Sự khác biệt về dấu hiệu nhận biết giữa ADHD (tăng động giảm chú ý) và ASD (tự kỷ)
Định nghĩa ADHD & ASD
ADHD (Tăng động giảm chú ý) |
ASD (Tự kỷ) |
---|---|
► Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention-deficit/hyperactivity disorder) là một tình trạng rối loạn phát triển thần kinh khiến trẻ khó tập trung, chú ý, khó ngồi yên và khó khăn trong việc kiềm chế sự bốc đồng. ► Các triệu chứng của ADHD thường xuất hiện trước 12 tuổi và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành. |
► Rối loạn phổ tự kỷ (ASD - Autism Spectrum Disorder) thường được mọi người gọi là "tự kỷ", là một thuật ngữ chung cho một nhóm các rối loạn phát triển thần kinh, là một rối loạn bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại, thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. ► Các triệu chứng của ASD thường xuất hiện trước 3 tuổi. |
Tham khảo thêm: Rối loạn phổ tự kỷ là gì? Lịch sử của chứng rối loạn phổ tự kỷ.
So sánh các dấu hiệu nhận biết ADHD & ASD
ADHD (Tăng động giảm chú ý) |
ASD (Tự kỷ) |
---|---|
► Não cá vàng, mất tập trung hoặc hay mơ mộng: Trẻ thường xuyên quên đồ, không chú ý đến bài giảng hoặc hay thả hồn vào suy nghĩ viễn vông. ► Có vẻ như không lắng nghe và gặp khó khăn trong việc tuân theo hướng dẫn: Trẻ có thể nhìn hướng khác khi nói chuyện, không tiếp thu được đầy đủ thông tin và gặp khó khăn trong việc làm theo chỉ dẫn |
► Tránh giao tiếp bằng mắt và/hoặc tiếp xúc cơ thể: Trẻ ít nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện và không thích người khác chạm vào người mình. ► Trẻ chậm nói (hoặc không nói) hoặc chỉ lặp đi lặp lại các cụm từ: Trẻ có thể bắt đầu nói muộn hơn so với trẻ cùng tuổi, vốn từ hạn chế hoặc có xu hướng lặp đi lặp lại những cụm từ quen thuộc. |
► Dễ nổi cáu, thiếu kiểm soát hành vi: Trẻ thường xuyên cáu gắt, dễ dàng "nổi nóng" do thất vọng hoặc không kiềm chế được cảm xúc. | ► Dễ dàng "bị quá tải" do các vấn đề về xử lý giác quan, lo lắng, bực bội hoặc khó khăn trong giao tiếp: Trẻ thường xuyên có những phản ứng tiêu cực dữ dội do quá tải về thông tin từ môi trường xung quanh, cảm thấy lo lắng, không diễn đạt được mong muốn của mình. |
► Gặp khó khăn trong việc tổ chức và hoàn thành nhiệm vụ: Trẻ lộn xộn, không biết sắp xếp đồ đạc, thường xuyên bỏ dở việc giữa chừng. ► Khó tập trung vào bài tập (trừ khi hoạt động đó rất thú vị): Trẻ chỉ tập trung khi làm việc mình thích, còn những việc khác thì không thể kiên trì. |
► Quấy khóc khi có sự thay đổi trong thói quen: Trẻ thích sự lặp lại và có thể phản ứng tiêu cực khi có sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. |
► Gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội: Trẻ ngại giao tiếp, không biết cách tham gia vào các hoạt động nhóm. | ► Gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội: Trẻ ngại giao tiếp, không biết cách tham gia vào các hoạt động nhóm. |
► Không thể ngồi yên trong các hoạt động yên tĩnh: Trẻ hiếu động, không ngồi yên một chỗ trong các giờ học yên tĩnh hoặc trong khi ăn cơm. ► Không biết cách chờ đến lượt: Trẻ nóng vội, không biết kiên nhẫn chờ đến lượt mình. |
► Dùng những cử động cơ thể lặp đi lặp lại để tự trấn an: Trẻ có thể hay lắc lư người, vỗ tay hoặc có những hành động lặp đi lặp lại khác để cảm thấy thoải mái hơn. ► Có sở thích bị ám ảnh và lặp đi lặp lại: Trẻ có thể bị thu hút mãnh liệt bởi một số chủ đề nhất định và lặp đi lặp lại các hoạt động liên quan đến chủ đề đó. |
► Luôn luôn hoạt động hoặc di chuyển; ngọ nguậy và nghịch mọi thứ: Trẻ luôn chân luôn tay, ưa nghịch ngợm và không chịu ngồi yên. | ► Luôn luôn hoạt động hoặc di chuyển; ngọ nguậy và nghịch mọi thứ: Trẻ luôn chân luôn tay, ưa nghịch ngợm và không chịu ngồi yên. |
► Hay ngắt lời người khác, nói những điều không phù hợp và gặp khó khăn trong việc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ: Trẻ không biết lắng nghe người khác nói, xen ngang vào cuộc trò chuyện và không hiểu được cử chỉ, biểu cảm của người khác. |
► Có khả năng ngôn ngữ vượt trội nhưng gặp khó khăn trong việc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ: Trẻ có thể nói rất giỏi nhưng lại không hiểu được cử chỉ, biểu cảm của người khác. ► Khó khăn trong việc thấu hiểu cảm xúc của người khác và chính mình: Trẻ không biết người khác đang cảm thấy như thế nào và bản thân cũng không diễn đạt được cảm xúc của mình. |
► Quá nhạy cảm với các kích thích giác quan: Trẻ có thể cảm thấy khó chịu với tiếng ồn, ánh sáng, mùi vị, cảm giác chạm hoặc vị của đồ ăn. | ► Quá nhạy cảm với các kích thích giác quan: Trẻ có thể cảm thấy khó chịu với tiếng ồn, ánh sáng, mùi vị, cảm giác chạm hoặc vị của đồ ăn. |
► Hành động thiếu suy nghĩ và không hiểu hậu quả: Trẻ thường làm trước khi nghĩ, không lường trước được những rắc rối có thể xảy ra. ► Chơi quá thô bạo và mạo hiểm: Trẻ hiếu động, thích chơi những trò nguy hiểm và không biết cân nhắc đến sự an toàn. |
► Khó khăn trong việc nhận biết nguy hiểm: Trẻ không ý thức được những tình huống nguy hiểm tiềm ẩn. |
Tác động của ADHD và ASD đến đời sống của trẻ
ADHD (Tăng động giảm chú ý) |
ASD (Tự kỷ) |
---|---|
► Kết bạn: Khó khăn trong việc tuân theo các quy tắc xã hội có thể khiến trẻ em gặp khó khăn trong việc kết bạn và giữ mối quan hệ bạn bè. |
► Kết bạn: Trẻ có thể không biết cách làm quen, tham gia các trò chơi cùng bạn hoặc duy trì các mối quan hệ bạn bè. |
► Giao tiếp với người khác: Trẻ có thể bị nhắc nhở nhiều lần vì hành động không đúng hoặc vì không chú ý, điều này ảnh hưởng đến lòng tự trọng và động lực của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình "xấu" hoặc "không tốt". |
► Giao tiếp với người khác: Trẻ có thể khó khăn trong việc hiểu cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của người khác. Trẻ có thể bỏ lỡ những tín hiệu quan trọng về cảm xúc và ý định của người khác thông qua biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ hoặc giọng nói. |
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài "The difference between ADHD and autism(understood.org)".
Nguồn tin: understood.org
Xem thêm các tin khác
5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ
Mọi trẻ em đều có điểm mạnh và điểm yếu. Việc tập trung vào những điều không tốt...
Các loại điểm mạnh ở trẻ em
Trẻ em có nhiều loại điểm mạnh khác nhau, không chỉ là điểm mạnh về học tập. Đôi...
Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em
Người lớn thường biết rằng việc khen ngợi trẻ rất quan trọng. Nhưng điều còn ý...