Tại sao rối loạn xử lý cảm giác lại ảnh hưởng tới khả năng vận động tinh và vận động thô của trẻ tự kỷ?
Rối loạn xử lý giác quan (sensory processing issues - SPD) là tình trạng hệ thần kinh gặp vấn đề trong việc xử lý thông tin từ các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khướu giác, tiền đình, cảm thụ bản thể, nội thụ cảm. Rối loạn xử lý giác quan có thể ảnh hưởng đến tất cả các giác quan của hoặc chỉ một giác quan. Biểu hiện của rối loạn xử lý giác quan là khi trẻ quá nhạy cảm hoặc quá kém nhạy cảm với các tác nhân kích thích.
(Nguồn: Wikipedia) |
Nếu trẻ bị rối loạn xử lý giác quan liên quan đến giác quan tiền đình và cảm thụ bản thể thì nó có thể ảnh hưởng đến kỹ năng vận động của trẻ theo nhiều cách. Trong đó, rối loạn xử lý giác quan ảnh hưởng đến kỹ năng vận động thô và vận động tinh thường phổ biến hơn.
Kỹ năng vận động là gì?
Kỹ năng vận động là những kỹ năng cho phép chúng ta chuyển động và thực hiện công việc hàng ngày. Việc học những kỹ năng này là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Kỹ năng vận động tinh là gì?
Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng đòi hỏi mức độ kiểm soát và chính xác cao. Kỹ năng vận động này đòi hỏi chúng ta sử dụng các cơ nhỏ của bàn tay hoặc cổ tay (chẳng hạn như sử dụng nĩa hoặc bút chì màu).
Kỹ năng vận động thô là gì?
Kỹ năng vận động thô là những kỹ năng đòi hỏi sử dụng các cơ lớn trong cơ thể để giữ thăng bằng. Việc phối hợp các cơ và sức mạnh thể chất để chúng ta có thể thực hiện các động tác lớn, chẳng hạn như đi bộ, chạy và nhảy.
Chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc tránh rối loạn xử lý giác quan không?
Câu trả là chúng ta không thể ngăn ngừa hoặc tránh rối loạn xử lý giác quan vì các bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra nó.
Ảnh hưởng của rối loạn xử lý giác quan đến kỹ năng vận động
Những đứa trẻ bị rối loạn xử lý giác quan liên quan đến cảm thụ bản thể hoặc tiền đình thường gặp khó khăn với các kỹ năng vận động. Dưới đây là một số biểu hiện của ảnh hưởng rối loạn xử lý giác quan đến kỹ năng vận động thô và vận động tinh:
► Trẻ lúng túng và vụng về khi vận động. Những trẻ bị rối loạn xử lý giác quan sẽ gặp khó khăn khi chạy hoặc đi lên xuống cầu thang. Các em cũng có thể di chuyển chậm hoặc sợ tham gia các hoạt động phức tạp.
► Trẻ không thể dùng sức phù hợp. Cụ thể là trẻ gặp khó khăn trong việc đánh giá sức mạnh của bản thân. Trẻ có thể lấy ra một hộp nước trái cây đã cạn với lực mạnh làm giật hộp lên hoặc rơi hộp. Nguyên nhân đến từ việc các em cảm nhận hộp nước đầy nhưng thực tế nó đã cạn nên dùng lực không phù hợp. Các em cũng có thể làm gãy đầu bút chì vì viết quá mạnh, hoặc xé toạc một trang giấy khi lật nó hay ôm người khác quá nhiệt tình.
► Trẻ có thể không thích các hoạt động thể chất mà những đứa trẻ khác thấy thú vị. Ví dụ: Các em có thể sợ khi chơi xích đu vì các em không cảm nhận được sự an toàn. Khi xích đu di chuyển, trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong giữ thăng bằng.
► Trẻ có thể chuyển động liên tục, va vào đồ vật hoặc mất kiểm soát khi vận động. Khi các em không nhận đủ thông tin về phương hướng, vận động, chúng có thể chuyển động một cách thái quá để thu thập thêm thông tin từ môi trường. Khi đi dọc hành lang, các em có thể va vào tường để cảm thấy thăng bằng hơn. Chúng có thể đá chân dưới bàn vì lý do tương tự. Bên cạnh đó, các em cũng có thể thích hoạt động thể chất như nhảy khỏi cầu ván hoặc chỉ thích nhảy lên nhảy xuống tấm nệm
Bạn có thể làm gì để giúp đỡ con mình?
Nếu bạn nghi ngờ con mình bị rối loạn xử lý cảm giác, hãy cân nhắc việc đưa con mình đi kiểm tra bởi một nhà trị liệu chuyên về rối loạn cảm xúc. Những liệu pháp trực tiếp có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều cách để hỗ trợ trẻ ở nhà. Các nhà trị liệu có thể đề xuất các hoạt động giúp trẻ sử dụng tay và chân cùng một lúc như cho trẻ chơi vượt chướng ngại vật tại nhà, chống đẩy hoặc để con bạn làm việc nhà.
Vấn đề quan trọng là cung cấp cho trẻ những tín hiệu cảm giác về lực và không gian để các em kiểm soát được cơ thể của mình. Điều này sẽ giúp con bạn cảm thấy ổn định và tập trung hơn. Theo thời gian, hầu hết trẻ em sẽ tìm ra các chiến lược của riêng chúng để khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
- Rối loạn xử lý giác quan/ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) ở người tự kỷ
- Cảm thụ bản thể, rối loạn xử lý giác quan và liệu pháp "làm việc nặng"
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "How sensory processing issues can affect motor skills" và bổ sung thêm thông tin từ nhiều nguồn uy tín khác.
Nguồn tin: understood.org
Xem thêm các tin khác
ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)
Bạn có thể đã nghe mọi người sử dụng những cụm từ như mất kiểm soát hoặc...
ADHD và sự hung hăng
Nhiều trẻ mắc ADHD dễ nổi giận. Chúng cảm thấy cảm xúc mãnh liệt và có thể gặp...
ADHD và thay đổi tâm trạng
Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Họ...