en ko vi

ADHD và nói dối

06/01/2025
Hầu hết trẻ em đều nói dối hoặc tránh nói sự thật. Nhưng với những đứa trẻ mắc chứng ADHD, bố mẹ có thể thường xuyên phải buộc miệng trách con: Sao con lại nói dối nữa vậy?

ADHD noi doi

Không phải tất cả trẻ mắc ADHD đều nói dối thường xuyên. Trên thực tế, một số trẻ mắc ADHD thành thật một cách bốc đồng, điều này cũng có thể tạo ra những vấn đề riêng. Nhưng đối với những trẻ nói dối thường xuyên, nó có thể nhanh chóng trở thành thói quen

ADHD và các vấn đề về nói dối

Thông thường, trẻ thường nói dối về những việc hàng ngày như việc nhà, việc học tập. Trẻ em mắc chứng ADHD gặp khó khăn khi bắt đầu và lập kế hoạch cho các nhiệm vụ. Vì vậy, chúng có thể không hoàn thành nhiệm vụ, rồi nói dối rằng đã làm.

Hoặc trẻ cũng có thể nói dối về những lỗi nhỏ như làm rơi và vỡ một chiếc đĩa. Ngay cả khi rõ ràng là trẻ đã làm điều đó, trẻ vẫn khăng khăng rằng trẻ không làm.

Bố mẹ có thể thắc mắc là 'Tại sao trẻ có thể khăng khăng về một điều sai rõ ràng như vậy?'. Sở dĩ trẻ làm vậy là đẻ tránh phải đối mặt với khó khăn và nhờ giúp đỡ. Đó là một trong những cách trẻ mắc ADHD dùng để đối phó với những thách thức do ADHD gây ra.

Nói dối còn giúp trẻ giảm bớt áp lực phải tìm cách thực hiện nhiệm vụ. Và đối với nhiều trẻ mắc chứng ADHD, thà là nói dối để giảm bớt áp lực dù gặp rắc rối còn hơn nói thật và chịu đựng áp lực. Đặc biệt, trẻ mắc ADHD sẽ chọn nói dối nếu trẻ đã quen với điều đó.

Hiểu sâu hơn ADHD và nói dối

Nguyên nhân khiến trẻ mắc ADHD nói dối

Khi trẻ mắc chứng ADHD nói dối, sự bốc đồng thường đóng vai trò quan trọng. Trẻ ADHD không phải lúc nào cũng có thể dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động. Vì vậy, trẻ có nhiều khả năng làm những việc khiến trẻ gặp rắc rối, rồi sau đó lại nói dối về điều đã làm.

Kiểm soát xung lực là một phần của nhóm kỹ năng được gọi là chức năng điều hành. Trẻ em mắc ADHD thường gặp khó khăn với các kỹ năng này. Gặp khó khăn với các kỹ năng này cũng khiến trẻ em mắc ADHD khó khăn trong việc hiểu và suy nghĩ về hậu quả.

Trẻ mắc ADHD cũng có thể có suy nghĩ "ảo tưởng" hoặc "thần kỳ". Một số trẻ mắc ADHD lạc quan một cách không thực tế. Chúng nghĩ rằng mọi thứ tự nhiên sẽ ổn thỏa. 
Với thanh thiếu niên, tình huống dẫn đến nói dối có thể rất khác so với những gì chúng cố gắng che giấu hoặc tránh né khi còn nhỏ. Ví dụ, thay vì nói dối về bài tập về nhà, chúng có thể nói dối về việc trốn học.

click icon Tham khảo thêm: ADHD và suy nghĩ viễn vông

Nguyên nhân khiến thanh thiếu niên mắc ADHD thường xuyên nói dối

Với thanh thiếu niên, tình huống dẫn đến nói dối có thể rất khác so với những gì chúng cố gắng che giấu hoặc tránh né khi còn nhỏ. Ví dụ, thay vì nói dối về bài tập về nhà, chúng có thể nói dối về việc trốn học.

Thanh thiếu niên mắc ADHD có nhiều khả năng tham gia vào hành vi nguy hiểm hơn những thanh thiếu niên khác. Rắc rối với chức năng điều hành cản trở việc sử dụng phán đoán tốt và khiến thanh thiếu niên mắc ADHD trở nên bốc đồng hơn.

click icon Tham khảo thêm: Thanh thiếu niên ADHD và nói dối

Bố mẹ nên làm gì?

Khi trẻ có thể giải quyết nhiệm vụ và làm tốt, trẻ sẽ ít có lý do để nói dối hơn. Việc kiểm soát các triệu chứng ADHD giúp trẻ dễ dàng lập kế hoạch, tổ chức, tập trung và theo dõi những gì mình đang làm. 

Điều quan trọng là gia đình và chuyên gia y tế phải cùng nhau tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho từng trẻ. Có thể bao gồm thuốc men và liệu pháp hành vi.

Ngoài ra, những thách thức của ADHD có thể khiến trẻ cảm thấy tệ về bản thân và mất tự tin. Tiếp cận trẻ bằng sự đồng cảm có thể thúc đẩy lòng tự trọng của trẻ và khiến trẻ cảm thấy an toàn khi mọi thứ không diễn ra tốt đẹp. Điều đó có thể làm giảm việc nói dối. 

Mẹo nhanh cho bố mẹ

Mẹo 1: Đừng xem lời nói dối của con là nhắm vào mình

Hãy nhớ rằng khi trẻ mắc chứng ADHD nói dối, chúng thường không cố ý thách thức hoặc thiếu tôn trọng bạn. Chúng có thể đang gặp khó khăn khi thực hiện một chuỗi nhiệm vụ hoặc chúng đang ở trạng thái bốc đồng.
 

Mẹo 2: Giúp con xóa bỏ nỗi xấu hổ khi nói dối

Đừng bào chữa cho lời nói dối, nhưng hãy cho con thấy bạn hiểu rằng có điều gì đó khiến con phải nói dối. Hãy nói, "Nghe có vẻ như con đang phải vật lộn. Mình thử cùng nhau xem thử điều gì khiến con nói dối và làm cách nào để mình không nói dối nữa nhé."
 

Mẹo 3: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lời nói dối

Chuyện gì đã xảy ra ngay trước khi nói dối? Hãy nói về những gì đã xảy ra và giúp trẻ nhận ra điều gì đã sai. Sau đó, hãy giúp trẻ động não để tìm cách xử lý mọi việc theo cách khác vào lần tới.
 

Mẹo 4: Đừng hỏi — hãy kiểm tra

Loại bỏ cơ hội nói dối bằng cách kiểm tra xem con đã làm những gì được bảo chưa, thay vì yêu cầu con phải làm. Nếu trẻ không làm, hãy nhắc trẻ và hỏi xem trẻ có cần giúp đỡ không.
 

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "ADHD and lying: Why kids with ADHD might lie a lot (understood.org)".

Nguồn tin: understood.org

Xem thêm các tin khác

Giúp trẻ AHDH xây dựng lòng tự trọng

Giúp trẻ AHDH xây dựng lòng tự trọng

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây