en ko vi

Rối loạn xử lý giác quan/ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) ở người tự kỷ

14/02/2023
Rối loạn xử lý giác quan hay rối loạn xử lý cảm giác - Sensory Processing Disorder (SPD) là tình trạng não bộ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các tín hiệu/ thông tin từ các giác quan để đưa ra các phản ứng/ hành vi thích hợp. Đây là tình trạng thường gặp ở người tự kỷ.

Hiểu về rối loạn xử lý cảm giác - Sensory Processing Disorder (SPD)

Quá trình xử lý cảm giác/ xử lý giác quan là quá trình hệ thần kinh nhận tín hiệu từ các giác quan rồi đưa ra các phản ứng, hành động thích hợp. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, bơi lội, ăn kem, nghe nhạc... hay một hoạt động nào đó khác cần hoàn thành đều cần đến quá trình xử lý giác quan.

Rối loạn xử lý cảm giác hay còn gọi là rối loạn xử lý giác quan - Sensory Processing Disorder (SPD) là tình trạng não bộ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các tín hiệu/ thông tin từ các giác quan để đưa ra các phản ứng/ hành vi thích hợp.

Bạn hãy tưởng tượng hệ thần kinh là một hệ thống giao thông. Khi giao thông bị tắc nghẽn thì một số phần của não bộ sẽ không nhận được đầy đủ các thông tin cần thiết. Thiếu thông tin sẽ gây cản trở cho quá trình diễn dịch tín hiệu giác quan chính xác và dẫn đến đưa ra phản ứng/ hành động không thích hợp. Chính vì vậy, người bị rối loạn xử lý cảm giác cảm thấy khó khăn trong việc xử lý và đưa ra hành động phù hợp với những thông tin không đầy đủ mà họ nhận được thông qua các giác quan. Điều này gây ra những thách thức trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Các triệu chứng của chứng rối loạn xử lý cảm giác - Sensory Processing Disorder (SPD)

Giống như các chứng rối loạn khác, triệu chứng của rối loạn xử lý cảm giác cũng được phân chia tùy theo mức độ nghiêm trọng. Một số người chỉ thỉnh thoảng mới gặp khó khăn trong việc xử lý cảm giác nhưng cũng có một số người lại thường xuyên gặp khó khăn trong xử lý cảm giác gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày.

Các rối loạn xử lý cảm giác xoay quanh các giác quan sau:

Thị giác

Thính giác

Khướu giác

Vị giác

Xúc giác

Tiền đình (vestibular)

Nhận thức về vị trí và chuyển động của cơ thể - cảm thụ bản thể (proprioception)

Nhận thức về các tín hiệu và cảm giác bên trong cơ thể - nội cảm thụ (interoception)

• Có người chỉ bị rối loạn một giác quan nhưng cũng có người bị rối loạn nhiều giác quan.

• Có người giác quan quá nhạy cảm gây phản ứng thái quá nhưng cũng có người giác quan quá kém nhạy cảm gây ra tình trạng kém phản ứng.

• Người quá nhạy cảm có thể không chịu đựng nổi việc tiếp xúc với ánh sáng, âm thanh, tiếp xúc vật lý, thậm chí không chịu đựng nổi việc mặc quần áo.

• Người quá kém nhạy cảm thì có thể không phản ứng với cả những kích thích mạnh như cực nóng, cực lạnh hay cảm giác gây đau.

 

rối loạn xử lý giác quan


Những người không gặp khó khăn trong việc xử lý cảm giác, từ lúc mới sinh đã có thể dễ dàng học được cách tích hợp cảm giác và dễ dàng thích nghi trong môi trường xã hội. Nhưng những người mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác (SPD) thì gặp nhiều khó khăn trong tích hợp cảm giác nên gặp nhiều vấn đề trong môi trường xã hội. Ví dụ trong môi trường công sở, người mắc chứng SPD sẽ gặp phải vô số các vấn đề mà người bình thường không gặp phải:

Làm việc trong một nhà hàng hoặc trong một không gian văn phòng liền kề, thường xuyên ngửi thấy mùi thức ăn có thể làm người mắc SPD vô cùng khó chịu

Hay nếu làm việc trong các cửa hàng bán lẻ - nơi thường xuyên có thể ngửi thấy mùi của xà phòng tắm hay các chất tẩy rửa cũng thành vấn đề với người mắc chứng SPD

Ở một số nơi, người chủ yêu cầu nhân viên mặc đồng phục, đội mũ, mang một loại giày dép cụ thể nào đó và điều ngày có thể khiến người mắc chứng SPD không chịu đựng nổi

Những khu vực làm việc có nhiệt độ cao cũng có thể khiến người mắc SPD cực kỳ khó chịu

Hay giả sử văn phòng nằm trên trục đường chính và phải thường xuyên nghe thấy tiếng xe tải lăn bánh, tiếng còi inh ỏi, tiếng xe cứu thương hay tiếng kêu của xe cứu hỏa cũng có thể khiến người mắc SPD bị quá tải và không chịu nổi.

Kể cả văn phòng làm việc bình thường với những chiếc điện thoại thường xuyên đổ chuông cũng có thể gây khó chịu cho người bị rối loạn xử lý cảm giác.

Một số đề xuất để hỗ trợ người mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác (SPD) ở nơi làm việc

KHƯỚU GIÁCNhạy cảm với mùi:

Duy trì chất lượng không khí trong phòng

Ngừng sử dụng các sản phẩm có mùi thơm

Chỉ sử dụng các sản phẩm làm sạch không mùi

Cung cấp phòng họp và phòng vệ sinh không có mùi

Đổi vị trí làm việc phù hợp với người mắc SPD

Đổi lịch làm việc phù hợp với người mắc SPD

Cho phép nghỉ giải lao để hít thờ không khí trong lành

Lắp đặt hệ thống lọc không khí trong phòng làm việc

Tạo nơi làm việc không có mùi thơm

Cho phép làm việc từ xa

Tình huống

Một nhân viên đang phải làm việc trong một văn phòng rộng lớn gặp khó khăn với nhiều mùi khác nhau tấn công. Cô ấy nói ra bất tiện này và yêu cầu một chỗ làm việc khác.

Giải pháp

Nhân viên được đáp ứng với bằng việc cho phép cô ấy nhai kẹo cao su để giúp xua đi những mùi mà cô ấy cảm thấy khó chịu.

 

THỊ GIÁCNhạy cảm với ánh sáng đèn huỳnh quang

Chuyển nhân viên đến một khu vực riêng để cho phép cá nhân điều chỉnh ánh sáng phù hợp

Thay đổi ánh sáng hoàn toàn

Cho phép làm việc từ xa

Tình huống

Một nhà phân tích máy tính cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng huỳnh quang nên anh ấy gặp khó khăn lớn khi làm việc trong văn phòng có ánh sáng huỳnh quang trên đầu. Nhân viên này đã yêu cầu hỗ trợ làm việc từ xa, giải thích rằng anh ta có thể làm việc hiệu quả như thế nào khi làm việc ở nhà bằng cách loại bỏ tất cả ánh sáng huỳnh quang. 

Giải pháp

Người sử dụng lao động đồng ý cho phép nhân viên làm việc tại nhà trong thời gian thử việc hai tháng. Sau thời gian thử việc, họ sẽ gặp nhau để đánh giá tình hình và xác định xem liệu hình thức làm việc từ xa trong thời gian dài hơn có phù hợp hay không. 

 

Asset 3Nhạy cảm với tiếng ồn

Chuyển nhân viên đến khu vực riêng tư hơn hoặc cách xa khu vực có nhiều người qua lại

Chuyển bàn làm việc của nhân viên ra khỏi vị  trí máy móc, thiết bị văn phòng và các tiếng ồn xung quanh khác

Cung cấp một máy điều hoà âm thanh để giúp chặn những âm thanh gây mất tập trung

Cung cấp tai nghe chống ồn

Cung cấp vách cách âm

Khuyến khích đồng nghiệp hạn chế những cuộc trò chuyện không liên quan đến công việc

Cho phép làm việc từ xa

Tình huống

Một nhân viên mới gặp khó khăn lớn với tiếng ồn tại một địa điểm dịch vụ khách hàng. Cô ấy đã hỏi liệu cô ấy có thể làm việc tại nhà không.

Giải pháp

Yêu cầu công việc đối với nhân viên bao gồm trả lời điện thoại và hỗ trợ khách hàng đến văn phòng. Người sử dụng lao động đã đồng ý thử các phương tiện giúp hạn chế thời gian của nhân viên mới tại quầy dịch vụ khách hàng và cho phép cô ấy trả lời điện thoại và làm thủ tục giấy tờ từ một địa điểm ở phía sau văn phòng, cách xa nơi công cộng và tiếng ồn, nhưng từ chối yêu cầu làm việc từ xa do tính chất công việc của cô ấy.

 

XÚC GIÁCXúc giác nhạy cảm

Sửa đổi chính sách về đồng phục hoặc trang phục

Tình huống

Một nhân viên mới được tuyển dụng bởi một công ty tư vấn lâu đời. Công ty yêu cầu nhân viên nữ mặc váy và đi tất khi gặp khách hàng. Nhân viên mới này không thể chịu đựng được vớ hoặc quần tất.

Giải pháp

Nhân viên nên nói chuyện với chủ lao động về tình trạng của cô ấy và thảo luận về các giải pháp. Chủ lao động có thể sửa đổi chính sách quy định về trang phục cho phép nhân viên mặc một bộ quần tây khi gặp khách hàng.   

 

NHIỆT ĐỘNhạy cảm với nhiệt độ

Giảm/ Tăng nhiệt độ nơi làm việc

Sử dụng áo giữ nhiệt hoặc quần áo làm mát khác/ găng tay giữ nhiệt hoặc quần áo giữ nhiệt khác

Sử dụng quạt/ điều hòa tại nơi làm việc/ để máy sưởi nơi làm việc

Cho phép lập kế hoạch linh hoạt và sử dụng linh hoạt thời gian nghỉ phép

Cho phép làm việc tại nhà trong thời tiết nóng/ lạnh

Tình huống

Một nhân viên làm việc trong gara bảo dưỡng hoàn toàn không thể chịu được nóng. Điều này ảnh hưởng tới việc làm của anh ấy.

Giải pháp

Người sử dụng lao động có  thể lắp đặt một bộ làm mát để giảm đáng kể nhiệt độ của nhà để xe. Như vậy, nhân viên đã có thể chịu đựng được môi trường và tiếp tục làm việc.

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được SGF Vietnam Korea chuyển ngữ và biên tập từ bài viết SENSORY PROCESSING DISORDER (SPD) của Melanie Whetzel - Cố vấn chính và Trưởng nhóm của tổ chức JAN (tổ chức về việc làm cho người khuyết tật của Mỹ).

Nguồn tin: askjan.org

Xem thêm các tin khác

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

ADHD và chia sẻ quá mức

ADHD và chia sẻ quá mức

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây