en ko vi

Các triệu chứng của tăng động giảm chú ý (ADHD) theo độ tuổi

31/05/2024
Nhận biết các triệu chứng ADHD không phải lúc nào cũng dễ dàng. Một phần là vì thỉnhh thoảng ai cũng có thể có những hành động giống như ADHD. Tuy nhiên, trẻ em và người lớn mắc ADHD gặp khó khăn nhiều hơn trong việc kiểm soát các hành vi tăng động giảm chú ý so với những người bình thường ở cùng độ tuổi. 
Triệu chứng ADHD theo độ tuổi
 

Tổng quan về các triệu chứng ADHD

Một cách tổng quan, khi mắc chứng ADHD thì cả trẻ em và người lớn thường sẽ gặp khó khăn với:

 Tập trung: Dễ mất tập trung, khó tập trung vào một việc trong thời gian dài.

 Kiểm soát hành vi theo ý muốn: Thường xuyên hành động theo cảm xúc nhất thời, khó kiềm chế bản thân.

 Quản lý cảm xúc: Dễ dàng bộc phát cảm xúc thái quá, khó khăn trong việc điều hòa cảm xúc.

 Ghi nhớ: Hay quên, khó nhớ các thông tin, chỉ dẫn.

 Bắt đầu hoặc hoàn thành nhiệm vụ: Dễ trì hoãn, khó khăn trong việc bắt đầu hoặc hoàn thành các công việc được giao.

Một số người mắc ADHD thường hiếu động thái quá. Các dấu hiệu của ADHD có thể khác nhau ở các độ tuổi khác nhau. 

Triệu chứng ADHD ở trẻ dưới 8 tuổi

 Khó khăn trong việc tuân theo hướng dẫn: Ví dụ, trẻ không nghe lời nhắc nhở "mang balo" hay "ngồi yên khi cô giáo giảng bài".

 Thường xuyên đứng dậy, ngọ nguậy hoặc nói chuyện trong các hoạt động yên tĩnh: Chẳng hạn như giờ đọc truyện, xem tivi hoặc xếp hình.

 Làm việc vội vàng, không cẩn thận: Ví dụ, viết nguệch ngoạc hoặc đổ đầy ngũ cốc tràn ra bát.

 Lấy đồ của người khác mà không xin phép: Ví dụ, lấy ảnh trên bàn giáo viên hoặc bánh kẹo trong cửa hàng.

 Khó nhớ những gì giáo viên vừa dạy: Ví dụ, trẻ không nhớ 2 cộng 2 bằng 4.

 Dễ dàng nổi cáu hoặc tức giận vì những chuyện nhỏ: Ví dụ, làm đổ nước hoặc không bắt được bóng.

Triệu chứng ADHD ở trẻ dưới 13 tuổi

 Trì hoãn nhiệm vụ: Ví dụ, trẻ thường xuyên trì hoãn việc viết bài luận.

 Làm bài vội vàng: Trẻ thường hoàn thành bài tập ở trường một cách vội vàng, ẩu tả.

 Bài tập lộn xộn và nhiều lỗi chủ quan: Bài nộp của trẻ thường lộn xộn, chữ viết nguệch ngoạc và mắc nhiều lỗi sai sót.

 Làm việc chậm chạp và không hoàn thành trong thời gian hợp lý: Trẻ mất nhiều thời gian để hoàn thành bài tập nhưng vẫn không xong.

 Đùa giỡn trong lớp và cố gắng thu hút sự chú ý: Trẻ thường đùa nghịch, phá rối trong lớp học để mong mọi người chú ý đến mình.

 Bồn chồn trong các chuyến đi thực tế: Trẻ dễ cảm thấy bồn chồn, khó tập trung trong các chuyến đi dã ngoại hoặc tham quan nếu hoạt động không đủ thú vị.

 Nói hoặc làm việc mà không suy nghĩ hậu quả: Trẻ thường xuyên nói hoặc làm theo cảm xúc nhất thời mà không suy nghĩ đến hậu quả.

 Khó khăn trong việc tuân theo hướng dẫn phức tạp: Trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hướng dẫn có nhiều bước.

Triệu chứng ADHD ở thanh thiếu niên và người trưởng thành

 Khó khăn trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và hoàn thành các việc quan trọng: Gặp khó khăn trong việc xác định việc nào cần làm trước, việc nào cần làm sau và thường bỏ dở các công việc quan trọng.

 Hay quên ghi chép bài tập hoặc nhớ hạn nộp bài: Thường xuyên quên không chép bài tập về nhà hoặc quên các ngày kiểm tra, nộp bài.

 Dễ mất tập trung và cần đọc lại thông tin hoặc yêu cầu người khác lặp lại lời nói: Thường "mơ màng" trong giờ học, không tập trung nghe bài, sau đó cần đọc lại bài giảng hoặc yêu cầu bạn bè nhắc lại những gì giáo viên đã nói.

 Dễ dàng bị sao nhãng bởi những thứ không quan trọng: Mất tập trung khi làm bài tập bởi những thứ xung quanh dù không liên quan đến bài vở.

 Khó khăn trong việc kết bạn: Có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hòa đồng với các bạn cùng lớp.

 Liều lĩnh mà không suy nghĩ đến hậu quả: Thường xuyên có những hành động mạo hiểm mà không suy nghĩ đến những nguy hiểm tiềm ẩn.

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc cùng tên "ADHD symptoms at different ages (understood.org)".

Nguồn tin: understood.org

Xem thêm các tin khác

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây