en ko vi

Nội cảm thụ (interoception) và rối loạn xử lý giác quan ở trẻ tự kỷ

02/06/2023
Nội cảm thụ là một giác quan ít được chúng ta biết đến, tuy nhiên nó là một cơ quan quan trọng giúp chúng ta hiểu và cảm nhận những gì đang diễn ra bên trong cơ thể mình. Trẻ tự kỷ thường có vấn đề với nội thụ cảm. Các em sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận cảm giác và đáp trả những cảm giác bên trong như đói, no, nóng, lạnh hoặc khát. Đây là nguyên nhân gây ra những tình trạng kém nhạy cảm hoặc nhảy cảm quá mức, từ đó dẫn đến những hành vi bất thường.
nội cảm thụ

Nội cảm thụ là gì?

Nội cảm thụ bao gồm các thụ thể nằm ở các cơ quan bên trong cơ thể như bàng quang, dạ dày, tim, phổi, cơ, da và thậm chí cả nhãn cầu. Giác quan này luôn hoạt động tích cực để giám sát cơ thể bằng cách thu nhận cảm giác từ các cơ quan bên trong cơ thể 

Ví dụ:

Nội cảm thụ ở dạ dày sẽ thu thập thông tin như trống rỗng, no, đầy hơi, buồn nôn. Sau đó gửi thông tin đến não giúp chúng ta xác định những cảm giác này. Từ đó, chúng ta có những phản ứng phù hợp. Nội cảm thụ ở tim cho bạn biết tim mình đang đập nhanh hay bạn cần hít thở sâu hơn. Bạn biết mình đói, no, nóng, lạnh, khát, buồn nôn, ngứa hoặc nhột.

Nói tóm lại, nội cảm thụ giúp bạn hiểu và cảm nhận những gì đang diễn ra bên trong cơ thể bạn.

Những vấn đề trẻ tự kỷ gặp phải, khi bị rối loạn nội cảm thụ 

Những đứa trẻ gặp vấn đề với nội cảm thụ thường gặp khó khăn trong việc nhận diện cảm xúc bên trong của chính mình. Trẻ không thể cảm nhận và giải thích những cảm giác bên trong cơ thể, nên không thể phản ứng với những cảm xúc bên trong cơ thể một cách phù hợp.

Trẻ có thể không “cảm thấy” sợ hãi vì chúng không nhận ra rằng cơ bắp của chúng đang căng, hơi thở nông và tim đập thình thịch.

Khi chúng ta khát, chúng ta biết phải uống nước. Khi chúng ta cảm nhận rằng bàng quang của mình đầy, chúng ta có thể đi vệ sinh. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ bị rối loạn nội cảm thụ sẽ không biết khi nào chúng cảm thấy đau hoặc khi bàng quang đầy. Ngứa có thể giống như đau hoặc đau có thể giống với cảm giác nhột.

Hoặc các em có thể không biết tại sao mình cảm thấy bực bội và có thể rơi vào khủng hoảng. Những đứa trẻ phải vật lộn với những vấn đề này thường không xác định được nguồn gốc thực sự của sự khó chịu.

Những đứa trẻ bị rối loạn nội cảm thụ có thể phản ứng theo hai hướng dưới đây:

► Phản ứng thái quá với tín hiệu cảm giác: Ở trường hợp này, các em thường có xu hướng nhạy cảm với các tín hiệu cảm giác bên trong cơ thể và thường phản ứng một cách thái quá. Chẳng hạn, các em có thể ăn nhiều hơn những bạn khác để tránh cảm giác đói. Các em cũng có thể đi vệ sinh thường xuyên hơn mức cần thiết vì các em không thích cảm giác bàng quang đầy.

► Phản ứng kém với tín hiệu cảm giác: Trường hợp này, các em thường có xu hướng không tiếp nhận được các tín hiệu cảm giác bên trong cơ thể, nên thường kém phản ứng, để phù hợp với các tín hiệu cảm giác. Trẻ có thể ít đi vệ sinh hoặc tè dầm thường xuyên hơn. Hoặc trẻ có thể ít ăn uống hơn những bạn khác vì các em không cảm thấy đói hoặc khát.

Làm thế nào để giúp trẻ bị rối loạn nội cảm thụ?

Cách trị liệu liên quan đến nội cảm thụ không nhiều như các cách trị liệu liên quan đến những vấn đề về xử lý giác quan khác. Các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu những kỹ thuật có thể giúp những đứa trẻ bị rối loạn nội cảm thụ. Một số chuyên gia cho rằng các hoạt động chánh niệm như thiền có thể giúp trẻ nhận thức rõ hơn về các cảm giác bên trong cơ thể.  Hoạt động này có thể được thực hiện 2-3 lần một ngày, trong ít nhất 8 tuần. Sẽ rất hữu ích nếu chúng ta xây dựng hoạt động thiền thành thói quen hàng ngày, chẳng hạn như thiền vào đầu vào buổi sáng, hoặc ngay trước khi ra khỏi nhà hay ngay trước khi đi ngủ.

"Làm việc nặng" và chế độ ăn hợp lý cũng có thể hữu ích. 
 

"Làm việc nặng" (Heavy work) là những hoạt động liên quan đến hoạt động đẩy và kéo giãn cơ thể. Ví dụ như hoạt động nhảy trên tấm bạt lò xo hoặc đu xà trên sân chơi, hay như hoạt động bơi lội hoặc hút bụi ở nhà. Với những hoạt động đó, các cơ trong cơ thể được đẩy và kéo giãn.

click icon  Tham khảo:

- Rối loạn xử lý giác quan/ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) ở người tự kỷ

- Cảm thụ bản thể, rối loạn xử lý giác quan và liệu pháp "làm việc nặng"


Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể nhờ sự hỗ trợ của công nghệ để theo dõi các hoạt động bên trong cơ thể như sử dụng:

Đồng hồ thông minh: dùng để đo nhịp tim

► Ứng dụng thời tiết: ứng dụng thời tiết thường có tính năng cho biết nhiệt độ của môi trường, nhờ đó trẻ bị rối loạn nội cảm thụ có thể biết là mình nên mặc thêm quần áo để giữ ấm hay cởi bớt áo để làm mát cơ thể.

Sử dùng biểu đồ Hydrat hóa để kiểm tra tình trạng nước tiểu và dùng thang phân Bristol để kiểm tra phân

► Sử dụng ứng dụng trên điện thoại để nhắc trẻ uống nước 


Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "Interoception and sensory processing issues: What you need to know" và bổ sung thêm thông tin từ nhiều nguồn uy tín khác.

Nguồn tin: understood.org

Xem thêm các tin khác

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

ADHD và chia sẻ quá mức

ADHD và chia sẻ quá mức

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây