có thể là 5 tuổi. Quan trọng là bố mẹ cần nhận ra sớm các dấu hiệu bất thường liên quan đến sự phát triển của trẻ.

Để dễ dàng nhận biết và nắm bắt các bất thường trong sự phát triển của trẻ, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể sử dụng các công cụ sau:


CÔNG CỤ: Kiểm tra sự phát triển của trẻ K-DST


CÔNG CỤ: Sàng lọc rối loạn phát triển ở trẻ ASQ

​Không cần chẩn đoán để được hỗ trợ can thiệp sớm. Một chương trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ bắt đầu với việc đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu cá nhân, điểm mạnh, sở thích của trẻ và bất kỳ sự chậm phát triển nào. Sau đó, chương trình can thiệp sớm sẽ được cá nhân hóa cho trẻ. Chương trình có thể bao gồm, kết hợp nhiều liệu pháp hỗ trợ khác nhau với các mục tiêu thường xoay quanh hỗ trợ giao tiếp xã hội, điều chỉnh cảm xúc, kỹ năng vận động và ưu tiên các mốc phát triển mà trẻ chưa đạt.

Ý tưởng là giúp một đứa trẻ phát triển và học hỏi nhiều nhất có thể. Một số trẻ tự kỷ ngày càng cần ít sự hỗ trợ hơn khi lớn lên, một số trẻ khác vẫn có nhu cầu hỗ trợ cao. Mục tiêu của can thiệp sớm là hỗ trợ mỗi trẻ phát triển hết khả năng của mình.

Vai trò của can thiệp sớm đối với trẻ tự kỷ

Trẻ mắc tự kỷ được can thiệp sớm trước 2 tuổi sẽ có cơ hội phát triển bình thường và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ lên đến 80%.

blockquote

ThS. BS Quách Thúy Minh - Nguyên trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết:

Tự kỷ là một rối loạn của hệ thần kinh cho đến hiện nay chưa thể chữa khỏi, tuy nhiên phát hiện sớm và can thiệp thích hợp có thể giúp trẻ phát triển được các chức năng ngôn ngữ, giao tiếp, thích ứng xã hội tốt hơn. Trẻ mắc tự kỷ được can thiệp sớm:

trước 2 tuổi sẽ có cơ hội phát triển bình thường và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ lên đến 80%,

sau 2 tuổi tỷ lệ này chỉ còn 50%

và giảm dần khi phát hiện bệnh muộn hơn nữa

Sự can thiệp của cha mẹ là một trong những biện pháp cải thiện bệnh tự kỷ của trẻ. Sự chăm sóc của cha mẹ có thể giảm được hành vi bất thường của trẻ tự kỷ cao hơn dùng thuốc. Vì vậy, muốn điều trị bệnh tự kỷ cho, gia đình bạn cần phải tin rằng tự kỷ hoàn toàn có thể chữa được. Tốt nhất, bạn nên dành nhiều thời gian cho trẻ: Quan sát trẻ, chơi với trẻ, trang bị thêm các kiến thức về bệnh để có kỹ năng đối phó khi trẻ có những hành vi bất thường. Khi chăm sóc trẻ, cần chú ý một số yếu tố sau:

Xem xét lại chế độ ăn uống

Thực phẩm gây dị ứng và có gluten sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh khiến trẻ gia tăng những hành vi lệch chuẩn. Vì vậy với trẻ tự kỷ nên hạn chế tối đa thực phẩm có gluten (lúa mỳ, lúa mạch và chế phẩm từ chúng; Các sản phẩm nhuộm màu) hoặc chọn loại đã qua chế biến loại bỏ gluten.

Môi trường phù hợp

Vì bộ não không thể xử lý chính xác những thông tin thu nhận được, nên trẻ tự kỷ có biểu hiện bất thường. Ví dụ, với trẻ tự kỷ có thính giác quá nhạy cảm, nếu ở chỗ đông người sẽ thường la hét ầm ĩ. Vì vậy, bạn hãy tránh cho con những môi trường đã từng khiến trẻ có những biểu hiện bất thường.

Tận dụng khả năng tư duy hình ảnh

Trẻ tự kỷ tư duy bằng hình ảnh rất tốt, chúng cảm nhận được đồ vật hoặc sự vật khi học về nó. Trong khi đó, trẻ khó tiếp nhận hay hình dung những khái niệm trừu tượng. Vì vậy khi bạn dạy con, bạn hãy chuyển những khái niệm đó thành những đồ vật có thể sờ, nắm, tiếp xúc được.

Tài liệu tham khảo

Early intervention - Autism Awareness

Bài hỏi đáp cùng ThS. BS Quách Thúy Minh - Nguyên trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, nguồn từ Internet

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo

ADHD và gian lận

ADHD và gian lận

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây