ADHD và sự hung hăng
Khi trẻ em nổi cơn thịnh nộ, chúng có thể đá hoặc đánh những đứa trẻ khác — hoặc thậm chí là người lớn. Chúng không có ý định làm tổn thương bất kỳ ai và thường cảm thấy tồi tệ sau đó. Nhưng vào lúc đó, chúng không có khả năng tự chủ để dừng lại.
Ví dụ:
Một học sinh lớp một muốn có đồ chơi có thể đánh một đứa trẻ khác đang cầm đồ chơi. Một học sinh lớp bốn có thể xô đẩy một bạn cùng lớp chen ngang hàng để lấy một miếng pizza vào giờ ăn trưa.
Một số trẻ mắc ADHD có các vấn đề khác như: căng thẳng, bị bắt nạt, khó khăn trong học tập và các vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng có thể gây ra sự hung hăng. Thiếu ngủ và đói cũng có thể gây ra tác động.
ADHD và các vấn đề sức khỏe tinh thần
ADHD thường đi kèm với các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm, hay rối loạn thách thức chống đối (ODD). Những vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể gây ra hoặc làm tăng thêm sự tức giận và hung hăng. Vì vậy, điều quan trọng cần làm là phải chẩn đoán và điều trị tâm lý riêng biệt với điều trị ADHD.
Tham khảo thêm:
Ảnh hưởng của thuốc điều trị ADHD
Thuốc ADHD không khiến trẻ hung hăng — thực tế, nó giúp hầu hết trẻ tự chủ hơn. Nhưng đôi khi, thuốc khiến trẻ cáu kỉnh và khó chịu. Nếu thuốc khiến trẻ cáu kỉnh hơn nhiều thì việc điều chỉnh là cần thiết.Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ?
Nếu con bạn có hành vi hung hăng, bạn có thể liên hệ với giáo viên của con và sắp xếp thời gian để nói chuyện. Chia sẻ những gì bạn nhận thấy ở nhà và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin để có bức tranh đầy đủ hơn. Thảo luận với giáo viên về các chiến lược hỗ trợ mà bạn có thể thử ở nhà và ở trường.
Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi. Bác sĩ nhi khoa cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra câu trả lời và giải pháp. Họ có thể đưa ra những lời khuyên và các khuyến nghị hữu ích.
Mẹo nhanh cho bố mẹ
Mẹo 1: Đánh giá mức độ nghiêm trọng
Trẻ em và một số người lớn mắc ADHD thường hung hăng. Nhưng hãy tìm sự giúp đỡ nếu hành vi hung hăng về thể chất vượt ngoài tầm kiểm soát và nhắm vào người khác hoặc tài sản. Hãy gọi cảnh sát ngay nếu bạn nghĩ rằng ai đó đang gặp nguy hiểm.
Mẹo 2: Hãy giữ giọng nói bình tĩnh
Trừ khi có chuyện gì nguy hiểm xảy ra, còn lại đừng lớn tiếng hoặc nói những điều tức giận. Hãy nói một cách bình tĩnh và làm gương về khả năng tự chủ.
Mẹo 3: Đề nghị giữ khoảng cách để sự bùng nổ lắng xuống
Hãy nói rằng cả hai bạn cần tránh xa nhau và bình tĩnh lại trước khi nói về sự bùng nổ và cách ngăn chặn sự bùng nổ đó xảy ra lần nữa.
Mẹo 4: Hiểu nhưng không bao che/ dung túng hành vi sai
Bạn hãy nói với con rằng, "Bố/ mẹ biết con không cố ý làm bố/ mẹ đau, nhưng khi con đá thì bố/ mẹ thấy đau. Bố mẹ thấy hành vi đá thật không ổn. Nếu điều đó xảy ra lần nữa, con sẽ mất 1 tiếng xem TV".
Mẹo 5: Hãy ghi chép lại những gì xảy ra
Sau khi nổi cơn của con, bạn hãy ghi chép lại những gì đã xảy ra và những gì đã xảy ra ngay trước đó. Thu thập dữ liệu có thể giúp bạn tìm ra các mô hình trong hành vi của con.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "ADHD and aggression (understood.org)".
Nguồn tin: understood.org
Xem thêm các tin khác
ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)
Bạn có thể đã nghe mọi người sử dụng những cụm từ như mất kiểm soát hoặc...
ADHD và thay đổi tâm trạng
Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Họ...
ADHD và chủ nghĩa hoàn hảo
Những người mắc chứng ADHD thường không được coi là người cầu toàn. Nhìn bề...