en ko vi

PHIM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT | Ngày không còn mẹ

24/11/2021
Bộ phim Hàn Quốc cảm động về hành trình huấn luyện cậu con trai thiểu năng trí tuệ tự lập, trong những năm tháng cuối đời của người mẹ Yesun.
 

 

Ngày không còn mẹ có tên gốc tiếng Hàn là "채비" (ChaeBi) và tiếng Anh là "The Preparation" (đều mang nghĩa là sự chuẩn bị). Bộ phim kể về bà mẹ sắp lâm chung Yesun và cậu con trai thiểu năng trí tuệ In Gyu, dù đã 30 tuổi nhưng đầu óc chỉ bằng đứa bé lên 7.

Người mẹ Yesun đã dành hầu hết cuộc đời của mình, chăm sóc cho đứa con thiểu năng trí tuệ. Khi phát hiện mình bị bệnh và sắp qua đời, Yesun đã quyết định vạch ra một khóa huấn luyện đặc biệt giúp con trai In Gyu có thể sống tự lập ngay cả khi bà đã ra đi, bao gồm cả những việc nhỏ nhất như dạy con chiên trứng, nấu cơm, dạy con cách đi xe buýt về nhà hay tới nơi làm việc và khó hơn là dạy con "Chết" thực sự có nghĩa là như thế nào…

Khắc họa chân thực hình ảnh gia đình có người thiểu năng

PHIM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT | NGÀY KHÔNG CÒN MẸ 6
In Gyu giãy nảy khi yêu cầu không được chấp nhận

Một người mẹ + một cậu con trai thiểu năng dính với nhau như hình với bóng và hình ảnh những người xung quanh nhìn chằm chằm vào họ. "Ngày không còn mẹ" đã khắc họa vô cùng chân thực hình ảnh của một gia đình khuyết tật.

In Gyu dù đã 30 tuổi nhưng người ta vẫn thấy anh ngồi bệt xuống đất, giãy nảy, làm mình làm mẩy khi yêu cầu của mình không được chấp nhận. Cảnh tượng bất thường thu hút sự chú ý của những người xung quanh.

Phân cảnh này không chỉ thể hiện hình ảnh In Gyu ở tuổi 30 mà nó còn lột tả hành trình 30 năm mà mẹ của In Gyu đã trải qua.

Cuộc sống của người thiểu năng và cha mẹ của người thiểu năng

"Ngày không còn mẹ" không được kể dưới góc nhìn của người con thiểu năng mà dưới góc nhìn của người mẹ. Có lẽ nhờ vậy mà phim không giáo điều hay cưỡng ép người xem phải hiểu người khuyết tật.

Cuộc sống của bà Yesun là chuỗi ngày một mình chăm sóc, bảo bọc đứa con lớn tướng, lo lắng cho In Gyu từ những điều nhỏ nhặt nhất khi mà chồng bà đã mất, còn con gái đã "bỏ mặc em trai" để lấy một người chồng giàu. Còn đối với In Gyu, mẹ chính là người sinh ra để làm hết mọi việc, sửa chữa mọi việc cho anh. Lối kể chuyện rất bình dị, xoay quanh cuộc sống của hai mẹ con. Như bao người bình thường khác, họ cũng trải qua cuộc sống thăng trầm, lúc khóc, lúc cười, cũng có lúc nóng giận và làm tổn thương nhau... nhưng họ vẫn hạnh phúc.

PHIM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT NGÀY KHÔNG CÒN MẸ 5
Mẹ Yesun và con trai In Gyu sống hạnh phúc bên nhau

Câu chuyện dưới góc nhìn của bà Yesun giúp người xem dễ hiểu và thông cảm sâu sắc với cả người bị thiểu năng lẫn cha mẹ của người thiểu năng.

"Hãy chết cùng nhau vào một ngày nào đó..."

PHIM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT | NGÀY KHÔNG CÒN MẸ
Bà Yesun cầu nguyện được chết cùng con vào một ngày nào đó

Khi đối mặt với cái chết, điều mà bà Yesun thực sự lo lắng hơn cả việc sắp chết, đó chính là sự an toàn của In Gyu. Yesun không cảm thấy sốc vì mình sắp chết mà bà lo lắng cho In Gyu hơn. 

Những lời cầu nguyện thẳng thắn của Yesun, mong rằng hai mẹ con được chết cùng nhau vào một ngày nào đó không chỉ lột tả tình yêu thương vô bờ bến của bà mẹ Yesun dành cho con trai của mình, mà nó còn đại diện cho nỗi lòng cha mẹ người khuyết tật trong xã hội hiện nay. "Cha mẹ nào lại muốn con mình chết?", "Không phải tôi ghét đứa trẻ đó", "Không phải tôi không thích trẻ con"... Chỉ là... tâm trí của cha mẹ đang chìm trong nỗi lo lắng khôn cùng về đứa trẻ khuyết tật sẽ bị bỏ lại một mình. Điều này thật quá đau lòng.

Hiểu hơn anh chị em không khuyết tật của người khuyết tật

PHIM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT | NGÀY KHÔNG CÒN MẸ 7
Chị của In Gyu hay quay lưng với người em trai khuyết tật 

 

"Khuyết tật không phải là tội lỗi nhưng nó cũng có thể là tội lỗi!"

Bạn không thể quay lưng với anh chị em khuyết tật của mình, vì đó là gia đình. Nhưng đôi khi bạn lại quay lưng với anh chị em khuyết tật của mình, cũng vì đó là gia đình. Chị của In Gyu - một thành viên trong gia đình có người khuyết tật. Cô thường quay lưng với em trai của mình, nhưng thật ra chính thế giới đang quay lưng lại với gia đình khuyết tật để đổ lỗi cho cô.

Bạn có nghĩ rằng thực tế bạn sẽ không được chọn, bị hạn chế cơ hội, bất lợi hơn người bình thường... nếu bạn là một thành viên của gia đình khuyết tật không? Điều này có thể xảy ra. Khi là thành viên của một gia đình có người khuyết tật, vì là gia đình nên chúng ta không thể phàn nàn hay oán hận nhau và mỗi chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải cùng nhau gánh chịu nỗi đau.

 
Hãy hiểu đúng người khuyết tật (1)

Hiểu đúng về người khuyết tật

Biểu tượng áo Hoodie và kính viễn vọng

In-gyu, nhân vật chính của bộ phim này, được giới thiệu là một người thiểu năng phát triển trí tuệ, nhưng trên thực tế, cậu có vẻ giống hơn với chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Rối loạn phổ tự kỷ có nhiều loại. Các loại rối loạn phổ tự kỷ có mức độ phát triển nhận thức khác nhau và các đặc điểm hành vi khác nhau, thậm chí cùng một chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng có thể biểu hiện các đặc điểm hành vi tương tự nhưng bản chất lại rất khác nhau. 

PHIM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT | NGÀY KHÔNG CÒN MẸ 8
In Gyu thích mặc áo hoodie và đeo kính viễn vọng
Thông qua cử chỉ tay độc đáo của mình và sở thích của In-gyu đối với các quy tắc cụ thể, In-gyu được cho là người khuyết tật trí tuệ hoặc mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Đặc biệt, chiếc áo hoodie và kính viễn vọng của In-gyu trong phim cũng là biểu tượng cho việc In-gyu mắc dạng rối loạn phổ tự kỷ nào.
 

Hãy kiên nhẫn và nhìn từ góc nhìn của người khuyết tật!

Khi chúng ta trưởng thành, chúng ta ăn, uống, mặc, giao tiếp... và nghĩ rằng mọi thứ đều dễ dàng. Tuy nhiên, nhìn lại cả quá trình, không có điều gì đạt được một cách dễ dàng cả. Cũng như trẻ 5 tuổi không thể làm việc nhà, chúng ta nên dạy tùy theo khuynh hướng của từng cá nhân và tùy theo trình độ phát triển nhận thức của cá nhân đó.

PHIM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT NGÀY KHÔNG CÒN MẸ 2
Mẹ In Gyu dạy con trai cách chiên trứng

Đối với trẻ khuyết tật cũng vậy. Bạn cần kiên nhẫn và chờ đợi những hành vi bạn dạy dần trở nên quen thuộc. Nếu bạn cứ đòi hỏi mọi thứ phải theo suy nghĩ và tiêu chuẩn của mình, thì cuối cùng cả người dạy và người học đều sẽ kiệt sức.
 

Hãy đối xử với người khuyết tật như người bình thường, đừng đối xử như đặc ân

Bộ phim "ngày không còn mẹ" có nhiều phân cảnh nói về cách đối xử với người khuyết tật như những cách khuyến nghị đúng đắn.

PHIM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT NGÀY KHÔNG CÒN MẸ 4
Ông Park - người đã tận tình giúp đỡ hai mẹ con In Gyu

Mọi người thường lầm tưởng rằng người bị thiểu năng trí tuệ/ khuyết tật trí tuệ không có ý thức về những người khác. Đây là một hiểu lầm lớn. Người thiểu năng trí tuệ cũng bị tổn thương và căng thẳng vì người khác. Người thiểu năng trí tuệ cũng nhận niềm vui từ người khác. Chỉ có điều cách người thiểu năng cảm nhận hay thể hiện cảm xúc không giống với những người bình thường.

Cái nhìn tích cực với người thiểu năng và sự giúp đỡ, đối xử như người bình thường là một sức mạnh to lớn đối với họ.

Chỉ vì bạn bị khuyết tật không có nghĩa là bạn muốn có đặc quyền. Người khuyết tật muốn được đối xử như người bình thường: khi làm tốt thì được khen, khi làm sai thì bị la. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản chỉ là bạn nói với người khuyết tật là họ đã làm sai điều gì hay làm sai chỗ nào. Do những đặc điểm khuyết tật nên có những thứ người khuyết tật không thể tiếp thu được. Khuyết tật thì cũng giống như thói quen vậy: KHÔNG DỄ THAY ĐỔI. Nó có thể được cải thiện nhưng không thể thay đổi hoàn toàn. Vì vậy, bạn cần phải hiểu, thông cảm, quan tâm giúp đỡ họ, tinh tế khi giao tiếp với họ.

Nguồn video: Zing, nguồn hình ảnh: Internet

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?

ADHD và chứng tè dầm

ADHD và chứng tè dầm

Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?

Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây