en ko vi

Thanh thiếu niên ADHD & Nói dối

24/06/2024
Không phải tất cả thanh thiếu niên mắc ADHD đều có vấn đề nói dối. Thực tế, một số trẻ em trung thực một cách cưỡng chế, điều này có thể tạo ra một vấn đề khác. Nhưng đối với nhiều trẻ, nói dối là hành vi bắt đầu từ khi còn nhỏ. Nó có thể trở nên khó khăn hơn khi các em bước vào tuổi vị thành niên.

thanh thieu nien adhd noi doi 01

Trẻ vị thành niên ADHD và những rủi ro mới

Tuổi vị thành niên có thể là thời gian để trải nghiệm những điều mới mẻ, từ việc tham gia các buổi đi chơi cùng bạn bè cho đến những hoạt động tự phát. Đây cũng là thời điểm trẻ vị thành niên thường có xu hướng thích trải nghiệm những điều mới mẻ nhưng nguy hiểm như thuốc lá, rượu bia hoặc các thực hiện các hành vi rủi ro khác. Vì vậy, trẻ có thể có nhiều điều cần phải giấu giếm, giữ bí mật, che đậy hoặc nói dối. Điều đó bao gồm bất cứ điều gì trẻ đã làm và hậu quả của nó, chẳng hạn như việc lái xe khi chưa đủ tuổi hoặc điều khiển xe vượt tốc độ cho phép.
 

Trẻ nói dối để che giấu các triệu chứng của ADHD

Một số trẻ em mắc ADHD có thể nói dối thường xuyên hơn bạn bè cùng trang lứa. Điều này có thể một phần là do gặp rắc rối với khả năng tập trung. Nói dối cũng là một cách để che giấu những thách thức liên quan đến các triệu chứng ADHD

Tại sao trẻ vị thành niên ADHD lại nói dối

Trẻ vị thành niên mắc ADHD không chỉ che giấu những hành vi mà mình đã thực hiện. Đôi khi trẻ không nói sự thật cả về những điều xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Đây thường là những sự kiện hoặc tình huống bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng ADHD, đặc biệt là trường học và bài tập về nhà.

Giả sử con bạn gần đây đã tham gia một bài kiểm tra toán. Khi bạn hỏi con bạn làm như thế nào, con bạn nói rằng con bạn được 8. Tuần tới, con bạn dọn sạch cặp sách và bạn thấy rằng con bạn thực sự được 5. Tại sao con bạn lại nói dối về điều đó? Bạn chưa bao giờ trừng phạt con bạn vì điểm kém. Và con bạn phải biết bạn có thể dễ dàng tìm ra sự thật như thế nào.
 

Đôi khi trẻ không cố tình nói dối

Con bạn có thể thực sự không nhớ điểm số, hoặc thậm chí không nhớ rằng có một bài kiểm tra vào ngày hôm đó. Nhưng che giấu sự thật cũng có thể giúp bù đắp những cảm xúc tiêu cực như xấu hổ hoặc sợ thi rớt môn học.​

Khả năng tập trung và kiểm soát hành động

Thanh thiếu niên mắc ADHD gặp khó khăn về khả năng tập trung và kiểm soát hành động. Các bạn thường đấu tranh với việc kiểm soát bản thân và suy nghĩ về hậu quả. Điều đó có thể khiến chúng nói dối thường xuyên.

Hãy tưởng tượng con bạn nói với bạn rằng nó sẽ đến nhà bạn của nó để học nhóm. Nhưng sau đó nó lại đi chơi với bạn bè mà không xin phép bạn trước. Nó không nghĩ rằng sẽ có chuyện gì đó có thể xảy ra để lộ ra lời nói dối của nó. Ví dụ như một người bạn bị tai nạn xe, hoặc có ai đó bị ngộ độc nhập viện khi dùng rượu giả.

Trẻ vị thành viên mắc ADHD thường có suy nghĩ không thực tế - tin rằng sẽ không có gì xấu xảy ra nếu chúng phá vỡ các quy tắc, hoặc chúng sẽ không bị bắt. Thực tế, chúng có vẻ nói dối nhiều hơn vì chúng bị phát hiện nói dối thường xuyên hơn.

Đôi khi, thanh thiếu niên mắc ADHD có thể thực sự không chắc chắn điều gì là đúng và điều gì không. Điều đó cũng liên quan đến các vấn đề về kiểm soát hành động của chúng. Ví dụ, một học sinh trung học có thể nghĩ rằng mình đã yêu cầu giáo viên viết thư giới thiệu đại học như các bạn đồng trang lứa, trong khi bản thân vẫn chưa thể sắp xếp các việc của cá nhân như lịch sinh hoạt ngoại khoá, lịch học kỹ năng,... 

Hậu quả của việc nói dối

Điểm kém. Hành vi rủi ro. Đi muộn và vắng mặt. Các vấn đề của tuổi vị thành niên có thể có hậu quả nghiêm trọng hơn khi trẻ em chuyển sang trường trung học.

Có những mối lo ngại khác khiến việc nói dối trở thành vấn đề lớn hơn ở độ tuổi này. Trẻ vị thành niên mắc ADHD có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn, chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm. Nếu chúng đang hút thuốc hoặc dùng chất có cồn và nói dối về điều đó, chúng có thể đang làm điều đó để tự chữa bệnh cho mình. Điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu của lo lắng và trầm cảm.
 

Xu hướng nói dối

Trẻ vị thành niên mắc ADHD có xu hướng né tránh đối phó với các vấn đề của mình, nói dối để che đậy những lời nói dối. Nếu chu kỳ này không bị phá vỡ, nói dối gần như có thể trở thành một lối sống.​

Làm thế nào khi con nói dối

Giúp trẻ vị thành niên hiểu tại sao chúng nói dối thường xuyên và sự ảnh hưởng của những lời nói dối là như thế nào cho sức khỏe và sự trưởng thành của chúng.

► Không chỉ chấp nhận nói dối là ổn. Hãy đảm bảo con bạn hiểu cảm giác của bạn về hành vi đó và tại sao bạn lo lắng về hậu quả của việc nói dối.

► Không coi đó là sự phản bội. Nói dối không phải là hành động chống lại bạn với tư cách là cha mẹ. Đó là một định nghĩa sai lầm. Chỉ cần bạn chú tâm nhiều hơn vào nội dung của lời nói dối là được.

► Dự đoán những điều con bạn có nhiều khả năng nói dối nhất. Giữ một cuộc đối thoại cởi mở về những vấn đề này để bạn có thể giúp con bạn tìm ra các chiến lược và nhận được sự hỗ trợ.

► Cung cấp "bằng chứng" cho lời nói dối. Trẻ vị thành niên mắc ADHD có thể tiếp tục nói dối, hy vọng một cách phi thực tế rằng nó bằng cách nào đó sẽ trở thành sự thật hoặc vấn đề sẽ biến mất. Hãy cho con bạn xem bằng chứng về những gì thực sự đã xảy ra - có thể là tin nhắn mà giáo viên gửi về bài tập hoặc hình ảnh của buổi đi chơi không có sự cho phép của người lớn.

► Loại bỏ sự xấu hổ khi nói dối. Đừng bào chữa cho lời nói dối, nhưng hãy cho con bạn biết bạn hiểu điều gì dẫn đến nó:”Hình như con đang gặp khó khăn. Trước tiên, ba mẹ và con sẽ cùng xem con đã phải trải qua những chuyện gì. Sau đó, mình cùng nhau tìm cách để giúp con xử lý mọi chuyện.”

► Đừng coi việc uống rượu hoặc dùng ma túy là hành vi "bình thường" của tuổi vị thành niên. Hãy đối chất với con bạn về điều đó. Trao đổi về những gì đang xảy ra và những lý do có thể dẫn đến việc sử dụng rượu hoặc ma túy.

Có thể bạn sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn việc nói dối. Nhưng bạn có thể giúp con bạn hiểu rằng nói dối sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
 

Lưu ý chung

► Thanh thiếu niên mắc ADHD thường nói dối về trường học và bài tập về nhà.
► Thanh thiếu niên mắc ADHD nói chung không nói dối để chống đối, mà là để đối phó với những thách thức của chúng.
► Hãy cố gắng tập trung vào điều gì dẫn đến lời nói dối thay vì bản thân lời nói dối.​

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "Teens with ADHD and lying (understood.org)".

Nguồn tin: understood.org

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây