en ko vi

Một số đặc điểm thường gặp ở người mắc chứng tự kỷ (ASD)

24/10/2022
Người mắc chứng tự kỷ có thể có một hoặc một vài đặc điểm trong số các đặc điểm sau:



Tư duy nâng cao

Những người mắc tự kỷ (ASD) có thể rất sáng dạ và rất có động lực bởi khát vọng nội tại là nắm vững một chủ đề. Đôi khi họ có thể có những mối quan tâm rất lớn và có thể trở thành những chuyên gia trong các lĩnh vực đó. Ngay cả những ai có kết quả rất cao trong kiểm tra khả năng nhận thức vẫn có thể gặp khó khăan ở nhiều lĩnh vực như:

  • Tư duy trừu tượng
  • Nắm thông tin toàn cảnh
  • Lọc ra thông tin nào không quan trọng
  • Tổ chức
  • Lập kế hoạch
  • Giải quyết vấn đề
  • Áp dụng những gì họ đã học vào một môi trường khác
     

Chậm phát triển chung (GDD)

Chẩn đoán này được cung cấp khi trẻ nhỏ bị chậm phát triển ở đa lĩnh vực khác nhau (chẳng hạn như giao tiếp, kỹ năng vận động tinh tế, hoặc kỹ năng độc lập điển hình theo độ tuổi). "Chung" đơn giản là tình trạng chậm phát triển có thể được thấy ở hầu hết các lĩnh vực khả năng của trẻ. Chẩn đoán này là dành cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống.

Khuyết tật trí tuệ (ID)

Nếu một người có chỉ số IQ thấp (số đo về khả năng tinh thần) và "các kỹ năng sống" của họ bị chậm phát triển đáng kể sau 6 tuổi, trường hợp này được gọi là Khuyết Tật Trí Tuệ. ID phải được chẩn đoán trước 18 tuổi, và bao gồm những người có những giới hạn đáng kể trong khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (chẳng hạn như tự chăm sóc và giao tiếp), cũng như trong các khả năng tinh thần chung là lý luận, lập kế hoạch, và giải quyết vấn đề.

Lo âu và trầm cảm

Một số người mắc tự kỷ (ASD) cũng mắc chứng lo âu và/hoặc trầm cảm. Trường hợp này thường gặp hơn khi trẻ lớn hơn và có nhận thức xã hội hơn. Những kỳ vọng xã hội cũng tăng theo độ tuổi do đó có thể khó bắt kịp bạn bè hơn nữa.

Sự căng thẳng của tình trạng này có thể tích lũy theo thời gian và làm cho một người dễ bị tổn thương bởi cảm giác thường xuyên lo lắng hoặc tuyệt vọng. Những thay đổi tâm trạng và hành vi có vấn đề phải được thảo luận với các nhà trị liệu và các bác sĩ chính.

Các rối loạn di truyền

Một số người mắc tự kỷ (ASD) như một phần của một rối loạn di truyền, chẳng hạn như Hội Chứng Gãy Nhiễm Sắc Thể X. Những người khác có thể có chẩn đoán kép mắc ASD với một hội chứng khác như Hội Chứng Down. Việc xét nghiệm rối loạn di truyền được xem là phương pháp hiệu quả nhất đối với những người có chẩn đoán ASD. Nó sẽ không làm thay đổi chẩn đoán ASD, nhưng nó có thể giúp giải thích lý do tại sao một người có những khó khăn này hoặc cho thấy rằng các bệnh trạng khác cần phải được theo dõi. Nó cũng có thể giúp ích trong việc kế hoạch hóa gia đình và hiểu được liệu những người khác trong gia đình có thể có nguy cơ di truyền một hội chứng cho các con của họ hay không.

Các rối loạn dạ dày/ ruột và ăn uống

Một số người mắc tự kỷ (ASD) cho biết có gặp các vấn đề về dạ dày/ ruột (GI) hoặc các vấn đề về dạ dày. Trẻ em và người trưởng thành mắc ASD đôi khi rất kén ăn và có thể gặp tình trạng khó nuốt hoặc thậm chí là khó chịu đựng thức ăn nhất định trong miệng. Trẻ mắc ASD có thể có những vấn đề như táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính. Những khó khăn này phải được thảo luận với các nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị để chúng có thể được giải quyết càng sớm càng tốt. Điều này có thể gồm có giấy giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa GI, phòng điều trị ăn uống/ nuốt hoặc trị liệu hỗ trợ bao gồm hoạt động trị liệu hoặc âm ngữ trị liệu.

Các vấn đề về giấc ngủ

Nhiều người mắc tự kỷ (ASD) gặp tình trạng khó đi ngủ và/hoặc khó ngủ vào ban đêm. Điều này có thể là rất khó khăn đối với cả gia đình. Nếu quý vị hoặc con quý vị gặp tình trạng khó ngủ, hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị về những việc quý vị có thể làm để giúp ích, có thể là bao gồm các biện pháp can thiệp hành vi, điều trị y tế, hoặc nghiên cứu giấc ngủ.

Nguồn tin: ASD Handbook (OSHU.EDU)

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây