en ko vi

ADHD và cảm giác hối lỗi

07/12/2024
Nhiều người mắc ADHD có những hành vi khiến họ gặp rắc rối. Một số người có thể nói dối. Những người khác có thể bùng nổ cơn giận. Những hành động hoặc lời nói này có thể gây tổn thương cho người khác. Và khi điều đó xảy ra, nó có thể để lại hậu quả kéo dài — không chỉ đối với người bị tổn thương mà còn đối với người mắc ADHD.

ADHD và hối lỗi
 


Nhiều người mắc ADHD cảm thấy rất tồi tệ khi làm người khác buồn. Họ thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Cảm giác hối hận có thể rất sâu sắc và ảnh hưởng đến lòng tự trọng của họ.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về ADHD và cảm giác hối hận, cũng như cách quản lý những cảm xúc này.

Sự khác biệt giữa remorse (hối lỗi) và regret (ân hận)

Để hiểu rõ mối liên hệ giữa ADHD và cảm giác hối lỗi, trước tiên cần phân biệt giữa hối lỗi và ân hận

Regret (ân hận) 

⇒ là khi một người ước rằng mình đã không làm điều gì đó hoặc không nói ra những lời gây tổn thương. Điều này thường xuất phát từ hậu quả khiến họ cảm thấy khó chịu, chẳng hạn như những hành động khiến bản thân gặp rắc rối.

Remorse (hối lỗi)

⇒ ngược lại, là cảm giác tồi tệ khi khiến người khác buồn hoặc tổn thương. Nó thể hiện sự đồng cảm với người khác và cảm giác tội lỗi vì đã gây ra nỗi đau cho họ. Ví dụ, remorse là cảm giác hối lỗi khi đã nói điều gì đó tổn thương một người bạn trong lúc tức giận.

Thách thức về chức năng điều hành và cảm giác hối lỗi

Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn với việc tự điều chỉnh bản thân và các kỹ năng chức năng điều hành (executive function). Họ có thể nói hoặc làm điều gì đó một cách bốc đồng mà không suy nghĩ xem điều đó có làm tổn thương cảm xúc của người khác hay không. Khi sự bốc đồng của họ khiến người khác buồn, họ thường cảm thấy rất tệ, bởi vì họ không cố ý làm tổn thương ai. Thực tế, nhiều người mắc ADHD rất nhạy cảm với cảm xúc của người khác.

click icon Tham khảo thêm: Mối liên hệ giữa chức năng điều hành và ADHD/ ASD
 

Các thách thức về chức năng điều hành có thể khiến ADHD cảm thấy hối lỗi:

Khó liên kết giữa tình huống “ngay bây giờ” với tương lai.

Gặp khó khăn khi suy nghĩ trước về hậu quả của hành động.

Không hiểu rõ cách họ đã gây tổn thương cho người khác như thế nào.

Không biết làm thế nào để kìm hãm trước khi hành động hoặc nói điều gì đó.

Gặp khó khăn trong việc xin lỗi.

ADHD gặp khó khăn khi xin lỗi

Người mắc ADHD thường có xu hướng bị ám ảnh về một vấn đề. Thay vì xin lỗi ngay lập tức, họ có thể mất quá nhiều thời gian để tìm cách xin lỗi sao cho hoàn hảo. Họ có thể chìm đắm trong suy nghĩ về những gì đã xảy ra, lặp đi lặp lại những điều họ có thể làm khác hoặc tốt hơn. Đôi khi, họ thậm chí có thể nói dối để tránh tình huống khó xử, đặc biệt khi họ bị lo âu xã hội.

Tất cả những điều này có thể dẫn đến cảm giác hối lỗi và thậm chí khiến họ cảm thấy tệ về bản thân. Họ có thể cảm thấy rằng đây chỉ là “một điều nữa” khiến họ trở nên khác biệt hoặc “không đủ tốt” vì là ADHD.

Cách đối phó với cảm giác hối lỗi

Dù cảm giác hối lỗi có thể mãnh liệt hơn ở người mắc ADHD, vẫn có những chiến lược giúp ADHD đối phó với cảm xúc này dễ dàng hơn.

Thay đổi góc nhìn

Người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc thay đổi góc nhìn từ tình huống này sang tình huống khác. Điều quan trọng là thừa nhận sai lầm của mình khi cảm xúc của ai đó bị tổn thương, nhưng cũng cần tìm cách để đảm bảo điều đó không xảy ra lần nữa.
 

Loại bỏ cảm giác tội lỗi

Ai cũng có lúc làm những điều khiến bản thân không thoải mái, không chỉ riêng người mắc ADHD. Hãy nhận ra rằng cảm giác tệ là bình thường, và tập trung vào việc tìm cách thể hiện những cảm xúc đó.
 

Đưa ra một lời xin lỗi chân thành

Xin lỗi không chỉ đơn giản là nói “Tôi xin lỗi.” Nó bao gồm việc suy ngẫm về hành động của mình, nhận trách nhiệm và lập kế hoạch để phản ứng khác đi trong tương lai. Phương pháp SORRY có thể giúp trẻ em (và cả người lớn) học cách đưa ra lời xin lỗi chân thành.
 

Phương pháp SORRY

SStand up (Đứng lên nhận lỗi)

Để đưa ra một lời xin lỗi chân thành, trẻ cần nhận ra điều đã xảy ra và hiểu cảm xúc của người khác. Trẻ cần thấy rằng đã có tổn thương xảy ra. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nếu bạn đặt những câu hỏi mở, trẻ thường sẽ thừa nhận.

Ví dụ: "Con xin lỗi vì đã làm rơi đồ của bạn xuống bàn."

OOwn it (Nhận trách nhiệm)

Khi trẻ đã nói ra điều gì đã xảy ra, bước tiếp theo giúp trẻ nhận trách nhiệm của mình. Không chỉ đơn giản là có điều gì đó tồi tệ xảy ra, mà còn là điều tồi tệ đó đã xảy ra do trẻ.

Ví dụ: "Con đã phản ứng thái quá vì con đang tức giận."

RRespond differently (Phản ứng khác đi)

Bước tiếp theo, trẻ sẽ suy nghĩ về cách phản ứng khác đi nếu gặp lại tình huống tương tự. Thực hiện bước này giúp trẻ học được cách nên làm gì và không nên làm gì khi cảm xúc chi phối chúng.

Ví dụ: "Lần sau con sẽ suy nghĩ kỹ trước khi hành động."

RRepair the damage (Sửa chữa thiệt hại)

Đôi khi, việc sửa chữa rất đơn giản. Nhưng cũng có lúc, những gì đã xảy ra thì không thể thay đổi được. Trong trường hợp này, trẻ có thể hỏi xem mình có thể làm gì để cải thiện tình hình.

Ví dụ: "Con sẽ giúp bạn dọn dẹp lại" hoặc "Con có thể làm gì để mọi thứ tốt hơn?"

YYield to their feelings (Tôn trọng cảm xúc của người khác)

Một phần của lời xin lỗi chân thành là không mong đợi người kia sẽ tha thứ ngay lập tức. Điều này có thể khó chấp nhận với trẻ, nhưng người khác có quyền cảm thấy buồn bực với chúng.

Ví dụ: "Con biết bạn có thể vẫn còn buồn."

Vòng luẩn quẩn của việc làm những điều “xấu” và sau đó cảm thấy mình là một “người xấu” có thể gây tác động tiêu cực đến cả trẻ em và người lớn. Hiểu rõ những thách thức của ADHD có thể giúp mọi người xử lý cảm giác hối lỗi tốt hơn. Hãy tìm hiểu thêm về các hành vi khác liên quan đến ADHD, chẳng hạn như thay đổi tâm trạngkhó khăn trong việc quản lý cảm xúc.
 

Điểm chính
 

Người mắc ADHD có thể có sự đồng cảm sâu sắc với người khác.


Những thách thức do ADHD gây ra khiến họ đặc biệt khó khăn trong việc xin lỗi.


Nhìn nhận mọi việc theo góc độ khác có thể giúp người mắc ADHD buông bỏ cảm giác tội lỗi và tiến về phía trước.

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "ADHD and feelings of remorse (understood.org)".

Nguồn tin: understood.org

Xem thêm các tin khác

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây